Góc vuông là một trong những góc thường gặp trong hình học. Nhưng không phải học sinh nào cũng nắm rõ được đặc điểm của loại góc này, nên khi làm bài tập gặp một số khó khăn. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây hãy cùng Wikihoc tìm hiểu rõ hơn về kiến thức cơ bản toán cấp 1 này nhé.
Góc vuông là gì?
Sau khi đã hiểu được góc là gì? Thì ta có thể hiểu, góc vuông chính là góc được cắt nhau bởi 2 đoạn thẳng, đường thẳng tạo thành một góc bằng 90o.
Trong đời sống thực tế, mọi người có thể bắt gặp những hình ảnh thể hiện góc vuông như kim giờ và kim phút chỉ 12h15p, 3h, 3h30, 6h45,… hay đỉnh của mái nhà với sàn nhà sẽ tạo góc 90o.
Góc không vuông là gì?
Ngược lại với góc vuông chính là góc không vuông, là những góc có số đo góc khác 90o. Cụ thể như:
-
Góc tù: Được tạo nên từ 2 đường thẳng cắt nhau góc lớn hơn 90o. Góc tù sẽ lớn hơn góc vuông.
-
Góc bẹt: Có tổng số đo góc bằng 180o, bằng 2 lần góc vuông, nhìn như đường thẳng.
-
Góc nhọn: Có tổng số đo 2 đường thẳng cắt nhau nhỏ hơn 90o, nhỏ hơn góc vuông.
Hướng dẫn cách kiểm tra và đo chính xác
Nếu trong bài tập không đánh dấu rõ đó là góc vuông, các em có thể kiểm tra bằng việc dùng thước đo góc 180o hoặc 360o. Đây được xem là công cụ dùng để đo góc dễ dàng.
Đặc biệt, đo góc cũng là một kỹ năng quan trọng khi học toán hình nên các em cần phải biết để thực hiện việc đo góc vuông chính xác nhất.
Ở đây, để đo góc vuông, các em sẽ để trục của thước đo góc với đỉnh của hai đường nối của một góc.
-
Trường hợp, số đo góc bằng 90 °, đó là góc vuông.
-
Trường hợp, số đo góc lớn hơn 90 °, đó là góc tù.
-
Trường hợp, số đo góc nhỏ hơn 90 °, đó là góc nhọn.
-
Trường hợp, số đo góc lớn hơn quá 180 °, đó là góc phản xạ
-
Trường hợp, số đo góc bằng 180 °, đó là góc thẳng hoặc nửa quay.
Ngoài thước đo góc, học sinh có thể dùng ê ke để kiểm tra góc vuông. Nếu 2 cạnh của góc trùng với 2 cạnh của ê ke thì đó chính là góc vuông. Nếu một trong 2 cạnh của góc không trùng với 2 cạnh của ê ke, đó không phải là góc vuông.
Hướng dẫn cách vẽ góc vuông chính xác bằng thước đo góc
Để có thể vẽ góc vuông khi làm bài tập, các em có thể dùng thước đo góc và thực hiện theo các bước sau đây:
Để vẽ góc vuông bằng thước đo chúng ta tiến hành theo các bước sau:
-
Bước 1: Tiến hành vẽ một đường thẳng ngang.
-
Bước 2: Đặt thước đo góc trùng với đường thẳng đó.
-
Bước 3: Đo 90˚ và đánh dấu nó bằng một điểm
-
Bước 4: Cuối cùng sẽ nối điểm dọc thẳng với đường thẳng ngang để tạo thành góc 90o.
Cách nhận biết góc vuông với các góc khác
Góc vuông là góc có tổng số đo góc bằng 90˚. Còn lại những góc có số đo khác 90˚ không phải là góc vuông.
Các dạng bài tập về góc vuông trong hình học cơ bản cấp 1
Đối với các bé học cấp 1, thường các bài tập về góc vuông chỉ mang tính chất cơ bản, chưa có nhiều kiến thức khó. Dưới đây là một số dạng bài tập thường gặp trong SGK và đề kiểm tra mà các em có thể tham khảo:
Dạng 1: Xác định hình đã cho có phải là góc vuông hay không?
Ở dạng bài tập này, các em có thể dựa vào định nghĩa của góc vuông và góc không vuông trên để giải một cách chính xác. Để chắc chắn, ta có thể dùng thước đo góc hoặc ê ke để tiến hành đo góc có bằng 90˚ hay không?
Ví dụ: Tìm góc vuông và góc không vuông
Dùng ê – ke đặt vào các góc của hình vẽ ta có:
Những góc vuông là DAE, MDN, XGY; những góc không vuông là GBH, ICK, PEQ.
Dạng 2: Nêu tên đỉnh hoặc cạnh của góc
Với dạng bài tập này, các em sẽ phải xem lại định nghĩa góc là gì? góc vuông là gì, góc nhọn, góc bẹt, góc tù,… để có thể nêu tên và các cạnh của góc chính xác.
Ví dụ: Cho hình dưới đây, đọc tên các góc
Lời giải:
-
Hình a có góc vuông, đỉnh O, các cạnh lần lượt là OA, OB, OC, OD.
-
Hình b là góc không vuông mà là góc nhọn, đỉnh O, các cạnh lần lượt là HE, OH, OK, OG.
-
Hình c là hình thang, với góc vuông ở đỉnh M và P. Ở đỉnh M có cạnh MN và MP; ở đỉnh P có PM và PQ. Còn đỉnh N là góc tù với 2 cạnh tương ứng là NM và NQ. Còn đỉnh Q là góc nhọn với 2 cạnh QN và QP.
