Bạn đang xem bài viết Tất tần tật 12 lợi ích tuyệt vời của rau mồng tơi. Lưu ý ăn mồng tơi đúng cách tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Từ lâu, mồng tơi đã trở thành một trong các loại rau xanh quen thuộc và thường được dùng để chế biến nên các món ăn thơm ngon, mát lành. Điển hình như canh rau mồng tơi, rau mồng tơi xào tỏi,… Không những thế, chúng còn rất có lợi cho sức khỏe nữa đó. Để hiểu thêm về loại rau này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Giới thiệu chung về rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau thân leo với thân mọng nước, rễ chùm ăn sâu vào đất, vỏ ngoài xanh thẫm (hoặc tía), lá thì xanh, dày, bên trong lại có nhiều chất nhớt. Dù là rau nhưng mồng tơi cũng có hoa và quả. Hoa thường mọc xen giữa những kẽ lá, trắng muốt hoặc tím đỏ, quả thì có dạng hình cầu và khá mọng nước.
Loại rau này được trồng phổ biến ở nhiều nơi nhằm cung cấp thực phẩm, nhất là trong y học cổ truyền, toàn bộ rau này còn có thể làm dược liệu trị bệnh cho mọi người. Chúng chủ yếu có 2 loại là dây trắng và dây tía, song loại tía được đánh giá tốt hơn.
Theo USDA – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, mồng tơi sở hữu khá nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Lipid, natri, kali, carbohydrate, chất xơ, protein, canxi, magie, sắt, các loại vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin B6 vitamin B12,…)
12 lợi ích tuyệt vời từ rau mồng tơi
Theo thông tin từ bệnh viện quốc tế Vinmec, với hàm lượng dưỡng chất như trên, rau mồng tơi đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Tăng lượng sữa cho thai phụ
Nếu thai phụ nào gặp phải tình trạng ít sữa sau khi sinh thì có thể bổ sung rau mồng tơi vào thực đơn hàng ngày nè. Chúng có thể giúp thúc đẩy lượng sữa về bởi trong thành phần có chứa vitamin A3, B3, chất saponin, sắt rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Bạn có thể thêm rau mồng tơi vào bữa ăn bởi chúng có khả năng thanh nhiệt, giải độc cũng như cải thiện vấn đề táo bón rất tốt. Bạn hãy lấy một ít rau rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và pha thêm ít nước lọc rồi uống. Hay bạn có thể đem rau nấu thành canh dùng trong bữa cơm.
Giúp da tươi trẻ
Không những tốt cho sức khỏe, rau mồng tơi còn có khả năng dưỡng da, giúp khí huyết lưu thông, từ đó khiến da trở nên mịn màng, căng tràn sức sống hơn. Bởi chúng sở hữu khá nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin A, C, sắt, canxi,… Đây đều là các yếu tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe làn da.
Điều trị vết thương, giảm đau nhức xương
Các bạn biết không, nhờ có tính hàn nên nước cốt từ rau mồng tơi có khả năng chữa vết bỏng hữu hiệu. Không những thế, bạn còn có thể lấy rau mồng tơi hầm với chân giò ăn thường xuyên. Việc này có thể trị đau nhức xương khớp khá tốt.
Tốt cho trẻ em
Không lầm đâu, rau mồng tơi còn rất tốt cho bé (từ độ tuổi ăn dặm trở đi) bởi chúng hầu như không hề gây dị ứng. Bạn có thể dùng rau mồng tơi nấu với cua, nghêu, tôm ,… cho bé. Song, bé nào đang cảm lạnh, tiêu chảy thì không nên ăn bởi sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Cải thiện chức năng sinh lý
Rau mồng tơi được đánh giá là có vị chua, tính hàn, có khả năng thanh nhiệt, giảm mệt mỏi và tăng cường sinh lý cho phái mạnh. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều khoáng chất như: Magie, canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C,… rất cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng ở nam giới.
Ngăn ngừa loãng xương
Nhờ hàm lượng canxi khá cao trong rau mồng tơi, chúng thực sự rất tốt cho xương, giúp xương và răng chắc khỏe cũng như phòng tránh loãng xương, nhất là ở người cao tuổi. Mồng tơi có thể bổ sung khoảng 55mg canxi cho một khẩu phần ăn nhỏ đấy.
Tốt cho thai phụ
Mồng tơi sở hữu hai dưỡng chất: Axit folic và chất sắt khá dồi dào. Với axit folic, chúng có thể chống tình trạng ống thần kinh bị khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi cũng như tốt cho hệ tim mạch, ngừa ung thư. Còn sắt thì có khả năng tăng lượng sữa rất tốt nè.
Giảm chất béo trong cơ thể
Do rau mồng tơi có chứa chất nhớt đặc trưng nên chúng có thể hấp thu cholesterol. Từ đó, chất béo ở thực phẩm không vào được màng ruột quá nhiều và bị lọc bớt ra ngoài cơ thể qua đường phân.
Chống oxy hóa, ngừa ung thư
Với hàm lượng sắc tố carotenoid – chất chống oxy hóa dồi dào trong thành phần, rau mồng tơi vì thế mà có thể giúp trung hòa gốc tự do nguy hiểm, từ đó ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Bảo vệ mắt
Mồng tơi cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin A nên chúng hoàn toàn có khả năng phòng chống đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực. Ngoài ra, chúng còn có thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư phổi, vòm họng,… nữa đấy.
Tăng cường hệ miễn dịch
Rau mồng tơi được đánh giá là có thể giúp tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng vô cùng hữu hiệu bởi chúng sở hữu nguồn vitamin C khá cao. Vì thế, loại rau này đảm bảo sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh tật cũng như giảm thiểu thời gian mắc bệnh.
Ăn nhiều rau mồng tơi có tốt không?
Không riêng gì mồng tơi, bất cứ loại rau nào dù tốt đến mấy thì cũng không nên ăn quá nhiều, quá lạm dụng. Thay vào đó, bạn hãy ăn một cách vừa phải (không quá 400g/ngày) nhằm phát huy tối đa lợi ích mà không gây phản tác dụng.
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (công tác tại Hội Đông y Hà Nội), nếu bạn ăn mồng tơi quá nhiều thì có thể khiến cơ thể hấp thụ kém bởi chúng sở hữu hàm lượng cao axit oxalic. Chất này sẽ liên kết với chất sắt và canxi, từ đó làm các nguồn dinh dưỡng khác bị hấp thu hạn chế, dẫn đến cơ thể thiếu chất và suy nhược.
Những ai không nên ăn rau mồng tơi?
Cũng theo lương y Hồng Minh, dẫu có nhiều công dụng nhưng có một số người không nên ăn rau mồng tơi kẻo gây hại sức khỏe:
Người sỏi thận
Mồng tơi sở hữu hàm lượng khá cao purin – hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ trở thành axit uric, từ đó tăng nguy cơ sỏi thận. Ngoài ra, mồng tơi còn có axit oxalic nên có thể làm nồng độ canxi oxalat ở nước tiểu tăng cao, gây nên sỏi thận dễ dàng.
Người mới lấy cao răng
Axit oxalic và chất nhầy trong mồng tơi còn khó tan trong nước nên rất dễ gây nên mảng ố bám trên răng. Vì thế, người mới lấy cao răng thì tuyệt đối không ăn loại rau này tầm 1 – 2 tuần.
Người đau dạ dày
Dù chất xơ trong mồng tơi là dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, song chúng lại có thể làm dạ dày khó chịu nếu sử dụng quá nhiều. Do đó, người đau dạ dày cũng cần tránh ăn loại thực phẩm này nhé.
Người tiêu chảy, đại tiện lỏng
Với đặc tính hàn, mát, nhuận tràng, rau mồng tơi được đánh giá là điều trị táo báo hữu hiệu. Cũng vì điều này mà người tiêu chảy, đại tiện lỏng cần tránh xa chúng ra. Nếu lỡ ăn phải thì đây chắc chắn là nguyên do khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.
Khi nào ăn rau mồng tơi sẽ có hại?
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý một vài điều khi ăn mồng tơi để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe:
– Nếu bạn ăn nhầm mồng tơi bị phun thuốc tăng trưởng thì rất dễ tác động xấu đến sức khỏe. Rau an toàn chủ yếu có sắc xanh hơi vàng, phiến lá ngắn, dày, cân đối và phần thân khá giòn, chắc chắn. Còn rau phun thuốc sẽ có màu xanh đậm và bóng mượt.
– Bạn cần tránh ăn mồng tơi kết hợp với thịt bò. Bởi khi ấy, tính nhuận tràng sẽ giảm cũng như tiêu hóa kém hơn, nhất là với người táo bón (bệnh sẽ nặng hơn). Thay vào đó, bạn nên ăn loại rau này kèm với thực phẩm giàu vitamin C nhé.
– Bạn cũng nên hạn chế ăn mồng tơi sống hay để qua đêm. Bởi điều này dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là ung thư (do lượng nitrat trong rau sẽ chuyển thành nitrit – chất gây ung thư khi để qua đêm).
Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết được tất tần tật 12 lợi ích tuyệt vời của rau mồng tơi rồi nhé. Dù đây là loại thực phẩm tốt nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều, ăn không đúng cách để tránh gây phản tác dụng nha.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Xem thêm:
>> Ai nên kiêng ăn rau mồng tơi?
>> Thực hư việc rau mồng tơi làm tăng sinh lực nam giới
>> Bạn có đang ăn rau mồng tơi đúng cách?
Kinh nghiệm hay Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tất tần tật 12 lợi ích tuyệt vời của rau mồng tơi. Lưu ý ăn mồng tơi đúng cách tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.