Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 10 nhanh chóng nắm được bảng nguyên tố hóa học, hóa trị lớp 10 mới.
Danh pháp IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) là hệ thống quy tắc được sử dụng để đặt tên cho các hợp chất hóa học. Bao gồm các hợp chất hữu cơ và vô cơ, ion và các phân tử. Vậy dưới đây là Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC lớp 10 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Cách đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC.
1. Danh pháp IUPAC là gì?
IUPAC có bề dày lịch sử trong việc đặt tên chính thức các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Danh pháp IUPAC được phát triển sao cho bất kỳ hợp chất nào cũng có thể được đặt tên theo các nguyên tắc đã được chuẩn hóa và tránh bị trùng lặp tên gọi. Ấn phẩm đầu tiên về danh pháp hợp chất hữu cơ của IUPAC là “Hướng dẫn về danh pháp hợp chất hữu cơ IUPAC” xuất bản năm 1900, trong đó có thông tin từ Đại hội Hóa học Ứng dụng Quốc tế.
Danh pháp hữu cơ IUPAC có ba phần cơ bản: các nhóm thay thế, mạch carbon (gốc) và phần định chức. [13] Nhóm thay thế là các nhóm chức gắn liền với mạch carbon chính. Mạch carbon chính là mạch liên tục dài nhất có thể. Phần định chức biểu thị loại phân tử.
Danh pháp vô cơ IUPAC cơ bản có hai phần chính: cation và anion. Cation là tên của ion tích điện dương và anion là tên của ion tích điện âm
2. Bảng nguyên tố hóa học IUPAC
Số proton | Tên cũ | Tên mới | Ký hiệu hoá học | Nguyên tử khối | Hoá trị |
1 | Hiđro | Hydrogen | H | 1 | I |
2 | Heli | Helium | He | 4 | |
3 | Liti | Lithium | Li | 7 | I |
4 | Beri | Beryllium | Be | 9 | II |
5 | Bo | Boron | Bo | 11 | III |
6 | Cacbon | Carbon | C | 12 | IV, II |
7 | Nitơ | Nitrogen | N | 14 | II, III, IV… |
8 | Oxi | Oxygen | O | 16 | II |
9 | Flo | Flourine | F | 19 | I |
10 | Neon | Neon | Ne | 20 | |
11 | Natri | Sodium | Na | 23 | I |
12 | Magie | Magnesium | Mg | 24 | II |
13 | Nhôm | Aluminium | Al | 27 | III |
14 | Silic | Silicon | Si | 28 | IV |
15 | Photpho | Phosphorus | P | 31 | III, V |
16 | Lưu huỳnh | Sulfur | S | 32 | II, IV, VI |
17 | Clo | Chlorine | Cl | 35,5 | I,… |
18 | Agon | Argon | Ar | 39,9 | |
19 | Kali | Potassium | K | 39 | I |
20 | Canxi | Calcium | Ca | 40 | II |
21 | Scandi | Scandium | Sc | ||
22 | Titan | Titanium | Ti | ||
23 | Vanadi | Vanadium | V | ||
24 | Crom | Chromium | Cr | 52 | II, III |
25 | Mangan | Manganese | Mn | 55 | II, IV, VII… |
26 | Sắt | Iron | Fe | 56 | II, III |
27 | Coban | Cobalt | Co | ||
28 | Niken | Nickel | Ni | ||
29 | Đồng | Copper | Cu | 64 | I, II |
30 | Kẽm | Zinc | Zn | 65 | II |
31 | Gali | Gallium | Ga | ||
32 | Gecmani | Germanium | Ge | ||
33 | Asen | Arsenic | As | ||
34 | Selen | Selenium | Se | ||
35 | Brom | Bromine | Br | 80 | I,… |
37 | Rubidi | Rubidium | Rb | ||
46 | Paladi | Palladium | Pd | ||
47 | Bạc | Silver | Ag | 108 | I |
48 | Cadimi | Cadmium | Cd | ||
50 | Thiếc | Tin/Stantum | Sn | 119 | |
53 | Iot | Iodine | I | 127 | I,.. |
55 | Cesi | Caesium | Cs | 133 | |
56 | Bari | Barium | Ba | 137 | II |
73 | Tantan | Tantalum | Ta | 181 | |
74 | Vonfram | Tungsten | W | 184 | |
75 | Reni | Rhenium | Re | 186 | |
76 | Osimu | Osmium | Os | 190 | |
78 | Bạch kim | Platinum | Pt | 195 | |
79 | Vàng | Aurum/Gold | Au | 197 | |
80 | Thủy ngân | Mercury | Hg | 201 | I, II |
82 | Chì | Lead/Plumbum | Pb | 207 | II, IV |
85 | Atatin | Astatine | At | 210 |
Chú thích:
- Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh
- Nguyên tố kim loại: chữ màu đen
- Nguyên tố khí hiếm: chữ màu đỏ
3. Danh pháp axid- base vô cơ theo chương trình mới
Công thức phân tử | Tên gọi cũ | Tên gọi mới |
HCl | Axit clohidric | Hydrochloric acid |
HBr | Axit bromhidric | Hydrobromic acid |
HI | Axit iothidric | Hydroiodic acid |
HF | Axit flohidric | Hydroflouric acid |
HNO3 | Axit ntric | Nitric acid |
H2SO4 | Axit sunfuric | Sulfuric acid |
H3PO4 | Axit photphoric | Phosphoric acid |
H2CO3 | Axit cacbonic | Carbonic acid |
H2SO3 | Axit sulfuro | Sulfurous acid |
HClO | Axit hipocloro | Hypochlorous acid |
HClO2 | Axit cloro | Chlorous acid |
HClO3 | Axit cloric | Chloric acid |
HClO4 | Axit pecloric | Perchloric acid |
H2S | Axit sunfuhidric | Hydrosulfuric acid |
LiOH | Liti hidroxit | hydroxide |
NaOH | Natri hidroxit | hydroxide |
KOH | Kali hidroxit hidroxit | hydroxide |
Ba(OH)2 | Bari hidroxit | hydroxide |
Ca(OH)2 | Canxi hidroxit | hydroxide |
Mg(OH)2 | Magie hidroxit | hydroxide |
Al(OH)3 | Nhôm hidroxit | hydroxide |
Zn(OH)2 | Kẽm hidroxit | hydroxide |
Fe(OH)2 | Sắt (II) hidroxit | hydroxide |
Fe(OH)3 | Sắt (III) hidroxit | hydroxide |
Cu(OH)2 | Đồng (II) hidroxit | Copper (II) hydroxide |
Pb(OH)2 | Chì (II) hidroxit | hydroxide |
4. Mục đích cần dùng tên danh pháp IUPAC.
Mục đích chính của danh pháp IUPAC là tạo ra một hệ thống đồng nhất và chuẩn mực cho việc đặt tên các hợp chất hóa học. Qua việc sử dụng danh pháp IUPAC, các nhà hóa học và nhà khoa học có thể truyền tải thông tin về thành phần và cấu trúc của một hợp chất một cách chính xác và không gây hiểu lầm cho nhau.
Danh pháp IUPAC không chỉ áp dụng cho các nguyên tố hóa học, mà còn bao gồm cả các hợp chất hữu cơ và vô cơ, các ion, các phức chất và các hợp chất hữu cơ phức tạp khác. Nó bao gồm các quy tắc và quyền hạn đặc biệt để đặt tên cho các thành phần và cấu trúc của hợp chất.
Các quy tắc của danh pháp IUPAC bao gồm việc đặt tên các nhóm chức năng, các chuỗi cacbon trong các hợp chất hữu cơ, các phân nhóm chức năng và sự phân loại các hợp chất dựa trên thành phần và cấu trúc của chúng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC Bảng nguyên tố hóa học theo IUPAC của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.