Bạn đang xem bài viết ✅ Tập làm văn lớp 4: Viết mở bài và kết bài tả cái trống trường em (12 mẫu) Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật – Tuần 14 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 12 Mở bài và kết bài tả cái trống trường em SIÊU HAY, giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều vốn từ, biết cách viết đoạn mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng tả cái trống trường em.

Tả cái trống

Với 12 mở bài tả cái trống, kết bài tả cái trống, các em còn rèn luyện thật tốt kỹ năng viết văn tả tả đồ vật. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để ngày càng học tốt phân mônTập làm văn lớp 4:

Mở bài tả cái trống trường em

Mở bài trực tiếp tả cái trống

Mẫu 1: Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho em ấn tượng nhất, đó là chiếc trống trường.

Tham khảo thêm:   Soạn Sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời Soạn Lịch sử 9 trang 68

Mẫu 2: Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.

Mẫu 3: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.

Mở bài gián tiếp tả cái trống

Mẫu 1: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.

Mẫu 2: “Tùng! Tùng! Tùng!” Âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi cho tôi nhớ đến hình ảnh cái trống trường tôi. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Mẫu 3: “Cũng không biết cái trống có từ bao giờ. Hồi tôi vào lớp một, đã thấy trống ngồi bệ vệ trên cái giá đặt ngay ở phòng bảo vệ. Và bây giờ, nó vẫn nằm ở đây. Hơn ba năm rồi, nó vẫn thủy chung với chúng tôi, đếm từng vòng quay của chiều đồng hồ treo tường để báo hiệu giờ ra vào lớp cho chúng tôi học tập, vui chơi”.

Kết bài tả cái trống trường em

Kết bài mở rộng tả cái trống

Mẫu 1: Không phải riêng chúng tôi mà cả các anh chị lớp trước đã từng học ở đây, mỗi lần nghe tiếng trống trường nhịp đều gợi lại cho mình biết bao những kỉ niệm. Ba hồi trống náo nức buổi tựu trường nghe âm vang như một ngày hội. Sáu tiếng trống báo hiệu giờ vào học. Một nhịp trống ba rộn rã niềm vui giờ giải lao. Và một hồi dài ngân vang tha thiết như lưu luyến tiễn đưa chúng tôi trở về nhà sau một buổi học căng thẳng nhưng thú vị.

Tham khảo thêm:  

Mẫu 2: Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến. Nhưng hè tới rồi, mới nghỉ vài tuần lại mong đến với trường vui chơi cùng bạn bè và cũng để nghe trống trường cất nhịp tưng bừng trong ngày hội khai trường. Ôi! Tiếng trống sao mà thiết tha làm vậy.

Mẫu 3: Rồi mai đây, chúng em sẽ phải rời xa mái trường tiểu học Khánh Hà thân thương nhưng âm thanh thôi thúc, rộn ràng của tiếng trống trường thuở ấu thơ vẫn vang vọng mãi trong tâm trí em.

Kết bài không mở rộng tả cái trống

Mẫu 1: Trống trường thực sự là bạn đồng hành của tuổi học sinh. Mai đây lớn lên, chúng em sẽ phải rời xa ngôi trường thân yêu của mình song mãi mãi tiếng trống trường vẫn luôn trong kỉ niệm”.

Mẫu 2: Em rất thích nghe tiếng trống trường em. Mai này lớn lên, dù có đi đâu thì tiếng trống trường vẫn mãi văng vẳng bên tai, như một kỉ niệm tươi đẹp của đời học sinh.

Mẫu 3: Em yêu lắm chiếc trống trường thân thương. Mong sao, những chiếc trống sẽ còn mãi với trường học, không bị thay thế bởi bất kì loại chuông báo nào cả.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 4: Viết mở bài và kết bài tả cái trống trường em (12 mẫu) Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật – Tuần 14 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Bắp cải bao nhiêu calo? Ăn bắp cải có giảm cân không?

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *