Bạn đang xem bài viết ✅ Tập làm văn lớp 3: Kể về ngày hội đấu vật mà em biết (8 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 3 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu bài Tập làm văn lớp 3: Kể về ngày hội đấu vật mà em biết, đến các em học sinh.

Kể về ngày hội đấu vật mà em biết
Kể về ngày hội đấu vật mà em biết

Tài liệu gồm dàn ý và 8 bài văn mẫu lớp 3, mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Kể về ngày hội đấu vật mà em biết – Mẫu 1

Những ngày hội làng luôn là những ngày em mong đợi nhất. Bởi trong đó có những hoạt động em rất thích, đó là đấu vật. Mỗi keo vật luôn làm cho mỗi người cảm giác hào hứng, thích thú.

Ngày hội được tổ chức hàng năm ở quê em mỗi dịp xuân về. Mọi người thi nhau đi trẩy hội và xem những trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó phần đấu vật được mọi người mong đợi và xem nhiều nhất. Các đô vật thường là người làng hoặc từ các làng bên cạnh. Em còn nhớ như in những hình ảnh của keo vật ở chung kết hội làng năm nay.

Trước khi bắt đầu trận đấu vật, người trọng tài và hai đô vật có màn chào hỏi ngay trên bục đấu và chào tất cả mọi người đang theo dõi. Phía ngoài sân đấu mọi người hò reo cổ vũ để trận đấu được bắt đầu. Khi trọng tài ra hiệu keo vật bắt đầu thì cả hai đô vật bắt đầu tập trung cao độ để nắm bắt điểm yếu của đối phương. Từng bước di chuyển nhẹ nhàng của người này là sự cảnh giác của người kia. Cuộc chạm trán bắt đầu khi những cả hai đô vật cùng tiến về phía nhau dùng những động tác chủ yếu là kéo và nắm. Những màn vật lộn của hai đô vật thu hút rất đông đảo bà con đến cổ vũ. Cả hai đều khoe sự săn chắc, dẻo dai trong từng động tác của mình.

Đấu vật đã làm cho không khí của lễ hội thêm sôi động hơn, hấp dẫn hơn bởi những màn trình diễn ấn tượng từ các đô vật. Qua đó, khích lệ tinh thần thể thao của mỗi người. Mỗi màn đấu là một màn đọ sức gay cấn và cam go tạo sự thích thú và phấn chấn cho mỗi người xem.

Kể về ngày hội đấu vật mà em biết – Mẫu 2

Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu vật thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé. Ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai, người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

Tham khảo thêm:  

Kể về ngày hội đấu vật mà em biết – Mẫu 3

Lễ hội vật truyền thống ở làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế diễn ra vào ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm. Là vùng đất có tinh thần thượng võ, người dân nơi đây đã chọn lọc các miếng võ độc đáo tỉnh hoa của các phái võ để kết tinh lại thành phái vật của riêng mình. Khác với các sới vật Hà Tây, Nam Định, sới vật làng Sình được tạo dựng như một võ đài, từ xa người xem cũng nhìn thấy rất rõ. Một trận vật thường diễn ra ba keo. Ai thắng hai keo là người chiến thắng cuối cùng. Luật thắng thua của mỗi keo rất đơn giản. Cứ “lấm lưng, trắng bụng” là thua. Ngoài ra, trước khi bắt đầu cuộc thi vật, người dân trong làng thường có lệ thả đèn cầu được làm bằng giấy gió và đốt bằng mỡ lợn để cầu may mắn. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo. Ôi lễ hội này mới vui làm sao!

Kể về ngày hội đấu vật mà em biết – Mẫu 4

Trong dịp Tết vừa qua, em được bố mẹ đưa đi chơi các lễ hội ở vùng ngoại thành. Em rất ấn tượng với hội vật ở Đan Phượng. Hội diễn ra từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm. Không khí hội vật rất tưng bừng và náo nhiệt. Một trận đấu vật bao gồm hai người tham gia. Hai đô vật khỏe mạnh, lực lưỡng bước vào sân cúi chào khán giả. Khi trọng tài tuýt còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu, hai đô vật đôi tay chắc khỏe ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy để tìm cách tiến lại gần đối thủ. Một hồi, đô vật thắt khăn xanh một tay giữ được chân đô vật thắt khăn đỏ, một tay giữ bờ vai. Khán giả đánh trống, vẫy cờ và hò reo không ngừng cổ vũ trận vật làm không khí càng náo nhiệt. Thân hình hai đô vật dũng mãnh, gương mặt nhễ nhại dưới ánh nắng. Thoắt cái, một đô vật đã vật được đối thủ ngã xuống đất. Khán giả vỗ tay, hò hét để chúc mừng chiến thắng này. Hai đô vật đưa cánh tay vạm vỡ lau vội mồ hôi trên khuôn mặt rồi giơ tay chào kết thúc trận vật. Hội vật thực sự đã trở thành nét đẹp văn hóa trong dịp đầu năm của người dân Đan Phượng.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Viết thư thăm hỏi chúc mừng sinh nhật người thân đang ở xa Dàn ý & 11 bài văn mẫu hay nhất lớp 4

Kể về ngày hội đấu vật mà em biết – Mẫu 5

Vào dịp Tết năm ngoái, làng em có tổ chức hội làng. Ở đó diễn ra rất nhiều cuộc thi, trò chơi thú vị… Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với cuộc thi đấu vật. Một trận đấu vật gồm có hai vận động viên. Trông họ người nào người nấy đều rất khỏe mạnh, lực lưỡng. Em có may mắn được xem trận chung kết của cuộc thi. Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Tiếng trống cùng với tiếng hò reo của khán giả vang lên khiến cho không khí trở nên thật sôi động. Hai đô vật đã tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm. Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai… một… Hết giờ!” – đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Khán giả vỗ tay, hò hét để chúc mừng chiến thắng của đô vật khăn xanh. Trọng tài bước đến cạnh đô vật chiến thắng, rồi cầm tay họ anh giơ lên. Sau đó, cả hai đô vật đưa cánh tay vạm vỡ lau vội mồ hôi trên khuôn mặt rồi giơ tay chào kết thúc trận vật. Hội thi đấu vật thật là thú vị và hấp dẫn.

Kể về ngày hội đấu vật mà em biết – Mẫu 6

Lễ hội đấu vật của quê em thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại lần lượt được diễn ra, cuối cùng hai đô vật mạnh nhất đã bước vào trận chung kết. Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật cởi trần, mặc một chiếc quần đùi có màu sắc khác nhau để phân biệt. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di chuyển trên sàn để thăm do đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng. Bỗng nhiên, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương, để giành chiến thắng. Sau đó là phần trao giải thưởng. Những tiếng vỗ tay chúc mừng vang lên. Buổi thi đấu đã kết thúc nhưng khiến cho người em cảm thấy vô cùng thích thú.

Tham khảo thêm:   Cách làm món ngan cháy tỏi thơm ngon nức mũi

Kể về ngày hội đấu vật mà em biết – Mẫu 7

Vào mùng tám tháng giêng, làng em sẽ tổ chức hội đấu vật. Sau nhiều vòng loại, hai đô vật mạnh nhất đã bước vào trận chung kết. Đó là đô vật khăn trắng và đô vật khăn vàng. Họ buộc một sợi dây có màu trắng hoặc vàng ở tay để phân biệt. Đầu tiên, hai đô vật bước lên chào hỏi khán giả. Sau đó, trọng tài sẽ thổi còi ra hiệu cho trận đấu bắt đầu . Hai đô vật cúi người chào nhau. Tiếng trống vang lên rộn ràng. Bầu không khí thật sôi nổi. Họ bắt đầu tiến sát lại gần nhau. Tay giữ vào vai đối thủ. Chân liên tục di chuyển để thăm dò đối thủ. Bỗng nhiên, đô vật khăn trắng lao vào, ôm lấy một bên chân đô vật khăn vàng với ý đồ nhấc bổng anh lên. Tưởng như đô vật khăn vàng sắp ngã. Nhưng không, đô vật khăn vàng vẫn đứng vững. Một lúc sau, đô vật khăn vàng thò tay xuống nắm lấy khố của đô vật khăn trắng, nhấc bổng anh ta lên. Vậy là đô vật khăn vàng đã thua cuộc. Khán giả ở dưới hò reo cổ vũ nhiệt tình. Những tiếng vỗ tay chúc mừng vang lên. Trận chung kết đấu vật quả là hấp dẫn.

Kể về ngày hội đấu vật mà em biết – Mẫu 8

Hằng năm, lễ hội đấu vật của quê em được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch. Em đã có dịp xem trận đấu chung kết. Đầu tiên, hai đô vật bước lên chào hỏi khán giả. Mỗi đô vật đeo một sợi dây có màu sắc khác nhau ở tay để phân biệt. Khi trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Tiếng trống vang lên rộn ràng. Hai đô vật liên tục di chuyển để thăm dò đối phương. Khán giả xung quanh hò reo cổ vũ rất nhiệt tình. Bỗng nhiên, đô vật khăn đỏ nắm lấy chân và tìm cách quật ngã đô vật khăn xanh. Đô vật khăn xanh ngã xuống đất. Trọng tài bắt đầu đếm ngược. Cuối cùng, đô vật khăn xanh không đứng lên được. Những tiếng vỗ tay chúc mừng vang lên. Trận đấu diễn ra thật hấp dẫn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 3: Kể về ngày hội đấu vật mà em biết (8 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 3 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *