Bạn đang xem bài viết ✅ Tập làm văn lớp 4: Kể về việc làm của em với các bạn để giúp người khuyết tật Dàn ý & 8 câu chuyện giúp đỡ người tàn tật lớp 4 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 8 bài Kể về việc làm của em với các bạn để giúp người khuyết tật hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài kể chuyện của mình thật hay, thật sinh động.

Người khuyết tật

Với 8 câu chuyện nói về những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình mà em đã tham gia hay được chứng kiến trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp các em rèn kỹ năng kể chuyện thật tốt. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Dàn ý Kể câu chuyện giúp đỡ người tàn tật lớp 4

1. Mở đầu câu chuyện:

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

2. Diễn biến câu chuyện:

Trình bày những hành động của nhân vật thể hiện: giúp đỡ các việc làm sinh hoạt hàng ngày, giúp đỡ về việc học tập, di chuyển,…

3. Kết thúc câu chuyện:

Nhận xét về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện và những bài học cho bản thân em.

Kể về việc làm của em để giúp người khuyết tật

Tối hôm qua, em đã cùng bạn đi xem sách ở hiệu sách gần nhà. Chúng em vào lúc cửa hàng khá đông đúc.

Khi em và bạn đang chia nhau ra để tìm cuốn sách đang cần, thì em bắt gặp ở trong góc một chị gái đang ngồi trên xe lăn. Chị ấy chăm chú nhìn vào tầng thứ 5 của giá, khá là cao. Nhân viên bán hàng thì lại đang quá tải, vì khách vào đông đúc ồn ào, không ai nhận ra là chị ấy đang cần giúp đỡ cả. Thế là, em lấy can đảm và tiến lại gần, đặt câu hỏi:

– Chị ơi, chị cần em giúp gì không ạ?

Đáp lại em là cái nhìn đầy ngại ngùng của chị ấy. Sau một khoảng lặng, chị ấy nhẹ nhàng nói với em, là muốn lấy cuốn sách truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Thế là em liền tìm kiếm vị trí của cuốn sách, rồi kéo chiếc ghế nhựa nhỏ một bên, và lấy sách xuống cho chị ấy. Cầm cuốn sách, chị ấy rất vui và cảm ơn em liền. Em có ngỏ ý hỏi xem chị ấy cần cuốn sách nào nữa không, thì chị ấy từ chối. Lúc này, em mới đi tìm cuốn sách mà mình cần.

Tối đó, trên đường về nhà, lòng em cứ phấn khởi mãi. Tuy việc em làm chẳng phải lớn lao, nhưng em vẫn hạnh phúc khi đã giúp đỡ được cho người khác.

Kể về việc làm của em để giúp người khuyết tật – Mẫu 1

Kể về việc làm của em với các bạn để giúp người khuyết tật

Em có một người anh họ tên Nghĩa kém may mắn bị liệt hai chân từ lúc bé. Thỉnh thoảng em ghé thăm nhà bác, giúp anh Nghĩa làm một số công việc.

Năm nay anh Nghĩa mười lăm tuổi. Tay và vai anh phát triển bình thường nhưng từ bắp đùi xuống hai bàn chân thì co rút, teo lại. Hai chân anh bé xíu rất khó cử động. Khi ngồi một chỗ,anh có thể làm những việc vặt như: xếp quần áo, lau chén để vào tủ. Khi muốn di chuyển, anh dịch chuyển người trên hai cái bàn ngồi thấp sát đất.Hai cái bàn ngồi thay phiên nhau giúp anh “đi” về phía trước hoặc dịch lùi. Tuy có tật bệnh nhưng anh rất chăm làm việc. Em đến nhà giúp anh nấu cám cho lợn ăn. Anh Nghĩa ngồi trên bàn ngồi, cắt rau lang vun thành đống. Em dùng rổ xúc rau đã băm đổ vào thùng rồi đem thùng đó bắc lên bếp đã gác củi sẵn. Sửa cái thùng cho chắc chắn, em lấy xô xách nước đổ vào thùng. Độ ba xô nhỏ thôi, nước đã ngập rau rồi. Trên rau, em xúc bắp xay đổ vào. Khi em đậy nắp thùng xong, anh Nghĩa nhóm bếp. Bác em, mẹ của anh Nghĩa, trước khi đi làm đã gác sẵn củi và mồi nhen lửa. Anh Nghĩa bật quẹt, nhen lửa vào tờ giấy đun vào bếp, em dùng quạt, quạt nhè nhẹ. Chút xíu thôi là củi bắt lửa cháy đượm quanh đáy thùng. Hai anh em em ngồi đun củi, chờ nồi cháo rau sôi lục đục. Khi nồi cháo chín, em giúp anh Nghĩa tắt lửa, vùi củi vào tro cho tắt ngấm rồi phụ anh Nghĩa làm việc khác. Xong việc, em mang đến cho anh Nghĩa mấy quyển truyện thiếu nhi. Anh Nghĩa thích xem truyện tranh Tây Du Kí và lúc nào cũng giành tự đọc, không chịu để em đọc cho nghe.

Tham khảo thêm:   Tháng cô hồn kiêng gì? 17 điều kiêng, cấm kỵ trong tháng cô hồn

Em rất thương anh Nghĩa và quý tính tự học, chăm làm của anh. Mặc dù anh tàn tật nhưng anh giúp đỡ mẹ anh rất nhiều trong việc nhà. Anh Nghĩa là tấm gương siêng năng vui sống mà em học tập. Em rất vui được giúp anh Nghĩa.

Kể về việc làm của em để giúp người khuyết tật – Mẫu 2

Tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện có thật về một bạn nho bị tật nguyền ở cạnh nhà tôi – Một người bạn thân của tôi.

Tên cậu là Chòi. Nhà rất nghèo. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Trông cậu thật đáng thương. Chòi bị liệt nên không giúp gì được cho mẹ. Mọi công việc dường như đều đổ dồn lên đôi vai gầy guộc của người mẹ. Mẹ Chòi đã nhiều lần đưa Chòi đến các nhà thương để chữa trị nhưng vì tiền bạc quá ít ỏi, chữa được một hai tuần, hết tiền lại phải đưa Chòi về. Gia đình cùng ngày càng túng thiếu. Ngay đến cái ăn đã không được nó, nói gì đến cái mặc. Quần áo thời là những mảnh vải vụn chắp vá. Mẹ Chòi đi làm tối ngày, ở nhà một mình Chòi lê la từ nhà ra ngõ, từ ngõ vào nhà, người lấm lem bụi bặm, tóc tai bù xù, vàng hoe. Một hôm, tôi nói với bố tôi: “Cu Chòi tội nghiệp lắm, bố ạ! Chòi muốn đi học mà nhà không có điều kiện. Có cách gì giúp Chòi được không bố?”. Bố bảo: “Bố sẽ viết đơn xin cho Chòi đi học. Bố sẽ mua cho Chòi một cái nạng, con sang nhà Chòi tập cho bạn đi”. Từ đó, ngày nào tôi cũng sang nhà Chòi, cùng Chòi luyện tập. Sau ba tháng nghỉ hè của tôi, cũng là ba tháng Chòi kiên trì tập luyện với sự trợ giúp của tôi, Chòi đã tự mình đi lại được. Và đầu năm học ấy, bố tôi đã xin cho cậu vào học lớp Một cùng một trường với tôi. Hàng ngày đến lớp, tôi thường mang hộ cặp sách cho Chòi và cùng Chòi sánh bước đến trường. Suốt ba năm học từ lớp Một đến lớp Ba, lúc nào tôi cũng ở bên Chòi giúp đỡ cho bạn ấy. Và bây giờ thì Chòi đã tự đi lại một mình. Cuối năm lớp Ba, tôi chuyển trường theo gia đình về đây. Chòi thường xuyên viết thư cho tôi thông báo tình hình học tập và sức khoẻ của bạn ấy. Điều mừng nhất của tôi là cậu ấy tự đi lại tốt, học vào loại giỏi và giúp đỡ mẹ mình được nhiều việc. Lúc nào, Chòi viết thư cho tôi, cũng ghi mấy dòng cuối thư “Ba cậu với cậu là ân nhân của mình. Tình cảm ấy, công ơn ấy mình không bao giờ quên. Nhớ cậu vô cùng”.
Chuyện của Chòi và tôi là thế đấy. Tôi không bao giờ nghĩ về việc giúp Chòi là ơn huệ với cậu ấy mà chỉ nghĩ rằng “Chòi là bạn thân thiết của tôi. Tất cả chỉ là tình cảm bạn bè cần phải giúp đỡ, cưu mang nhau”.

Kể về việc làm của em để giúp người khuyết tật – Mẫu 3

Lớp chúng em học là lớp 4A, cả lớp có tất cả ba mươi bạn học sinh và một điều đặc biệt là trong lớp em có một bạn bị khuyết tật, bạn ấy tên là Lan. Lan bị bại liệt từ nhỏ nên không đi lại được. Trong lớp bạn rất được thầy cô, bạn bè yêu quý và luôn nhận được sự giúp đỡ của mọi người đặc biệt là của các bạn trong lớp.

Lan có hoàn cảnh kém may mắn hơn những bạn khác nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của bạn, tuy vậy nhưng Lan luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti mỗi khi đến lớp và rồi với tình thương của cô giáo và sự quan tâm của các bạn trong lớp bạn Lan đã tự tin hơn, xóa đi mọi khoảng cách để hòa đồng với mọi người.

Lan là một bạn học sinh rất chăm chỉ, mặc dù việc đi lại rất khó khăn nhưng bạn đi học rất đều, hàng ngày bố của bạn đều đèo bạn đến trường và cõng bạn vào tận chỗ ngồi trong lớp, ghế ngồi của bạn cũng được thiết kế rất đặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi và thoải mái nhất cho bạn trong mọi hoạt động ở lớp. Trong lớp, với sự hiền lành và thân thiện của mình, Lan luôn nhận được sự yêu quý của các bạn trong lớp, trong lớp của chúng em không bạn nào có thái độ miệt thị với Lan cả mà ngược lại luôn quan tâm và tận tình giúp đỡ khi Lan gặp khó khăn.

Hàng ngày bố Lan đưa Lan đến lớp rồi lại tất bật với công việc của mình, còn mọi hoạt động của Lan ở lớp đều do chúng em và cô giáo lo cho bạn. Từ việc giúp bạn đi mua đồ ăn, đi vệ sinh và nhiều việc khác nữa. Khi ở nhà bố mẹ giúp Lan và khi đến trường thì chúng em chính là đôi chân của bạn. Có hôm tan học bố Lan chưa đến đón kịp thì cô giáo và một bạn trong lớp phụ trách việc đưa Lan về tận nhà. Biết gia đình Lan có hoàn cảnh khó khăn nên cô giáo chủ nhiệm và chúng em đã thành lập một quỹ nhỏ ở trong lớp để giúp đỡ bạn, đơn giản như chỉ là mua vài quyển sách, vở mới hay hơn thế nữa là mua áo ấm cho Lan.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Kể về một việc làm tốt của bạn em (Dàn ý + 10 mẫu) kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 31

Dịp Tết đến cô giáo và chúng em đến tận nhà Lan chơi và tặng quà Tết cho gia đình Lan. Lan rất vui, bạn ấy còn khóc nữa, Lan có viết một tấm thiệp gửi đến chúng em, Lan muốn cảm ơn cô giáo và các bạn trong lớp rất nhiều vì nhờ có mọi người mà Lan luôn cảm thấy vui vẻ và ấm áp, xóa đi phần nào nỗi buồn và sự mặc cảm về hoàn cảnh và thêm yêu cuộc sống này hơn.

Đối với em và tất cả các bạn trong lớp thì Lan luôn là một người bạn tốt, chúng em thấy khâm phục bạn ở tinh thần và nghị lực vượt lên khó khăn để được đi học giao và giao lưu với mọi người. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công trên con đường chinh phục tri thức của mình.

Kể về việc làm của em để giúp người khuyết tật – Mẫu 4

Hôm đó là thứ ba, trời mưa dai dẳng từ sáng. Tan trường, mưa vẫn nặng hạt, em và các bạn: Thu, Huế, Nga, Minh đứa quàng áo mưa, đứa đi ô cùng chờ nhau đi về.

Trên đường về mặc dù trời mưa nhưng chúng em vẫn nói cười rất vui vẻ. Thu thì kể chuyện được điểm cao, nếu trời không mưa chắc chắn bạn ấy đã cho chúng em xem vở rồi, Nga kể lại câu chuyện đạo đức mà lớp Nga vừa đóng kịch, chúng em thấy lý thú, đứa nào cũng hào hứng lắng nghe. Bỗng dưng, tất cả chúng em đứng khựng lại vì thấy một cụ già đang cố gắng sang đường.

Cụ không quàng áo mưa mặc dù ngoài trời đang mưa to. Cụ có đội một chiếc nón đã rất cũ rồi, chiếc áo trên người cụ đã ướt sũng, chúng em biết cụ bị dính mưa từ lâu. Có lẽ tất cả 5 đứa em đều tự đặt ra câu hỏi: Sao cụ lại không có áo mưa? Sao không ai đưa cụ đi?… Điều đặc biệt, cụ không thể đi lại bình thường, thì ra chiếc lưng cụ còng đi một phần vì cụ chỉ có thể đi lại bằng một chân, chiếc chân kia của cụ đứng vững được là nhờ có nạng. Cả 5 đứa, không ai bảo ai, chạy đến chỗ cụ già. Minh đi ô nên Nga vội cởi chiếc áo mưa của mình khoác lên người cho cụ. Minh cũng nhanh nhẹn che ô cho Nga quàng cho cụ áo mưa. Nga nói: Cụ ơi, trời mưa to lắm, cụ khoác chiếc áo mưa này đi ạ!

Khuôn mặt cụ đã ướt do chiếc nón không được lành, tôi vội lấy chiếc khăn mùi xoa lau cho cụ, hỏi ra chúng tôi mới biết nhà cụ cách đây 10 cây số, cụ biết tin bạn mình mất nên đã đi từ sáng sớm để viếng thăm, cụ không có con cái và cũng không mang theo tiền nên cứ vậy đi dưới trời mưa trong cái khó khăn, nặng nề của người khuyết tật. Chúng tôi xúc động và thương cụ lắm. Cả 5 đứa, đứa dắt tay cho cụ, đứa chạy đi tìm người lớn nhờ giúp đỡ. Khi có người đến giúp, cụ cũng nắm tay từng đứa và cảm ơn.

Chúng tôi đứa nào đứa ấy, khi thấy cụ đã ngồi lên xe an toàn đều lặng lẽ cùng nhau quay về. Có đứa xúc động rưng rưng, nhưng tất cả cũng ấm lòng vì giúp được bà cụ tàn tật gặp khó khăn như vậy.

Kể về việc làm của em để giúp người khuyết tật – Mẫu 5

Kể về việc làm của em với các bạn để giúp người khuyết tật

Ở khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm. Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lại chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc.

Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô Nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.

Biết hoàn cảnh khó khăn của bà Năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫm quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:

– Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủ nhật là được nghỉ. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!

Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười:

– Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!

Tham khảo thêm:   Cách nấu cháo lươn thơm ngon

Ba chúng em đều thích và vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.

Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.

Chúng em cũng vậy, niềm vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn, buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân “.

Kể về việc làm của em để giúp người khuyết tật – Mẫu 6

Hưng là cậu bạn thân nhất của em. Nhà bạn ấy gần nhà em với hoàn cảnh gia đinh vô cùng khó khăn. Bố bạn ấy mất khi Hưng mới lên hai. Mẹ bạn ấy phải tần tảo vất vả để nuôi ăn học. Hưng đã lên 9 tuổi nhưng không thể làm được việc nhà giúp mẹ vì bạn ấy bị liệt hai chân sau một cơn sốt nặng vào năm lên 7 tuổi. Mẹ Hưng đã cố gắng đi làm kiếm tiền, vay mượn, thậm chí còn bán cả nửa ngôi nhà để có tiền đi chữa trị những bệnh viện tốt nhất nhưng tình trang không được cải thiện. Vì thế, gia đình Hưng khó khăn giờ càng khó khăn hơn. Mẹ bạn ấy phải đi làm lo chạy từng bữa ăn chứ đừng nói đến cái gì đẹp để mặc. Mẹ bạn ấy đi làm từ sáng sớm tinh mơ đến tận tối mịt mới về nên Hưng cứ lủi thủi một mình.

Quá thương bạn nên em đã nói với bố em: “Con thương bạn Hưng quá bố ạ! Bạn ấy rất muốn được đi học mà không có điều kiện. Bố có cách nào giúp bạn ấy thực hiện được ước mơ không ạ?”

Nghe vậy bố em bảo: “Bố sẽ viết đơn xinh cho Hưng được tới lớp như chúng bạn và bố vận động khu nhà mình góp tiền mua cho bạn ấy một chiếc xe lăn. Con chịu khó sang động viên và đưa bạn ấy đi học nhé!”.

Một tháng sau, cả khu xóm nhà em đã góp đủ tiền và mua tặng Hưng chiếc xe lăn, cùng lúc đó cũng là đầu năm học mới và nhà trường cũng đồng ý cho Hưng được đến trường như bao người khác. Hằng này, em thường dậy sớm hơn mọi khi để chuẩn bị cắp sách sang đưa Hưng đi học cùng. Trên con đường tới trường chúng em luôn chuyện trò rất vui vẻ. Do mất gần 2 năm ở nhà nên em học trước Hưng 2 lớp nên có gì không hiểu em sẵn sàng giúp đỡ và động viên Hưng học tập.

Sau một năm miệt mài học tập, Hưng cũng đạt danh hiệu học sinh khá giỏi và được các bạn trong lớp yêu mến và nể phục. Cũng thời điểm đó, bố mẹ em chuyển công tác lên thành phố, nên em cũng phải chia tay trường lớp, chia tay người bạn thân nhất của em để theo bố mẹ. Tuy nhiên, em và Hưng luôn liên lạc, viết thư thăm hỏi sức khỏe và động viên nhau trong rèn luyện và học tập. Điều tuyệt vời nhất là sau 1 năm ngồi xe lăn, Hưng đã tự mình đi xe đến trường và sau một năm xa nhau, Hưng thông báo với em là bạn ấy đã trở thành học sinh giỏi xuất sắc. Em rất vui khi thấy được nghị lực vươn lên và sự cố gắng trong học tập của Hưng.

Em cũng học tập rất nhiều về ý chí vượt khó của Hưng để trở thành con ngoan trò giỏi.

Kể về việc làm của em để giúp người khuyết tật – Mẫu 7

Nam là một cậu bé bằng tuổi em nhưng không may bạn ấy kém phát triển về trí tuệ lẫn thể hình. Bố mẹ Nam đưa Nam đi khám nhiều bác sĩ, bệnh viện nhưng rồi cũng đành chờ thời gian lớn lên Nam có đỡ hơn không. Em ở sát nhà Nam, em thường sang chơi với Nam và giúp bạn ấy học tập.

Mười tuổi nhưng Nam bé choắt như một học sinh lớp một. Tay chân bạn ấy bình thường không có tật gì nhưng mảnh khảnh, gầy yếu. Nam vụng về. Cầm nắm cái gì cũng yếu ớt, có khi bạn ấy không tự sắp xếp mọi thứ như người bình thường được. Bạn ấy thường làm rơi vỡ đồ đạc cho nên lúc nào cũng phải có người bên cạnh trông nom cho bạn ấy. Nam chưa nhận rõ mặt con chữ, âm, vần. Bạn ấy chưa biết đọc và cũng chẳng biết viết gì ngoài việc tô màu trên giấy. Em cố giúp bạn ấy nhớ mặt các phụ âm và vần. Em chỉ bạn ấy cách viết các chữ, tiếng, từ đã được in sẵn ở vở tập viết mà mẹ Nam mua. Dần dà, Nam đọc được chút ít rồi học hết sách Tiếng Việt lớp một – tập một. Mỗi ngày em giúp Nam học độ một giờ đồng hồ, sau đó chúng em chơi cờ cá ngựa. Chúng em chơi rất vui. Nam hiền, bạn ấy cười rất dễ thương. Không phải ngày nào chúng em cũng học và chơi với nhau. Có khi Nam ốm cả tuần liền. Bạn ấy đã gầy lại gầy thêm.

Em rất thương Nam. Em cảm nhận được một điều là con người sinh ra bình thường không tàn tật là một diễm phúc lớn. Biết vậy nên em rất quý bản thân mình và càng thương yêu, chia sẻ với Nam. Em mong Nam mau chóng phát triển tốt hơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 4: Kể về việc làm của em với các bạn để giúp người khuyết tật Dàn ý & 8 câu chuyện giúp đỡ người tàn tật lớp 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *