Bạn đang xem bài viết Thủ tục cưới hỏi miền Trung bao gồm những gì? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Đám cưới là một trong những sự kiện trọng đại của đời người, do vậy bạn cần hiểu rõ những phong tục, văn hóa vùng miền của cả hai bên để có thể tổ chức cho đúng mực, giữ hòa khí vui vẻ và đầm ấm. Trong bài viết này Wikihoc.com sẽ cùng bạn tìm hiểu các phong tục cưới hỏi miền Trung nhé!

Tìm hiểu về nghi lễ cưới hỏi

Điểm đặc trưng của cưới hỏi miền Trung là tính đơn giản, không câu nệ vật chất, cũng không nặng lễ nghi như miền bắc, không quá phóng khoáng như miền Nam.

Ngày xưa, các lễ cưới hỏi miền Trung thường có đến 6 bước (nên được gọi là lục lễ), thời gian tiến hành trong 3 năm. Song, ngày nay, việc cưới hỏi đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Nhiều lễ nghi phức tạp, cầu kỳ không còn phù hợp đã được cắt giảm xuống còn 3 bước cơ bản là: lễ dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới. Ngoài ra, lễ hỏi và lễ cưới còn có thể được gộp lại nếu khoảng cách giữa hai nhà không quá xa.

Lễ dạm ngõ

Đây được xem là lễ đơn giản nhất nhưng lại vô cùng quan trọng trong thủ tục cưới hỏi miền Trung. Bởi đây là dịp đánh dấu lần gặp mặt đầu tiên chính thức giữa nhà trai và nhà gái để trao đổi về đám cưới.

Lễ dạm ngõ là lần gặp mặt đầu tiên chính thức giữa nhà trai và nhà gái để trao đổi về đám cướiLễ dạm ngõ là lần gặp mặt đầu tiên chính thức giữa nhà trai và nhà gái để trao đổi về đám cưới

Lễ dạm ngõ được tiến hành khi hai bên trai gái cảm thấy tình yêu đã đủ chín, muốn chính thức về chung một nhà với điều kiện đã thông báo với cha mẹ hai bên và được hai bên đồng ý, tác hợp.

Tại lễ dạm hỏi này, nhà trai sẽ cùng với các con chọn ngày lành tháng tốt, rồi trao đổi thống nhất với nhà gái. Sau khi được bố mẹ cô gái đồng ý, bố mẹ chàng trai và người đại diện của gia đình (thường là những người lớn tuổi, có uy tín trong dòng họ như trưởng họ hoặc người có có vai vế cao hơn bố chú rể) sẽ mang theo một chai rượu và khay trầu sang nhà cô gái.

Một chai (bình) rượu và một khay trầu sẽ được nhà trai mang sang nhà cô gáiMột chai (bình) rượu và một khay trầu sẽ được nhà trai mang sang nhà cô gái

Tại đây, đại diện hai bên gia đình sẽ cùng ngồi lại, bàn bạc để thống nhất các bước tiếp theo trong lễ cưới theo phong tục của vùng miền và yêu cầu của hai bên gia đình.

Lưu ý: Trong trường hợp gia đình ít người hay có hoàn cảnh đặc biệt thì một người lớn, có tiếng nói trong gia đình cùng chàng trai đến nhà gái để thực hiện lễ dạm ngõ là được.

Lễ ăn hỏi (lễ đính hôn)

Về phần lễ ăn hỏi, nếu như ngày xưa thủ tục đám hỏi miền Trung ở một số địa phương cầu kỳ và mang nhiều đặc điểm của văn hóa cung đình Việt Nam thì ngày nay người miền Trung không quá nặng vật chất nhưng rất tôn trọng lễ nghi.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 3: Getting Started Soạn Anh 7 trang 28, 29 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Lễ ăn hỏi miền Trung không quá nặng vật chất nhưng vẫn tôn trọng lễ nghiLễ ăn hỏi miền Trung không quá nặng vật chất nhưng vẫn tôn trọng lễ nghi

Khi chuẩn bị các lễ vật trong lễ ăn hỏi không nên chọn những thứ quá cầu kỳ. Song, mỗi bước trong nghi lễ này đều được thực hiện một cách nghiêm túc, chuẩn mực.

Các lễ vật cần cho lễ ăn hỏi:

Những vật cơ bản cho lễ ăn hỏi bao gồm 5 mâm: Mâm quả trầu cau, mâm quả trà và đôi rượu, mâm bánh kem đính hôn, mâm nem chả, mâm ngũ quả. Trong một số trường hợp, số lượng mâm và lễ có thể được điều chỉnh tùy theo theo từng gia đình.

Các lễ vật cần cho lễ ăn hỏiCác lễ vật cần cho lễ ăn hỏi

Ví dụ, nếu gia đình không muốn sử dụng bánh kem thì có thể thay bằng mâm quả bánh xu xê truyền thống. Nhưng nếu vậy thì mâm bánh xu xê này và mâm nem chả phải có cặp số chẵn.

Ngoài các mâm quả trên, 1 mâm nhỏ thường được nhà trai chuẩn bị để đựng tiền treo. Mâm này gọi là mâm lễ đen và đặt lên bàn thờ nhà gái để kính báo tổ tiên.

Với những gia đình nhà trai khá giả, một khay lễ đựng áo dài và trang sức như vòng vàng, hoa tai vàng… có thể được chuẩn bị thêm cho cô dâu để trong ngày ăn hỏi, cô dâu có thể áo dài mới và đeo trang sức nhà trai đưa tặng rồi mới xuống chào họ hàng hai bên.

Áo dài và trang sức như vòng vàng, hoa tai vàng… có thể được nhà trai chuẩn bị thêm cho cô dâu để trong ngày ăn hỏiÁo dài và trang sức như vòng vàng, hoa tai vàng… có thể được nhà trai chuẩn bị thêm cho cô dâu để trong ngày ăn hỏi

Lưu ý: Ngoài lễ đen, cô dâu cũng có thể được mẹ chồng trao tặng một phong bì gọi là tiền mừng dâu như một cách để thể hiện sự quan tâm của mẹ chồng với nàng dâu mới này.

Trình tự thực hiện các nghi lễ

Các bước tiến hành lễ dạm ngõ

Vào thời gian định sẵn thì nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái và tiến hành lễ dạm hỏi như thăm hỏi, thưa chuyện, ngỏ ý cho đôi trai gái tìm hiểu cho 2 bên gia đình qua lại,…Cụ thể như sau:

  • Nhà trai sẽ đến nhà gái đúng ngày, đứng giờ đã hẹn để tiến hành lễ dạm ngõ.
  • Đại diện bên nhà trai chào hỏi, giới thiệu thành phần tham dự. Vị đại diện trình bày phát biểu và trình bày tại sao đến nhà gái. tiếp đến trình tráp gồm các lễ vật và ngỏ ý để 2 con qua lại và đi đến kết hôn.
  • Đại diện nhà gái cảm ơn, giới thiệu người có mặt bên nhà gái và nhận lễ vật. Sau khi nhà gái đồng ý lời qua lại của nhà trai, cha mẹ cô dâu tương lai dâng trái cây và lễ vật dạm ngõ lên bàn thờ gia tiên, sau đó đôi trẻ sẽ thắp hương để báo cho tổ tiên, cầu mong tổ tiên phù hộ cho cuộc hôn nhân sắp tới.
  • Cả 2 nhà bàn bạc về đám hỏi, đám cưới cùng việc thách cuới, lễ vật ăn hỏi, thời gian tổ chức và thống nhất ý kiến.
  • Kết thúc buổi lễ, dùng bữa cơm thân mật tại nhà.

Các bước tiến hành lễ hỏi

Không giống như lễ dạm ngõ, lễ hỏi có quy mô lớn hơn nhiều. Lúc này, cả đoàn nhà trai sẽ đến nhà gái và khách mời của nhà gái cũng sẽ đông hơn. Thời gian đến là giờ đẹp đã được định từ trước. Đoàn nhà trai cùng đội bê tráp để đưa lễ vật vào nhà gái.

Tham khảo thêm:   10 kiểu tóc dài cho nam cực đẹp và thời thượng

Thứ tự người bước vào nhà gái cũng sẽ được quy định rõ ràng: Đi đầu luôn là trưởng đoàn dẫn lễ, tiếp đến là những người cao tuổi có vị trí quan trọng trong họ nhà trai (thường xếp theo vai từ trên xuống dưới). Cuối cùng mới là chú rể và các nam thanh niên hỗ trợ bê tráp.

Bê tráp rước dâuBê tráp rước dâu

Sau khi đoàn nhà trai bước vào, chú rể hoặc cha mẹ cô dâu sẽ đón cô dâu ra để thực hiện tiếp các bước khác trong đám hỏi như: trao nhận lễ hỏi, nghe đại diện hai bên phát biểu…. Sau phần phát biểu của đại diện hai họ, nhà gái sẽ đặt một phần lễ mà nhà trai mang đến lên bàn thờ tổ tiên để tiến hành nghi thức thắp nhang cho tổ tiên.

Cô dâu đi rót trà mời khách để chung vui với gia đìnhCô dâu đi rót trà mời khách để chung vui với gia đình

Sau khi hoàn thành phần lễ, cô dâu sẽ đi rót trà và mời khách cùng thưởng thức bánh ngọt để chung vui với gia đình. Trước khi đoàn nhà trai ra về, nhà gái sẽ chia lại một phần bánh trong các mâm lễ nhà trai đem đến gọi là lễ lại quả. Hơn nữa, ngay khi nhà trai ra về, những khay quả trống không sẽ được lật ngửa nắp để cho thấy nhà cô dâu mừng gả con gái và đã tiếp nhận lễ của nhà trai.

Các bước tiến hành lễ cưới

Là phần lễ quan trọng nhất, lễ cưới sẽ diễn ra một màn rước dâu do nhà trai thực hiện, một phái đoàn sẽ được cử đi để đến nhà gái đón dâu. Anh em họ hàng nhà gái cũng sẽ phân chia một vài người để đưa cô dâu về nhà chồng.

Tham khảo thêm: Nghi thức đám cưới ở nhà gái gồm những gì? Trình tự chi tiết

Một số lưu ý về người tham gia lễ cưới

Theo phong tục, của người miền Trung, số lượng người đón và đưa dâu sẽ ứng với các con số sinh hoặc lão để cầu mong điều tốt lành đến với cặp đôi trẻ. Thực tế số người đưa dâu thường lớn hơn số người đến đón.

Người làm chủ hôn thực hiện việc cưới hỏi luôn cần được lựa chọn cẩn thận. Theo truyền thống, người chủ hôn sẽ là cao niên trong dòng tộc của nhà trai hoặc nhà gái. Hơn nữa, người này có mối quan hệ mật thiết với gia đình và sẵn sàng hỗ trợ để chúc phúc cho cặp đôi trẻ. Người chủ hôn cần đáp ứng các yếu tố như: khỏe mạnh, vợ con đầy đủ, gia đạo thuận hòa, có tuổi hợp với tuổi của cô dâu chú rể.

Các phù dâu, phù rể tham gia lễ cưới hỏi miền Trung đều là người chưa lập gia đình, lanh lợi, hoạt bát.

Phù dâu, phù rể tham gia lễ cưới đều là người chưa lập gia đình, lanh lợi, hoạt bátPhù dâu, phù rể tham gia lễ cưới đều là người chưa lập gia đình, lanh lợi, hoạt bát

Khi đoàn đón dâu đến đến trước cổng nhà gái, một người sẽ được trưởng đoàn cử mang lễ vật vào nhà để trình giờ xin được làm lễ. Giờ này đã được cả hai nhà thống nhất từ trước để mọi nghi lễ diễn ra một cách thuận lợi. Nếu nhà gái đã có bày bàn thờ gia tiên, đại diện nhà trai sẽ gắn một đôi nến hồng đã mang theo lên chân nến được đặt sẵn.

Tham khảo thêm:  

Bàn thờ gia tiên ngày lễ cưới diễn raBàn thờ gia tiên ngày lễ cưới diễn ra

Khi đã đến giờ đẹp, đoàn nhà trai sẽ vào thực hiện lễ xin dâu. Sau khi được nhà gái chấp nhận, chú rể sẽ dắt tay đưa cô dâu ra xe để chuẩn bị về thực hiện lễ ở nhà trai. Đoàn nhà gái cũng sẽ cùng đi để đưa cô dâu về nhà chồng.

Ở nhà trai, lễ đón nhận dâu mới cũng không quá phức tạp. Dưới sự chủ trì của người chủ hôn, cô dâu sẽ cùng chú rể làm lễ, nghe cha mẹ chồng dặn dò những thông tin quan trọng và nhận lời chúc phúc từ mọi người.

Xe để rước cô dâu về chuẩn bị thực hiện lễ ở nhà traiXe để rước cô dâu về chuẩn bị thực hiện lễ ở nhà trai

Thông thường sau buổi lễ, đoàn nhà gái sẽ bắt đầu ra về trước. Cô dâu và chú rễ cũng sẽ bưng trên tay mâm đựng trầu cau và thuốc lá ra gửi cho người nhà gái trong lúc tiễn. Người nhà gái sau khi lấy miếng trầu hoặc điếu thuốc sẽ bỏ vào khay những đồng tiền lẻ để cầu may (tiền thường có mệnh giá dao động từ 1.000 đến 50,000 đồng, chứ không nhiều hơn).

Sau ngày cưới 3 ngày, vợ chồng sẽ về thăm nhà cô dâu. Cũng có trường hợp, những gia đình cho phép đôi vợ chồng trẻ về thăm nhà cô dâu ngay sau lễ cưới.

Những điều nên tránh trong thủ tục cưới hỏi miền Trung

Những điều này áp dụng cho cả nhà trai và nhà gái, gồm những ý như sau:

Phụ nữ đang mang thai sẽ không được vào trang trí phòng cưới cho cô dâu chú rể và không được ngồi lên giường cưới.

Trong lễ cưới, khi đã chào bố mẹ để về nhà chồng thì cô dâu nên đi thẳng, không ngoáy đầu quay lại nhìn người thân. Vì theo quan niệm, điều này sẽ giúp cô dâu sẽ chuyên tâm lo việc nhà chồng và gia đình nhỏ của mình.

Trên đường đưa dâu, nếu xe có đi qua ngã ba, ngã năm, ngã bảy hoặc là qua sông, qua cầu thì đoàn đón dâu cần thả một ít tiền lẻ, gạo, muối xuống để hành trình được thuận lợi.

Theo quan niệm xưa, mẹ cô dâu không thể đưa con gái về nhà chồng. Song hiện nay tại một số nơi, quan niệm này đã có phần thay đổi, mẹ cô dâu có thể cùng đi đưa con nhưng phải ngồi ở một đoàn xe khác….

Người đưa dâu – đón dâu đều cần được chọn lựa kỹ. Người nào đang có tang không được tham dự lễ đón và đưa dâu để tránh đem vận rủi đến cho cặp đôi…

Đội đón dâu - đưa dâu cần phải chọn kỹĐội đón dâu – đưa dâu cần phải chọn kỹ

Trên đây là những thông tin phong tục cưới hỏi miền Trung quan trọng mà Wikihoc.com muốn gửi đến bạn. Hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn được nhiều trong tương lai. Chúc bạn luôn vui.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thủ tục cưới hỏi miền Trung bao gồm những gì? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *