Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 151/2018/TT-BQP Hướng dẫn thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 25/11/2018, Thông tư 151/2018/TT-BQP do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ngày 12/10/2018 chính thức có hiệu lực. Thông tư hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đây là nội dung chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo và tải tại đây.

BỘ QUỐC PHÒNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 151/2018/TT-BQP

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018

THÔNG TƯ 151/2018/TT-BQP

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây viết gọn là Quân đội), bao gồm: Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thi đua, khen thưởng; tổ chức thi đua; danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định khen thưởng; quy trình, thủ tục, hồ sơ khen thưởng; hội đồng thi đua – khen thưởng, tổ thi đua – khen thưởng; kinh phí thi đua, khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng; khiếu nại, tố cáo và giải quyết vi phạm trong thi đua, khen thưởng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối với cá nhân:

a) Quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong Quân đội;

b) Quân nhân dự bị; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ trong thời gian tập trung thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng;

c) Người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

2. Đối với tập thể:

a) Bộ Quốc phòng;

b) Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; các Tổng cục: Hậu cần, Kỹ thuật, Công nghiệp Quốc phòng; Tổng cục II; các quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh 86, quân đoàn, binh chủng, binh đoàn và cấp tương đương (sau đây viết gọn là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng);

c) Cơ quan, đơn vị từ cấp tiểu đội đến cấp sư đoàn và tương đương; các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn (sau đây viết gọn là các tổ chức quần chúng);

d) Các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; các doanh nghiệp cổ phần hóa mà Bộ Quốc phòng sở hữu dưới 50% vốn điều lệ, có tham gia phong trào thi đua trong Quân đội;

đ) Các cơ quan Nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức kinh tế; các tổ chức quốc tế ở Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thi đua, khen thưởng trong Quân đội.

Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Nguyên tắc thi đua thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật Thi đua, khen thưởng và các quy định sau:

Tham khảo thêm:  

a) Tập thể, cá nhân tham gia phong trào thi đua phải đăng ký thi đua.

b) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ thành tích của tập thể, cá nhân đạt được trong phong trào thi đua. Không xét tặng danh hiệu thi đua đối với những tập thể, cá nhân không đăng ký thi đua.

c) Các trường hợp đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới một năm, đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định của đơn vị đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua.

d) Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, đơn vị mới có trách nhiệm bình xét, tặng danh hiệu thi đua (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị cũ).

đ) Không xét tặng danh hiệu thi đua cho tập thể mới được thành lập dưới 10 tháng, cá nhân mới được tuyển dụng dưới 10 tháng; cá nhân nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên (trừ đối tượng nữ nghỉ thai sản; những trường hợp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân mà bị thương phải nghỉ điều trị, điều dưỡng; nghỉ phép, tranh thủ theo chế độ); tập thể, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

2. Nguyên tắc khen thưởng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, Điều 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (sau đây viết gọn là Nghị định số 91/2017/NĐ-CP). Cụ thể như sau:

a) Hình thức, mức hạng khen thưởng phải phù hợp với tính chất từng loại hình thành tích, tương xứng với kết quả đạt được hoặc mức độ công lao, đóng góp, cống hiến của từng tập thể, cá nhân. Chú trọng khen thưởng tập thể và cá nhân trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, công tác, lao động sản xuất.

b) Trong một năm không đề nghị xét tặng hai trong số các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho một tập thể hoặc một cá nhân, gồm: Huân chương; các danh hiệu: “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (trừ thành tích xuất sắc đột xuất hoặc khen thưởng quá trình cống hiến).

c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều hình thức cho một thành tích; cùng một thành tích, cùng một thời điểm không khen thưởng một hình thức cho nhiều cấp trong cùng một đơn vị. Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

d) Khi xét khen thưởng theo công trạng (khen thưởng thường xuyên) được quy đổi 02 Cờ thi đua của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng bằng 01 “Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng”.

đ) Khen thưởng trong các ngành, đoàn thể quần chúng và trong sơ kết, tổng kết cuộc vận động, phong trào thi đua theo chuyên đề chủ yếu sử dụng các hình thức khen thưởng trong phạm vi, quyền hạn của đơn vị tổ chức sơ kết, tổng kết; trường hợp thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu, có ảnh hưởng sâu rộng đối với toàn quân, toàn quốc thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch nước khen thưởng; mức khen cao nhất đến “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba” hoặc “Huân chương Lao động hạng ba”.

e) Khen thưởng đối với cá nhân cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của cá nhân và thành tích của tập thể cơ quan, đơn vị do cá nhân đó phụ trách. Khi xét khen thưởng trong tổng kết phong trào thi đua, chỉ xét khen thưởng cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị khi cơ quan, đơn vị do cá nhân đó phụ trách được khen thưởng.

g) Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Dàn ý & 25 đoạn văn mẫu lớp 6

h) Chưa xét khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn, thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh, chưa kết luận.

3. Không xét tặng danh hiệu thi đua trong tổng kết phong trào thi đua hàng năm và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, mà chỉ xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước đối với thành tích theo từng giai đoạn và được lấy thành tích của các đơn vị trực thuộc để làm tiêu chí xét khen thưởng đối với các tập thể sau: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; các Tổng cục: Hậu cần, Kỹ thuật, Công nghiệp quốc phòng; Tổng cục II; quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, binh đoàn; Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh 86, Ban Cơ yếu Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.

Điều 4. Trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức phát động hưởng ứng các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động; phát động, chỉ đạo, triển khai các phong trào thi đua có phạm vi toàn quân; xem xét, quyết định khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua.

2. Tổng cục Chính trị giúp Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng trong Quân đội.

3. Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên (bí thư cấp ủy), người chỉ huy cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng; phát hiện, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

4. Cơ quan chính trị các cấp có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng; tham mưu, đề xuất xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong đơn vị.

5. Hội đồng thi đua – khen thưởng, tổ thi đua – khen thưởng có trách nhiệm tham mưu, tư vấn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về thi đua, khen thưởng trong đơn vị; xem xét tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để tham mưu, tư vấn cho cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy xem xét, quyết định khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

6. Hội đồng quân nhân có trách nhiệm động viên mọi quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng, người lao động trong đơn vị tích cực, tự giác tham gia phong trào thi đua; phát hiện, đề xuất tặng thưởng các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước, các hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua.

7. Các ngành chuyên môn nghiệp vụ, các tổ chức quần chúng phối hợp tuyên truyền, động viên cán bộ, chiến sĩ, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng, người lao động, đoàn viên, hội viên tham gia phong trào thi đua. Trước khi triển khai tổ chức phong trào thi đua và xét khen thưởng theo sự chỉ đạo của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương phải báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

8. Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực ban chỉ đạo phong trào thi đua theo chuyên đề, cơ quan thường trực tổng kết các nhiệm vụ, các mặt công tác chủ trì phối hợp với cơ quan chính trị cùng cấp nghiên cứu, tham mưu xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo ngành, lĩnh vực đảm nhiệm.

Tham khảo thêm:   Người mệnh Kim trồng cây gì để may mắn và ý nghĩa phong thủy?

9. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm giúp chủ tịch hội đồng thi đua – khen thưởng cùng cấp tổng hợp, đánh giá, nhận xét kết quả công tác thi đua, khen thưởng thuộc lĩnh vực hoặc ngành mình phụ trách; cho ý kiến về việc tặng danh hiệu thi đua hoặc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ ngành mình phụ trách.

10. Các cơ quan thông tin, báo chí trong Quân đội có trách nhiệm thường xuyên, kịp thời tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về thi đua, khen thưởng; phát hiện, cổ vũ, phổ biến, nêu gương, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua; tham gia đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Chương II

TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Mục 1. TỔ CHỨC THI ĐUA

Điều 5. Hình thức tổ chức thi đua

1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng.

2. Thi đua theo đợt (chuyên đề) là hình thức thi đua được tổ chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất hoặc những nhiệm vụ khó khăn của cơ quan, đơn vị.

Điều 6. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

1. Xây dựng kế hoạch

a) Nội dung kế hoạch bao gồm: Mục đích, yêu cầu, chủ đề, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua; nội dung, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện.

b) Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị tổ chức xây dựng.

2. Tổ chức phát động thi đua phải phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua của từng cơ quan, đơn vị. Có thể tổ chức lễ phát động riêng hoặc kết hợp với các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.

Chương trình buổi lễ phát động thi đua, gồm:

a) Chào cờ;

b) Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;

c) Báo cáo kết quả phong trào (đợt) thi đua trước, phát động phong trào (đợt) thi đua mới; trao thưởng (nếu có);

d) Thủ trưởng cấp trên phát biểu chỉ đạo (nếu có); lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đáp từ;

đ) Đại diện cơ quan, đơn vị giao ước thi đua;

e) Ký kết thi đua;

g) Duyệt đội ngũ (khi phát động thi đua ở ngoài trời);

h) Bế mạc.

3. Triển khai các biện pháp tổ chức thi đua

a) Tổ chức quán triệt, động viên các tập thể, cá nhân tích cực hưởng ứng thi đua và đăng ký thi đua;

b) Kiểm tra, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn đơn vị;

c) Phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.

4. Sơ kết, tổng kết thi đua: Kết thúc mỗi phong trào thi đua hoặc đợt thi đua, phải tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua, lựa chọn tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng. Đối với đợt thi đua dài ngày có thể tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm.

………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 151/2018/TT-BQP Hướng dẫn thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *