Bạn đang xem bài viết Thực hư những cách thử son có chì, liệu có chính xác? tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một trong những vấn đề khiến chị em lo lắng nhất khi lựa chọn son chính là thử xem son có chì không để có thể an tâm sử dụng lên môi. Dạo quanh một vòng Google, có vô vàn cách thử chì trong son, nhưng liệu những cách đó có đúng hay không? Hãy cùng tìm hiểu và phân tích kỹ càng những cách thử son có chì xem chúng có hiệu quả hay không nhé!
Phân tích những cách thử son và chì phổ biến hiện nay
Hiện nay có 3 cách thử son và chì được mọi người truyền tai nhau. Thực hư 3 cách này có đúng hay không, cùng phân tích nhé.
Thử chì trong son bằng vàng/bạc
Thử chì trong son bằng cách này hiện nay vô cùng phổ biến. Bạn chỉ cần quệt son lên tay rồi dùng vàng hoặc bạc chà lên vết son đó, nếu son đổi màu thành đen chứng tỏ trong son có chì. Và nếu thấy vết chà càng đen chứng tỏ son đó chứa rất nhiều chì.
Tuy nhiên, cách trên đã được Viện trưởng Viện Đá quý – Vàng và Trang sức Việt Nam Tiến sĩ Phạm Văn Long và nhiều chuyên gia khẳng định là không hề có cơ sở khoa học.
Không chỉ có vàng, nhiều kim loại khác như bạc, đồng, thiếc chà lên vết son vẫn chuyển màu thành đen, điều đó được giải thích là không phải trong son có chì mà nó chứa nhiều titan dioxit, dầu, sáp, chất tạo màu, chất chống nắng,… nên phản ứng với kim loại tạo thành vệt đen.
Không chỉ son, với nhiều mỹ phẩm khác như kem nền, phấn phủ,… khi thử cũng ra kết quả giống như vậy.
Thử chì trong son bằng nước
Cách thử chì trong son bằng nước cũng rất đơn giản và được nhiều người thử áp dụng. Bạn chỉ cần lấy son và thả vào trong nước, nếu son chìm thì chứng tỏ son nhiều chì.
Tuy nhiên cách này cũng không đúng đâu nhé. Bạn biết đấy, trong son chứa nhiều sáp và dầu, sáp để định hình son và dầu để giúp dưỡng ẩm, tạo cho môi mềm mượt hơn. Cả hai thành phần đó có tỷ trọng riêng nhẹ hơn nước nên chắc chắn là nó sẽ nổi trên nước.
Do đó, cách thử bằng nước chỉ có thể khẳng định son ít dưỡng và sáp hay không thôi (ít dưỡng ít sáp thì sẽ chìm dưới nước) chứ không thể chứng minh son nhiều chì được.
Thử chì bằng cách đốt son
Trên mạng còn truyền tai nhau cách thử chì bằng cách lấy son bỏ lên một cái muỗng kim loại rồi đốt cháy ra, thả vào nước, nếu son đã được đốt hoà tan với nước thì chứng tỏ nó không có chì, còn nếu nó đóng váng rồi nổi lên mặt nước thì chứng tỏ nó có chì.
Cách này cũng hoàn toàn không có khoa học. Cũng giống như phần trên, trong son có nhiều sáp và dầu nên dù đốt ra thì nó vẫn nổi được trên nước nhờ sáp và dầu thôi.
Chì trong mỹ phẩm, đặc biệt là trong son môi giúp son giữ màu lâu hơn. Mặc dù cũng có một số tác dụng phụ, tuy nhiên nếu trong liều lượng cho phép thì dùng son môi có chì vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Son có chì có dùng được không?
Theo cuộc kiểm tra của FDA – cơ quan Quản lý Thực phẩm – Dược phẩm Hoa Kỳ, thực hiện trên nhiều cây son lấy từ các hãng son đang lưu hành trên thế giới, kết quả thật bất ngờ – 400 thỏi son chứa chì.
Thỏi son chứa nhiều chì nhất được phát hiện trong nghiên cứu đó chính là Color Sensational 125 Pink Petal của Maybelline với hàm lượng chì phát hiện là 7,19ppm, giới hạn chì tối đa được phép sử dụng trong mỹ phẩm là 10ppm.
Do đó, chúng ta có thể thấy son chúng ta sử dụng đều có chì, những chúng nằm trong ngưỡng an toàn cho phép. Tuy vậy, chì không chỉ có trong son đâu, nó còn có trong thực phẩm, nước uống và không khí nữa.
Cùng theo dõi những bài toán dưới đây:
Theo như danh sách công bố những thỏi son nhiễm chì, có thỏi MAC màu Impassioned với hàm lượng chì là 0.08ppm, vậy một cây MAC 3g sẽ có 0.00000024 gr chì. Nếu bạn sử dụng thỏi son MAC trong 6 tháng, vậy mỗi ngày bạn sẽ hấp thụ 0.0000004 gr chì.
Bạn có biết tiêu chuẩn của Việt Nam về lượng chì có trong nước sinh hoạt là 0.00005 gr chì / lít nước. Còn tiêu chuẩn hàm lượng chì có trong thực phẩm là 0.000025 gr chì / kg thực phẩm.
Từ bài toán trên, chúng ta có thể thấy hàm lượng chì trong nước và hàm lượng chì trong thực phẩm ở mức chấp nhận được vẫn còn cao hơn so với hàm lượng chì có trong thỏi son MAC Impassioned. Vậy thì hoàn toàn yên tâm về chuyện chì trong son môi rồi nhé!
Tham khảo: Tạm biệt son nhiễm chì với son môi có màu handmade
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có những cái nhìn tổng quan hơn về các cách thử chì trong son cũng như có cái nhìn khác hơn về việc chì ở trong son rồi nhé!
Có thể bạn quan tâm
>> Tự làm son môi ăn được, tại sao không?
>> Bạn đã biết cách phân biệt các loại son môi thông dụng hiện nay chưa?
>> Tác hại từ son môi
Kinh nghiệm hay Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thực hư những cách thử son có chì, liệu có chính xác? tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.