Bạn đang xem bài viết Tại sao lại bị rạn da chân? Bị rạn da ở chân có chữa được không? tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rạn da chân là tình trạng phần da ở chân xuất hiện các vết rạn gây ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ. Khi bị rạn da chân, các bạn nữ rất dễ tự ti, luôn cố gắng che giấu những nơi bị rạn. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rạn da chân nhé!
Nguyên nhân gây nên tình trạng rạn da chân?
Để phòng ngừa gặp phải tình trạng này, trước hết, bạn nên tìm hiểu về nguyên nhân gây nên rạn da chân. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra rạn da chân:
Đang trong giai đoạn dậy thì
Dậy thì là giai đoạn mà ai cũng phải trải qua. Lúc này, cân nặng và chiều cao của bạn sẽ phát triển rất nhanh chóng. Vì vậy, da rất dễ bị kéo giãn ra do tăng cơ hoặc lên cân, gây nên rạn da.
Tăng cân quá nhanh
Lên cân một cách quá đột ngột không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, dáng vóc mà còn gây rạn da nữa. Khi cân nặng tăng quá nhanh, da bị căng, các liên kế mô dưới da vỡ ra, tạo thành các vết rạn.
Yếu tố di truyền
Di truyền là yếu tố dễ gây ra các bệnh liên quan đến da. Nếu trong gia đình hoặc họ hàng gần của bạn có người mắc bệnh rạn da, bạn cần phải chú ý nhiều hơn vì bạn có tỉ lệ gặp phải tình trạng rạn da cao hơn so với người khác.
Sử dụng quá liều corticoid
Có một số căn bệnh mà khi mắc phải bạn sẽ cần uống các loại thuốc có chứa corticoid. Việc sử dụng loại thuốc này quá liều hoặc quá lâu, trái với lời dặn của bác sĩ, có thể khiến da chân của bạn bị rạn nghiêm trọng.
Mang thai và sau sinh
Trong quá trình mang thai và sinh nở, các chị em rất thường gặp phải tình trạng rạn da ở bụng và đùi. Trong một số trường hợp, khi cân nặng tăng quá nhanh, vùng bắp chân cũng rất dễ bị rạn theo.
Hội chứng Marfan & Hội chứng Cushing’s
Đây là một dạng bệnh lý rất đặc biệt, gây suy yếu hệ thống da của người bệnh. Khác với các nguyên nhân đã kể bên trên, người mắc hội chứng này có thể bị rạn da chân ngay cả khi không hề lên cân hoặc tăng cơ.
Nhận biết các vết rạn da chân
Một trong những điểm mấu chốt giúp bạn điều trị rạn da chân hiệu quả là phát hiện sớm, điều trị sớm. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết những vết rạn da chân:
-
Xuất hiện các vết rạn màu tím sẫm và nâu, khác với vùng da xung quanh.
-
Các vết rạn chủ yếu nằm trên cùng một khu vực nhất định, gần như song song với nhau.
-
Ở giai đoạn đầu, các vết rạn có thể gây ngứa.
-
Tùy theo cơ địa mỗi người, các vết rạn về sau sẽ chuyển dần thành màu hồng nhạt hoặc trắng.
-
Nếu tình trạng rạn ngày càng nặng, khi chạm vào sẽ có cảm giác như hơi lõm xuống.
Rạn da chân có điều trị được không? Điều trị như thế nào?
Rạn da chân có thể điều trị được nếu bạn phát hiện sớm và tiến hành chữa trị kịp thời. Sau đây là một số cách trị rạn da chân bằng nguyên liệu tự nhiên có hiệu quả cao.
Nha đam
Collagen thực vật có trong nha đam có tác dụng nuôi dưỡng, tăng khả năng đàn hồi cho da. Các vitamin E và vitamin C trong nha đam giúp cân bằng sắc tố, giảm ngứa cho da. Hoạt chất polysaccharides, glycoprotein giúp trẻ hóa, giảm tình trạng lõm do rạn da.
Cách thực hiện:
Bước 1Gọt vỏ nha đam, tách lấy phần gel và mang đi rửa sạch.
Bước 2Cắt nhỏ gel nha đam, cho một lượng vừa đủ vào chén. Lượng gel nha đam tùy thuộc vào diện tích bị rạn lớn hay nhỏ.
Bước 3Cho vitamin E vào, trộn đều. Lượng dung dịch vitamin E tương đương 2 đến 3 viên nang.
Bước 4 Thoa hỗn hợp lên nơi bị rạn, mát – xa đều tay trong 5 đến 10 phút.
Bước 5Đợi 20 phút cho dưỡng chất thấm vào da rồi rửa lại với nước sạch.
Tần suất sử dụng: 1 lần/ ngày hoặc 2 – 3 lần/ tuần.
Dầu ô liu
Vitamin E trong dầu ô liu giúp cấp ẩm, dưỡng da. Chất béo bên trong dầu ô liu có hiệu quả ngăn ngừa oxy hóa, phục hồi thương tổn, hỗ trợ tạo collagen giúp da săn chắc hơn.
Cách thực hiện:
Bước 1 Cho 2 đến 3 muỗng dầu ô liu vào chảo hoặc lò vi sóng làm nóng. Bạn nên dùng dầu ô liu nguyên chất để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 2 Lấy ra và để nguội.
Bước 3Thoa dầu ô liu lên nơi bị rạn và mát – xa trong 5 đến 10 phút.
Bước 4Đợi 30 phút rồi rửa sạch. Bạn cũng có thể để qua đêm nếu muốn.
Tần suất sử dụng: sử dụng mỗi ngày trước khi ngủ.
Dầu dừa
Tương tự như dầu ô liu, dầu dừa rất giàu vitamin E và chất béo, có tác dụng dưỡng da, chống oxy hóa, làm mờ vết rạn.
Cách thực hiện:
Bước 1 Lấy 1 đến 2 muỗng dầu dừa cho vào chén. Bạn nên sử dụng loại dầu dừa nguyên chất bạn nhé!
Bước 2Thoa dầu dừa lên nơi bị rạn.
Bước 3Mát – xa 5 đến 10 phút và rửa sạch với nước.
Tần suất sử dụng: 2 lần/ngày vào sáng và tối hoặc 1 lần/ ngày vào buổi tối.
Lòng trắng trứng gà
Lòng trắng trứng gà có rất nhiều dưỡng chất tốt cho da như protein, collagen, vitamin A, vitamin B, axit amin,… Những dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ tái tạo da, giúp da đàn hồi và săn chắc hơn.
Cách thực hiện:
Bước 1 Đập vỡ một quả trứng gà, tách lấy lòng trắng trứng.
Bước 2Thoa lòng trắng trứng lên vùng da bị rạn.
Bước 3Mát – xa nơi vừa thoa và rửa sạch sau 20 phút.
Tần suất sử dụng: 3 – 4 lần/ tuần.
Khoai tây
Khoai tây chứa rất nhiều axit amin, vitamin A và B có công dụng dưỡng ẩm, chống lão hóa và chữa trị vết rạn da.
Cách thực hiện:
Bước 1 Lấy 1 củ khoai tây, rửa sạch và gọt vỏ.
Bước 2Cắt khoai tây thành lát mỏng.
Bước 3 Dùng khoai tây chà xát lên nơi bị rạn trong 5 phút.
Bước 4Đắp khoai tây lên nơi bị rạn và đợi 20 đến 30 phút rồi lấy ra.
Tần suất sử dụng: 3 lần/tuần.
Sữa tươi
Sữa tươi vẫn luôn là nguồn dưỡng chất dồi dào, có tác dụng làm đẹp rất tốt. Các chất protein, enzyme, acid lactic,… bên trong sữa tươi có tác dụng tăng đề kháng cho da, giảm vết rạn, làm da săn chắc, trắng sáng và khỏe mạnh hơn.
Cách thực hiện:
Bước 1 Dùng 1 hoặc 2 muỗng sữa tươi thoa lên nơi bị rạn. Nên sử dụng sữa tươi không đường bạn nhé!
Bước 2Mát – xa nhẹ nhàng trong 5 hoặc 10 phút.
Bước 3 Đợi trong 20 phút rồi rửa sạch.
Tần suất sử dụng: 2 – 3 lần/ ngày.
Nghệ
Nghệ là một trong những nguyên liệu thiên nhiên thường gặp trong các mẹo làm đẹp. Hoạt chất curcumin bên trong nghệ có tác dụng giúp kháng khuẩn, kháng viêm và làm đầy, làm mờ các vết rạn.
Cách thực hiện:
Bước 1 Lấy 1 củ nghệ ra, rửa sạch và giã nhỏ. Bạn nên sử dụng nghệ tươi để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi giã, bạn giã càng nhuyễn thì càng dễ thẩm thấu.
Bước 2 Dùng nghệ đã giã đắp lên nơi bị rạn.
Bước 3 Đợi trong 20 hoặc 30 phút và rửa sạch với nước.
Tần suất sử dụng: 3 – 4 lần/ tuần.
Đến đây, tin rằng các bạn đã biết được nguyên nhân, dấu hiệu và các cách điều trị rạn da chân rồi. Mong rằng các thông tin trên sẽ có ích cho bạn. Wikihoc.com chúc các bạn luôn luôn khỏe đẹp nhé!
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tại sao lại bị rạn da chân? Bị rạn da ở chân có chữa được không? tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.