-
Hình d có 2 góc vuông đỉnh O, tương ứng với cạnh OX, OZ và OZ, OY. Cùng với 2 góc nhọn đỉnh O là OX và OT, OT và OZ. Cùng 1 góc bẹt là XOY.
Dạng 3: Đếm số góc vuông trong hình cho trước
Để giải được dạng bài tập này, các em cũng sẽ dùng thước ê ke hoặc thước đo góc để đtặ vào từng góc của hình để xem bao nhiêu độ. Khi đã tìm được góc, các em nên đánh dấu lại để tránh bị quên khi đưa ra đáp án.
Ví dụ: Trên hình có bao nhiêu góc vuông
Lời giải:
Tiến hành dùng eke để đo các góc trong hình, ta được:
Xét hình AMNE, có 4 góc vuông với các đỉnh tương ứng là A, M, N, E
Xét hình MBCDN có 2 góc vuông tại đỉnh M và N.
=> Trong hình ABCDE có tất cả 6 góc vuông.
Bài tập góc vuông để bé luyện tập
Sau khi đã nắm được lý thuyết về góc vuông, cùng nhiều dạng toán liên quan thì dưới đây sẽ là tổng hợp một số bài tập để bé thực hành:
Bí quyết giúp bé học, ghi nhớ kiến thức góc vuông hiệu quả
Về cơ bản, kiến thức về góc vuông ở chương trình cấp 1 cũng không quá khó. Nhưng để đảm bảo con hiểu, ghi nhớ và áp dụng giải bài tập chính xác thì dưới đây là một số bí quyết mà bố mẹ có thể tham khảo cho bé:
Học toán hứng thú, đam mê hơn cùng Wikihoc Math
Với toán hình thường các em sẽ cảm thấy khó, cũng như nhàm chán trong quá trình học. Nên thường nhiều bé thường gặp khó khăn trong việc học toán hình vì không có sự hứng thú, đam mê.
Chính vì vậy, Wikihoc Math ra đời nhằm mục đích giúp bé học toán theo phương pháp tích cực, tạo sự hứng thú, đam mê và yêu thích bộ môn toán học hơn, nhất là toán hình.
Ở đây, Wikihoc Math là ứng dụng dạy học toán tiếng Anh online, với nội dung được biên soạn dựa trên chương trình GDPT mới, đảm bảo bé phát triển 5 năng lực toán học, hình thành thói quen tư duy logic ngay từ nhỏ hiệu quả.
Cụ thể, ứng dụng này sẽ cung cấp hơn 400+ bài học với video minh họa rõ ràng, cùng hơn 10.000 hoạt động tương tác dựa trên 60+ chủ đề của 7 chuyên đề toán, bao gồm cả hình học. Đảm bảo, với Wikihoc Math sẽ giúp trẻ:
-
Phát triển tư duy logic.
-
Phát triển đa kỹ năng.
-
Phát triển tính tự lập thông qua việc tự học.
-
Vừa giỏi toán, vừa siêu tiếng Anh (100% bài học thể hiện bằng tiếng Anh).
-
Hoàn thiện các kỹ năng vận động tinh và vận động thô.
Chính vì vậy, Wikihoc Math hoàn toàn là công cụ hàng đầu hỗ trợ ba mẹ giúp con học toán tiếng Anh hứng thú, hiệu quả hơn. Tất cả các bài học đều được các chuyên gia giàu kinh nghiệm phân tích kỹ lưỡng, cá nhân hóa theo từng độ tuổi và năng lực của trẻ, nội dung thiết kế sinh động, hấp dẫn nên giúp việc học toán với bé dễ dàng, thích thú hơn.
Đảm bảo bé nắm chắc kiến thức cơ bản về góc vuông
Để có thể được bài tập chính xác, đòi hỏi bé phải nắm vững được các kiến thức cơ bản liên quan tới góc vuông từ định nghĩa, cách nhận biết, các dạng bài tập, cách giải,…
Vậy nên, bố mẹ nên kiểm tra kiến thức của bé thường xuyên để biết bé đã nắm được phần nào, phần nào bé còn yếu để có thể giải đáp và củng cố kịp thời.
Liên hệ bài toán góc vuông với thực tiễn
Để giúp bé hiểu rõ hơn thế nào về góc vuông, bố mẹ có thể lấy những hình ảnh quen thuộc trong đời sống thực tiễn. Điển hình như đồng hồ, kệ sách, bàn ghế,… Khi lấy những ví dụ gần gũi với trẻ chắc chắn con sẽ hiểu hơn và ghi nhớ chúng lâu hơn.
Thực hành thường xuyên là điều không thể thiếu
Với các bé học cấp 1, nếu chỉ học lý thuyết thì con sẽ rất nhanh quên sau một thời gian. Chính vì vậy, bố mẹ nên cùng bé thực hành, luyện tập nhiều hơn.
Việc thực hành ở đây có thể cùng bé tìm hiểu thêm nhiều dạng bài tập góc vuông nâng cao trên sách vở, internet, giải bài tập, tổ chức các trò chơi, phần thi liên quan tới góc vuông để bé thử sức,…
Khi con được thực hành nhiều sẽ vừa tăng khả năng ghi nhớ, vừa phát triển tư duy toán học của bé hiệu quả hơn so với việc chỉ học trên sách vở.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những kiến thức liên quan tới góc vuông trong hình học. Chủ yếu là những kiến thức cơ bản nhưng là tiền đề để các em phát triển năng lực học toán tốt hơn sau nay. Nên bố mẹ hãy cùng bé tham khảo, thực hành để giúp con đạt kết quả học tập tốt nhất nhé.