Bạn đang xem bài viết Tết trung thu còn có những tên gọi khác như thế nào? Vì sao lại như vậy? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Ở Việt Nam, Tết trung thu còn được gọi với nhiều tên khác nhau dựa trên các hoạt động, bản chất và đối tượng tham gia của ngày lễ này. Ví dụ, một số địa phương còn gọi là Tết trông trăng, Tết Thiếu nhi (Tết trẻ con), Tết Đoàn viên, Tết hoa đăng,… Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vì sao Tết Trung thu lại có những tên gọi này nhé!

Tết Trung thu là gì?

Tết Trung thu hay còn gọi là ngày Rằm tháng Tám, được tổ chức kéo dài từ ngày 14 – 16 tháng 8 âm lịch hằng năm, vì ngày này mặt trăng sẽ tròn nhất và sáng nhất. Theo truyền thống của người Trung Quốc, lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ chiến công vang dội của cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên.

Bên cạnh đó, vào thời gian này thì người dân cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà trong đó tiêu biểu là lễ hội Trăng Rằm.

Vì thế, vào ngày lễ này, gia đình sẽ quây quần bên nhau, thưởng thức những chiếc bánh trung thu cùng với những tách trà như một biểu hiện sự đoàn viên và sum vầy. Đây là nguồn gốc cho tên gọi Tết Trung thu.

Tết trung thu là biểu hiện sự đoàn viên và sum vầyTết trung thu là biểu hiện sự đoàn viên và sum vầy

Các tên gọi khác cho ngày Tết Trung thu

Mọi người thường biết đến với tên gọi tết Trung Thu, nhưng ít người biết rằng tết Trung Thu còn nhiều tên gọi khác như: Tết Trông Trăng, Tết Đoàn Viên, Tết Thiếu Nhi,…

Tham khảo thêm:   Đặc sản Trà Vinh: Top 15 đặc sản ngon nên thử và mua làm quà

Tết Đoàn viên

Tết Đoàn viên là tên gọi được sử dụng phổ biến sau “Tết Trung thu”. Tên này được đặt dựa trên nội hàm của ngày lễ, nghĩa là vào dịp lễ này, các thành viên trong gia đình sẽ quay về bên ông bà cha mẹ để tận hưởng không khí yên bình của những ngày tết Trung thu, bên những mâm cỗ đầy bánh trái cùng với tiếng vui chơi nô đùa của trẻ con.

Tết Đoàn viên là tên gọi được sử dụng phổ biến sau “Tết Trung thu”Tết Đoàn viên là tên gọi được sử dụng phổ biến sau “Tết Trung thu”

Còn gì quý hơn những giây phút khi được về bên gia đình, được nhìn những đứa trẻ nô đùa khắp sân nhà với những chiếc đèn lồng lấp lánh, mọi hình ảnh tuổi thơ được ùa về. Vì thế cái tên Tết Đoàn Viên được hình thành từ đây.

Tết Thiếu nhi

Cũng giống với ngày Quốc tế Thiếu nhi (1 tháng 6), tết Trung thu cũng là một dịp để trẻ em được thỏa sức vui chơi với nhiều hoạt động ý nghĩa. Ngày nay, tết Trung thu đã và đang được hưởng ứng bởi phần lớn là trẻ em, khi mà người lớn đang mải mê với việc kiếm sống.

Tết Trung thu đã và đang được hưởng ứng bởi phần lớn là trẻ emTết Trung thu đã và đang được hưởng ứng bởi phần lớn là trẻ em

Vào ngày lễ này, trẻ em ở khắp cả nước đều có thể tham gia những tiết mục văn nghệ ca hát hoặc các trò chơi dân gian, thậm chí được chứng kiến những màn múa lân, múa rồng,… hoành tráng ở khắp các con phố và các trung tâm văn hóa thanh thiếu niên.

Bên cạnh đó, trẻ em cũng được người lớn dẫn đi mua sắm những chiếc lồng đèn từ truyền thống đến hiện đại, được hòa mình cùng dòng người đông đúc để xem hoa đăng hoặc chỉ đơn thuần là quây quần bên tụi bạn trong xóm để chơi các trò chơi dân gian như lò cò, ô ăn quan,…Chính vì thế Tết Trung Thu còn được lấy tên là Tết Thiếu Nhi.

Tham khảo thêm:   Vật lí 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp Soạn Lý 9 trang 11, 12, 13

Tết trông trăng

“Tết trông trăng” có vẻ là tên gọi ít được sử dụng ở các thành phố lớn bởi tên gọi này được dùng để nói về hoạt động ngắm trăng ở những vùng quê, nơi ánh trăng có thể được nhìn thấy từ bất kỳ chỗ nào.

Việc xuất hiện cái tên Tết Trông Trăng là vì theo phong tục dân gian, vào ngày Trung Thu mọi người thường bày biện những mâm cỗ với nhiều loại trái cây, trang trí thành nhiều hình dáng đẹp mắt như chú chó bông bằng bưởi,… Và món bánh quan trọng không thể thiếu đó là bánh Trung Thu.

Các gia đình thường quây quần bên nhau để phá cỗ, tâm tình dưới ánh trăng thanhCác gia đình thường quây quần bên nhau để phá cỗ, tâm tình dưới ánh trăng thanh

Đây là thời gian trăng tròn nhất và sáng nhất trong năm nên mọi người trong gia đình thường quây quần bên nhau để trông trăng, tâm tình, phá cỗ. Chính vì thế tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết Trông Trăng.

Tết hoa đăng

Ở Trung Quốc, thả hoa đăng là một trong những hoạt động thường niên diễn ra trong ngày Tết Trung thu. Vào thời điểm này, người dân không chỉ treo đèn lồng ở trước nhà mà còn thả các loại lồng đèn có hình dáng hoa đăng, bên trong có ghi ước nguyện cùng với ngọn nến thắp sáng và được thả trôi trên dòng nước.

Ngoài ra, ở một số nơi thì ngược lại, họ không thả hoa đăng trên nước mà thả lên không trung với mong ước lời cầu nguyện sẽ chạm đến các vị thần tiên.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống Cổ thành Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 10

Ở Trung Quốc, thả hoa đăng là một trong những hoạt động thường niên diễn ra trong ngày Tết Trung thuỞ Trung Quốc, thả hoa đăng là một trong những hoạt động thường niên diễn ra trong ngày Tết Trung thu

Ở Việt Nam, tên gọi Tết hoa đăng không quá phổ biến. Tuy nhiên, một số địa phương vẫn tổ chức hoạt động thả hoa đăng trên mặt hồ hoặc sông và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người.

Tết Trung thu là một ngày lễ truyền thống giàu ý nghĩaTết Trung thu là một ngày lễ truyền thống giàu ý nghĩa

Tựu trung, Tết Trung thu là một ngày lễ truyền thống giàu ý nghĩa văn hóa trong đời sống cộng đồng cư dân Việt Nam. Mặc dù, cho đến ngày nay, việc chào đón ngày Tết Trung thu đã có phần đơn giản hóa nhưng thực tế những hoạt động vui chơi và ý nghĩa của ngày Tết trung thu vẫn còn được giữ nguyên vẹn giá trị, đóng góp to lớn vào văn hóa của Việt Nam.

Trong ngày rằm tháng 8, bên cạnh rước đèn, bày mâm cỗ, làm bánh Trung Thu, bánh nướng, bánh dẻo,… thì các bạn cũng có thể tự sáng tạo ra các hoạt động cho cả gia đình như đố vui hay làm thơ về Tết Trung Thu,… để mang lại một không khí đầm ấm, vui vẻ trong dịp lễ truyền thống đặc biệt này nhé!

Bạn đang tìm những lời chúc ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân vào dịp trung thu này, hãy tham khảo 100+ lời chúc trung thu và tổng hợp 50+ lời chúc trung thu bạn bè, người thân nhé!

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tết trung thu còn có những tên gọi khác như thế nào? Vì sao lại như vậy? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *