Bạn đang xem bài viết ✅ Tập làm văn lớp 5: Đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé (6 mẫu) Tả hoạt động của em bé lớp 5 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé gồm 6 mẫu hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng hoàn thiện đoạn văn tả người của mình.

Tả em bé

Qua 6 Đoạn văn tả hoạt động của em bé lớp 5, các em sẽ bổ trợ kiến thức cho mình, nhanh chóng trả lời câu hỏi 2 trong SGK Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 trang 152. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm nhiều ý tưởng mới, ngày càng học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5:

Viết đoạn văn tả hoạt động của em bé

Bé Huệ bắt đầu chập chững tập đi khi mới bước sang tháng 13. Đôi chân bụ bẫm bước nhẹ từng bước rất cẩn thận. Cứ mỗi lần ngã xuống, cô bé lại tự đứng lên, miệng cười toe toét. Có lúc đi được vài bước lại nằm xuống bò trên nền gạch hoa. Nghe tiếng cổ vũ của mọi người trong nhà, bé lại càng hào hứng. Yêu nhất là khi bé Huệ cười. Năm chiếc răng xinh xinh trắng nõn như bạch ngọc hiện ra trong cặp môi hồng. Bé đã biết đùa với con miu, lúc nào cũng quanh quẩn bên cạnh nó, miệng liên tục gọi “meo… meo…”. Có lúc bé xòe đôi bàn tay tí xíu tập múa, trông thật ngộ.

Tham khảo thêm:   Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương

Đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ

Thư là một cô bé nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn. Mỗi khi đi học, Thư thường tự mình khoác cặp lên vai mà không nhờ mẹ làm hộ. Cô bé tự đội mũ bảo hiểm, cài chốt dây mũ đàng hoàng. Xong đâu đấy, cô bé chạy ra sân, sau khi đã lễ phép vòng tay chào ông bà. Cô bé đứng ở sân, chờ mẹ dắt xe ra. Không đợi mẹ nhắc, Thư vén áo đầm, ngồi lên xe rất vững vàng, vòng hai tay ôm lấy eo mẹ. Đến trường, Thư nhanh nhảu xuống xe, chào mẹ rồi tung tăng vào lớp. Ở lớp, cô bé hăng hái phát biểu xây dựng bài và tích cực giúp đỡ các bạn, khi thì giải một bài toán khó, khi thì cắt hộ giấy thủ công. Vì thế, cô bé có khá nhiều bạn thân. Lớp Thư rất mến Thư.

Đoạn văn tả hoạt động của em bé

Bé Hà là em gái của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Hà có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi nghiêng ngả trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba…ba…”, “mẹ… mẹ” nghe thật vui tai. Bé Hà rất thích chơi búp bê, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán, bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương.

Tham khảo thêm:   Cách chọn mua vú sữa ngon và những điều cần biết

Đoạn văn tả hoạt động của em bé chập chững đi

Bé Na đã được mười lăm tháng tuổi. Bé đã biết đi chập chững. Đi được năm bảy bước, bé ngồi bệt xuống sàn nhà cười toe toét, khuôn mặt hồng lên thật đáng yêu. Mẹ bé cầm tay, dắt bé đi từng bước một thì bé đi được nhiều hơn. Có lúc bé đi khệnh khạng như muốn ngã nhưng có mẹ dắt nên bé đứng vững lại, rồi hăng hái đi tiếp. Đi được năm bảy bước vững vàng, bé rụt tay lại, đòi đi một mình. Bàn chân nhỏ xíu của bé bước nhanh vài bước rồi xà ngay vào lòng mẹ. Mẹ bé hôn bé thật kêu: “Con mẹ giỏi quá! Cố lên! Cố lên!”. Bé cười, úp mặt vào ngực mẹ như xấu hổ rồi tụt xuống đòi đi tiếp. Bé Na thật dễ thương. Em rất thích đi chơi với bé. Em rất yêu bé Na.

Đoạn văn tả hoạt động của em bé tập nói tập đi

Từ ngày có bé Sa, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Sa là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu. Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Sa tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi… giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Sa thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bằng chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ… mẹ…” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên tivi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Lặng lẽ Sa Pa (7 mẫu) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Viết đoạn văn tả hoạt động của em bé lớp 5

Cái Na là em gái của em, vừa tròn một tuổi. Chiều nào đi học về, em cũng vào phòng chơi với Na. Thấy em, Na đang nằm ngoan trong nôi, liền giơ tay chân lên vẫy liên tục. Cái miệng chúm chím thì liên tục ê a như đang gọi em vào. Khi em đứng lại bên cạnh nôi, vẫy tay chào, thì đôi mắt đen láy của Na sáng rực lên, long lanh như viên ngọc quý. Rồi bé híp mắt lại, cười toe toét, hở mấy cái răng sữa ra. Rồi bé vươn tay lên, chờ được em bế. Khi em giơ bé lên, hai chân bé vẫy vẫy, cười từng tiếng giòn tan khoái chí. Rồi chờ đã nằm trọn trong lòng em, thì bé Na sẽ nằm ngoan, hai tay vuốt vuốt cổ áo, đuôi tóc của em, rồi lại bi bô từng từ không rõ tiếng. Thật là đáng yêu vô cùng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 5: Đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé (6 mẫu) Tả hoạt động của em bé lớp 5 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *