Bạn đang xem bài viết ✅ Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả cảnh sông nước (15 mẫu) Lập dàn ý tả cảnh dòng sông quê hương em ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Lập dàn ý tả cảnh sông nước gồm 15 mẫu hay, chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 5 nắm được cấu trúc, nhanh chóng viết bài văn tả cảnh dòng sông, tả cảnh hồ nước, tả cảnh biển, tả cảnh thác nước… đầy đủ những ý quan trọng.

Sông nước

Sau khi lập xong dàn ý tả cảnh sông nước, các em sẽ nắm được toàn bộ nội dung chính, quan trọng để triển khai thành bài văn tả cảnh thật hay. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để ngày càng học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5.

Đề bài:Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).

Dàn ý bài văn tả cảnh lớp 5

1.Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.

  • Em tả cảnh gì, ở đâu? Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?

2.Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật.

a) Tả bao quát toàn cảnh: Tả những nét chung.

b) Tả chi tiết:

– Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

– Tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh:

  • Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.
  • Từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao.
  • Tả hoạt động của con người hoặc động vật có liên quan đến cảnh.

3. Kết bài: Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả.

Dàn ý Tả cảnh sông nước lớp 5

a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sông nước mà em muốn miêu tả.

  • Cảnh sông nước đó là gì? (bãi biển, dòng sông, hồ nước…)
  • Cảnh sông nước đó có tên là gì? Nằm ở đâu?

b. Thân bài:

– Miêu tả khái quát về cảnh sông nước đó:

  • Chiều dài, bề rộng, chiều sâu của vùng sông nước đó?
  • Kích thước của nơi đó có nổi bật hay có gì khác so với những cảnh sông nước khác?
  • Cảnh sông nước này là tự nhiên hay do con người tạo ra? Có câu chuyện nào kể về điều này không?
  • Qua các mùa trong năm, khung cảnh ở đây có thay đổi nhiều không? (mùa khô, mùa mưa)

– Miêu tả chi tiết cảnh sông nước:

  • Mặt nước (phẳng lặng/ gợn sóng lăn tăn/ trôi cuồn cuộn…)
  • Nước (lạnh/ ấm, trong/đục…)
  • Màu sắc mặt nước có thay đổi theo các khoảng khắc trong ngày hay các mùa trong năm không?
  • Dưới nước có những gì? (rong rêu, cát bùn, cá, ốc, tôm, cua…)
  • Hai bên bờ (đường đi, cây cỏ, nhà dân, bãi cỏ…)

– Miêu tả hoạt động của con người:

  • Người dân ra đây hóng mát, trò chuyện
  • Trẻ em bơi lội, tắm mát
  • Người chài mò cua bắt ốc, đánh cá
  • Tàu thuyền chạy qua lại chở hàng, họp chợ…

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho vùng sông nước này

  • Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng sông nước này?
  • Em có những mong muốn gì dành cho vùng sông nước ấy?

Dàn ý tả sông Dinh

1. Mở bài

Dòng sông em định tả ở đâu, tên gì? (Sông Dinh, thị xã Ninh Hòa).

2. Thân bài

* Tả cảnh bao quát: (giới thiệu sơ lược).

  • Sông Dinh chảy qua thị xã Ninh Hoà. Chính từ bãi sông màu mỡ này mà huyện Ninh Hoà xưa kia phát triển thành thị xã ngày nay.
  • Toàn cảnh hai bên bờ sông là nhà của cư dân các xã và thị xã. Hai bên bờ lô nhô những rặng dừa xanh mát.

* Tả cảnh chi tiết:

  • Sáng sớm: nước sông trong trẻo, có thể nhìn thấy hòn cuội ở ven bờ.
  • Trưa: nước sông có màu đục nhờ nhờ, một vài thuyền câu cá giăng lưới (nông dân bắt cá để cải thiện bữa ăn). Nước triều cao, mặt sông nhấp nháy ánh mặt trời.
  • Chiều tà: mặt nước sông nhuộm màu vàng đất pha lẫn ánh vàng le lói của mặt trời sắp lặn.
  • Hai bên bờ sông: nhà cửa lô nhô, thỉnh thoảng có một bến nước để bà con lấy nước, một vài chị phụ nữ giặt quần áo, một hai chiếc xe bò kéo lấy cát ở bãi sông.
  • Chiều tắt nắng, nước triều rút mạnh, đàn cò từ đâu bay đến, chúng đậu ở doi cát, đi lững thững bắt tép tôm.
  • Sông đẹp nhất vào độ trưa, khi ánh nắng làm đẹp rặng dừa hai bên bờ và dòng sông óng ánh như có bạc.

* Nêu ích lợi của con sông:

  • Con sông đem lại khí hậu mát mẻ cho quê em.
  • Con sông là nguồn nước để tưới cho đồng ruộng, nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt.

3. Kết luận:

  • Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về dòng sông quê hương.
  • Em làm gì để giữ gìn cho con sông mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền để người dân chung sức giữ gìn bãi sông, nước được sạch.)

Dàn ý tả dòng sông quê em

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về dòng sông mà em muốn miêu tả.
  • Gợi ý: Quê hương em là một vùng đất tươi đẹp. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ… Nhưng đi xa, em nhớ nhất vẫn là con sông êm đềm chảy phía cuối làng, nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em.

b. Thân bài

– Miêu tả chung về dòng sông:

  • Dòng sông đó nằm ở vị trí nào?
  • Đó là một dòng sông tự nhiên mà có hay là do người dân đào nên?
  • Con sông có tên gọi là gì? Tên gọi đó do ai đặt? Cách đặt tên đó gắn liền với quan niệm hay một câu chuyện nào không?
  • Dòng sông đó bắt nguồn từ đâu? Chảy qua những nơi nào và đổ về đâu?
  • Chiều dài, bề rộng, chiều sâu của dòng sông khoảng bao nhiêu? (nếu không thể nói số đo chính xác, thì có thể so sánh với những sự vật khác để xác định kích thước)
Tham khảo thêm:   Bộ thiệp chúc mừng ngày Quốc tế Đàn ông 19/11 15 Ảnh lời chúc mừng ngày 19/11

– Miêu tả chi tiết dòng sông:

  • Nước sông ở đây có màu gì? (thay đổi như thế nào theo mùa)
  • Nước sông luôn đầy ắp quanh năm hay có sự nâng lên, giảm xuống tùy vào mùa mưa, mùa khô?
  • Dưới đáy sông là gì? (lớp bùn non, lớp cát sỏi…)
  • Thế giới sinh vật dưới sông có gì đặc biệt? (tôm, cua, cá, các loại rong, bèo…)
  • Hai bên bờ sông có được xây dựng bờ kè, cầu thang, cầu gỗ để tiện lên xuống dòng sông không?

– Hoạt động của con người với dòng sông:

  • Những người kiếm sống nhờ dòng sông (đánh bắt tôm cá, thả bè nuôi cá trên sông, tàu thuyền chở đồ trên mặt sông…)
  • Mọi người giặt giũ, lấy nước… ở hai bên bờ sông
  • Lũ trẻ con xuống tắm, bơi lội ở khúc sông cạn vào mùa hè nóng bức
  • Những quán nước, chòi nghỉ chân dựng cạnh bờ sông cho mát mẻ
  • Các bến tàu thuyền ở các khúc sông tấp nập người qua sông…

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho con sông quê hương.
  • Ý nghĩa của con sông ấy đối với em và đối với quê hương em.
  • Gợi ý: Dòng sông quê hương ấy đã bồi đắp lên tuổi thơ tuyệt vời của em, và của biết bao đứa trẻ khác ở vùng nông thôn ấy. Nay, dù đã lên thành phố cùng bố mẹ suốt gần năm năm rồi, mà em vẫn còn nhớ mãi hình ảnh con sông đầy ăm ắp ấy; còn nhớ mãi cảm giác ngụp lặn dưới dòng nước mát ấy. Em mong rằng, dù thời gian trôi qua, quê hương em đang từng ngày thay đổi, thì dòng sông quê hương ấy vẫn sẽ mãi hiền hòa và bao dung với người dân nơi đây như thuở nào.

Dàn ý tả sông Sài Gòn

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

  • Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.
  • Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

  • Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
  • Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
  • Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
  • Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
  • Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
  • Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
  • Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
  • Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
  • Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

  • Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
  • Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
  • Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
  • Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
  • Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

  • Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
  • Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

Dàn ý tả cảnh đẹp dòng sông

1. Mở bài: Giới thiệu con sông.

  • Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.
  • Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

  • Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi ghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làng nước trong xanh của nó.
  • Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.
  • Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.

a) Tả chi tiết:

* Buổi sáng:

  • Bầu trời trong xanh, cao vời vợi.
  • Những đám mây trắng như bông trôi bồng bềnh, nhè nhẹ.
  • Con sông mới ấm áp và hiền hòa làm sao!
  • Nước sông trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy sông.
  • Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.
  • Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vang lên làm xua tan mệt mỏi.

* Buổi trưa:

  • Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng.
  • Nước sông ánh lên, lóe lên bóng nhẫy.
  • Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió
  • Các cô bé, cậu bé rủ nhau ra sông tắm. Chúng lặn hụp, vùng vẫy, đùa giỡn thỏa thích cùng nhau.
  • Dòng sông ôm chúng chúng vào lòng, vui cười, đùa nghịch với chúng.
  • Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây yêu dấu của mình.

* Buổi chiều:

  • Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.
  • Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.

* Buổi tối:

  • Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.
  • Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.
  • Trăng tỏa sáng đôi bờ sông, soi rõ từng khuôn mặt.
  • Một số người chèo thuyền ra giữa sông hóng gió, ngắm trăng.

3. Kết bài:

  • Dòng sông quê hương – dòng sông kỉ niệm như người mẹ hiền của em.
  • Dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ mãi về dòng sông quê em.

Lập dàn ý tả cảnh biển

1. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về biển mà em định miêu tả

+ Biển này có tên gì? Ở đâu?

+ Em có dịp đến đây và quan sát khi nào?

“Rừng vàng, biển bạc” Biển là tài nguyên tạo ra của cải, biển mang đến cho con người những giá trị lợi ích cao. Bố mẹ muốn em có hiểu biết sâu rộng về biển nên dịp hè vừa qua em đã du lịch đến biển Nha Trang. Qua chuyến du lịch, em đã có những cảm xúc và ấn tượng khó quên về nơi đây.

Tham khảo thêm:   Công thức tính điện trở tương đương Công thức Vật lí 11

2. Thân bài

1. Miêu tả cảnh biển

Miêu tả biển theo trình tự từ xa tới gần:

  • Bầu trời: trong xanh, từng đám mây trắng lẻ loi trôi trên bầu trời; có những đám mây xen lẫn nhau tạo nên hình thù đặc sắc, ngộ nghĩnh.
  • Mặt trời: đỏ rực, tròn trĩnh như quả bóng ai “sút” lên đó mà quên không lấy xuống.
  • Mặt nước: biển trong xanh, nhìn được tận dưới nước có những hòn sỏi nhiều màu sắc.
  • Sóng biển: từng đợt sóng vỗ trắng xóa cả một vùng biển, vỗ ầm ầm vào những con thuyền đang “nghỉ chân” trên bờ biển.
  • Bãi cát vàng óng ánh, trải dài như đến tận chân trời và bao bọc trọn vùng biển tươi đẹp này.

2. Hoạt động của con người

  • Xa xa ngoài khơi, nhiều con thuyền tấp nập trở về đất liền sau chuyến đánh cá dài ngày. Khi họ cập bến vào bờ, trên khuôn mặt họ thể hiện rõ vẻ vui mừng thay vì vẻ mệt mỏi sau những đêm dài lênh đênh trên biển vì khoang tàu chứa đầy ắp “thành quả” nào là các loại cá, các loại cua,… vô vàn các loại hải sản.
  • Mặt trời dần lên một cao hơn quá đỉnh núi, người người tấp nập ra biển dạo chơi sau một đêm dài nghỉ ngơi. Với những hoạt động khiến bờ biển thêm nhộn nhịp như đi dạo, nô đùa với cát (xây những lâu đài cát, đắp cát lên người), tắm biển,… hay đi chợ ngay trên bờ biển để mua những đồ hải sản tươi sống vừa được đem về từ những chuyến đánh bắt ngoài khơi xa.
  • Khung cảnh biển càng trở nên náo nhiệt, rộn rã hơn so với khi biển chìm trong màn đêm.
  • Cảnh vật như bừng tỉnh dậy, tràn đầy sức sống mới sau một đêm dài nghỉ ngơi.
  • Một số người thưởng thức luôn hải sản được nhà hàng chế biến ngay trên bờ biển. Một cảm giác thật thích thú!

3. Kết bài

  • Nêu nhận xét về biển
  • Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về vùng biển…

Dàn ý tả biển Nha Trang

1. Mở bài: Vùng biển em định tả ở đâu? (Biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Bờ biển trải dài ngút tầm mắt, cong cong hình chữ C, xa xa là hòn Ngọc Việt.

b. Tả chi tiết:

  • Buổi sáng: nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.
  • Buổi trưa: nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.
  • Buổi chiều: nước biển có màu xanh dương đậm.
  • Chiều tà: biến đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan mãi, lan xa mãi.
  • Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít. Hòn Ngọc Việt màu xanh xám nổi bật trên nền trời.
  • Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa thắt vào chiếc áo xanh của biển.
  • Rặng dừa trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát lành cho thành phố Nha Trang.

c. Ích lợi của biển Nha Trang:

  • Nha Trang là thành phố du lịch, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.
  • Biển Nha Trang là cảng thương mại của tỉnh Khánh Hoà.
  • Biển Nha Trang là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng của miền Trung.

3. Kết luận:

  • Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển Nha Trang.
  • Em làm gì để giúp biển Nha Trang thêm giàu đẹp? (giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, học giỏi để có nghề tốt góp phần xây dựng quê hương).

Dàn ý Tả cảnh biển Vũng Tàu

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

  • Vào mùa hè, em cùng gia đình đi tắm biển ở Vũng Tàu.
  • Bãi biển Vũng Tàu là một thắng cảnh đẹp của đất nước ta.

2. Thân bài: Tả bãi biển:

  • Bãi biển chạy vòng từ Bãi Trước đến Bãi Sau.
  • Bờ biển cong cong hình lưỡi liềm ôm gọn lấy bãi cát trắng thoai thoải.
  • Các dãy núi lớn nhỏ nhấp nhô ôm lấy biển.
  • Mặt trời nhô lên từ từ, sáng rực và tròn to như cái đĩa khổng lồ.
  • Buổi sáng biển lặng sóng, êm ả như mặt hồ.
  • Gió thổi mát lộng xen lẫn ánh nắng lung linh dập dờn trên những đợt sóng biển nhè nhẹ.
  • Mặt biển mênh mông, không thấy đâu là bến bờ.
  • Nước biển xanh lơ, rồi xanh thẳm, thay đổi theo buổi trong ngày.
  • Sóng biển ì ầm từng đợt cuồn cuộn ào ạt xô vào bờ cát.
  • Cát trắng mịn màng óng ánh dưới ánh nắng chói chang.
  • Hàng dương xanh ngắt hai bên bãi biển vi vu, ngả nghiêng theo gió.
  • Những chiếc dù xanh đỏ xếp liền nhau trên bãi biển.
  • Du khách tấp nập đông đúc trên chiếc ghế dài hướng ra biển hóng mát.
  • Tiếng nói cười xen lẫn tiếng sóng biển ầm ĩ.
  • Trẻ em vui đùa trên bãi cát, hoặc cùng cha mẹ tắm biển gần bờ.
  • Nhiều trò chơi tập thể vui nhộn, sôi nổi, tạo không khí vui vẻ, sảng khoái diễn ra trên biển.
  • Thỉnh thoảng có vài du khách chơi trò cảm giác mạnh trên biển như ca nô lướt sóng, mô tô nước,… Họ điều khiển ca nô, mô tô nước vượt qua những con sóng cao trong tiếng cổ vũ của người xem.
  • Đàn chim biển tung cánh bay rợp trời.
  • Xa xa, đoàn thuyền đánh cá nhấp nhô xuôi ngược.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

  • Bãi biển Vũng Tàu có những nét riêng hấp dẫn khách du lịch.
  • Em mong hè nào cũng được ba mẹ dẫn đi chơi.
  • Khu du lịch này có tiềm năng cao đem lại nguồn lợi về kinh tế cho nước nhà.

Dàn ý tả con sông Hồng

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

  • Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Hồng, thị xã Sơn Tây.)
  • Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông Hồng gắn bó với tuổi thơ em.)

2. Thân bài:

Tham khảo thêm:   Kế hoạch hoạt động đánh giá và khảo sát trẻ 5 tuổi Mẫu khảo sát trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn phát triển trẻ em

* Tả dòng sông:

a) Buổi sớm:

  • Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
  • Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.
  • Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
  • Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước…
  • Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.
  • Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp…

b) Buổi chiều:

  • Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.
  • Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
  • Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

  • Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
  • Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương

Dàn ý tả dòng sông Hương

1. Mở bài

Giới thiệu về dòng sông Hương

2. Thân bài

a. Sông Hương buổi sớm mai:

  • Bầu không khí thanh bình tuyệt diệu
  • Dòng sông gợn những con sóng lăn tăn nhẹ nhàng
  • Mặt sông xanh biếc, nước trong veo và tươi mát.
  • Thấp thoáng trên sông là những chiếc thuyền nhỏ của người dân chài cũng đang thức giấc, chuẩn bị cho một ngày lao động mới.
  • Màn sương giăng trên không trung càng tô điểm cho vẻ huyền diệu, thơ mộng của sông Hương.
  • Bên bờ sông là những cụ già đang rảo bước đi bộ tập thể dục buổi sáng

b. Sông Hương buổi ban trưa

  • Sông Hương lại khoác lên mình màu áo lung linh và kiều diễm.
  • Ánh nắng vàng tươi xuyên qua từng dòng nước tạo nên vẻ lộng lẫy cho dòng sông.
  • Sóng nước cũng vội vã hơn trong từng đợt gió lùa.
  • Mặt sông in bóng hàng phượng đỏ rực, in bóng những dãy nhà cao tầng hai bờ
  • Dưới mặt sông lúc này như đang có một cõi trần gian vậy, có cỏ cây, có nhà cửa và cả bóng con người.

c. Sông Hương khi chiều về

  • Nàng Hương lúc này khoác cho mình chiếc áo của ánh vàng hoàng hôn
  • Dòng sông tĩnh lặng mà ấm áp lạ thường.
  • Sông Hương khi đêm xuống
  • Trên những ánh đèn lung linh, trên những con phố đông vui và nhộn nhịp, sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp rất riêng
  • Trên dòng sông lúc này, em nghe được tiếng vọng câu hò Huế âm vang nơi những khoang thuyền chở khách ngao du
  • Cầu Trường Tiền được thắp sáng với những ánh đèn rực rỡ màu sắc càng làm cho dòng sông thêm toả sáng

3. Kết bài

  • Nêu tình cảm của em với dòng sông.

Dàn ý Tả cảnh dòng sông Hàn

1. Mở bài

  • Giới thiệu về dòng sông Hàn ở Đà Nẵng.

2. Thân bài

– Tả bao quát dòng sông:

– Tả dòng sông theo trình tự thời gian, thời điểm trong ngày:

  • Bình minh, buổi sáng dòng sông hiền hòa, êm đềm, ít tàu thuyền qua lại
  • Buổi chiều, hoàng hôn dòng sông nhộn nhịp tàu thuyền ra vào, bờ sông nhiều người đi hóng gió, tập thể dục.
  • Buổi tối: dòng sông Hàn lung linh huyền ảo và thơ mộng dưới những ánh đèn điện.

– Tả dòng sông Hàn theo trình tự không gian:

  • Dòng sông nhìn từ xa uốn lượn quanh co, về gần lại rộng mênh mông, sóng nước dập dìu.
  • Dòng sông nhìn từ trên cao xuống như một dải lụa mềm.

3. Kết bài

  • Cảm nhận của em về dòng sông Hàn.

Dàn ý chi tiết tả một con suối

1. Mở bài: Giới thiệu con suối mà em định tả ở đâu? Em đến đó vào lúc nào?

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

  • Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng, trắng xoá một vệt trên vùng núi cao tưởng như thác, đó chính là suối Song Luỹ.

b. Tả cảnh chi tiết:

  • Dòng suối rộng độ hai mươi mét, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ toả bóng mát rượi.
  • Nước suối thế nào? (trong vắt, mát lạnh).
  • Cảnh hai bên bờ suối thế nào? (Rừng già có nhiều cây cao, to, vòm lá dày, che mát rợp).
  • Nhìn về xuôi, xa xa là những mái nhà của đồng bào dân tộc Thượng.
  • Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.
  • Tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.
  • Gió rừng thổi mát, dễ chịu,

c. Nêu ích lợi của dòng suối:

  • Cung cấp nước cho bản làng dân tộc sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt.
  • Điều hoà thời tiết.

3) Kết luận:

  • Nêu tình cảm, suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của con suối đã tả.

Dàn ý miêu tả một hồ nước

1. Mở bài: Dịp hè em có dịp vào thăm gia đình chú và được thăm hồ Dầu Tiếng ở Bình Dương

2. Thân bài: Tả chi tiết hồ Dầu Tiếng

  • Hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam
  • Hồ có diện tích trải dài trên địa phận ba tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
  • Mặt hồ trải rộng mênh mông, thi thoảng có những làn sóng nhẹ lăn tăn trên mặt nước
  • Hồ có phong cảnh hữu tình và hệ sinh thái độc đáo.
  • Trong lòng hồ còn có nhiều ốc đảo với tên: đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò…

Vai trò:

  • Điều phối nước sông Sài Gòn, kênh phía Đông và phía Tây
  • Cung cấp nước cho sông Sài Gòn, tưới nước cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh cũng những các tỉnh lân cận…

3. Kết bài: Hồ Dầu Tiếng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là địa chỉ thích hợp cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, tránh xa ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố.

Dàn ý miêu tả thác nước

1. Mở bài: Kì nghỉ hè em có dịp tham quan thác Bạc ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc

2. Thân bài:

  • Tả cảnh bao quát: Nhìn từ xa, thác như một dải lụa bạc đổ từ trên cao xuống
  • Tả cảnh chi tiết:
    • Dòng thác rộng khoảng mười mét, bắt nguồn từ một đỉnh núi có độ cao khoảng 60 mét.
    • Nước từ trên thác đổ xuống rất trong và mát lạnh
    • Cảnh hai bên dòng thác là những bụi cây xanh rì, những tấm rêu xanh….
    • Những dòng nước mát từ thác đổ xuống len lỏi từng tảng đá chảy về xuôi….
    • Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.
    • Gió rừng thổi mát, dễ chịu,…..
  • Nêu ích lợi của dòng suối:
    • Là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch
    • Điều hoà thời tiết.

3. Kết luận: Em rất thích thác bạc, về thành phố em sẽ giới thiệu với mọi người…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả cảnh sông nước (15 mẫu) Lập dàn ý tả cảnh dòng sông quê hương em của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *