Bạn đang xem bài viết Tại sao bụng ‘kêu’ mỗi khi đói? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Khi đói, bụng thường phát ra những tiếng kêu ọc ọc nhằm báo hiệu bạn nên nạp ngay thức ăn cho “chiếc bụng đói”. Nhưng lý do thực sự khiến bụng “kêu” là gì? Và nguyên nhân, khắc phục ra sao? Hãy cùng Wikihoc.com đi tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé!

Tại sao bụng lại “kêu” khi đói?

Phó giáo sư sinh lý học người Mỹ Mark A. W. Andrews đã chia sẻ trên tờ Scientific American rằng đường tiêu hóa là một ống rỗng dài, xoắn từ miệng đến hậu môn, hầu hết được bao bọc bởi các lớp cơ trơn. Nguồn gốc tiếng “kêu” phát ra từ bụng liên quan đến hoạt động của hệ thống cơ trơn (cơ hoành và cơ dọc) trong ống tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa co bóp để đẩy thức ăn, chất lỏng, không khí qua dạ dày, ruột non sẽ tạo ra tiếng kêu. Khi có thức ăn sẽ giúp giảm bớt tiếng ồn trong dạ dày và ruột.

Nếu bạn để bụng đói trong thời gian dài, cơ của thành dạ dày sẽ tiếp tục co bóp mạnh khiến rất nhiều thức ăn và khí đã tiêu hóa được nén chặt xuống dạ dày rỗng, gây nên tiếng “kêu” rõ hơn.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 9

Hiện tượng bụng “kêu” thường kéo dài từ 10-20 phút hoặc có thể lặp lại sau vài giờ đến khi được bạn tiếp thức ăn. Đây là cách để cơ thể tự làm sạch nhằm loại bỏ vi khuẩn, các thức ăn thừa ra ngoài.

Bụng “kêu” đơn giản chỉ là để báo hiệu cho bạn biết đã đến lúc nạp thực phẩm. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hoá đang hoạt động tốt chứ không phải triệu chứng bệnh lý nên bạn yên tâm nhé!

Tại sao bụng lại “kêu” khi đói?Tại sao bụng lại “kêu” khi đói?

Sôi bụng là hiện tượng bụng phát ra âm thanh vì thức ăn cùng với khí và dịch vị đang di chuyển trong lòng ống tiêu hóa. Tham khảo thêm nhiều mẹo chữa sôi bụng nhé!

Nguyên nhân khiến “bụng kêu”

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bụng ‘kêu” có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Ăn nhiều đồ dầu mỡ, có hàm lượng đường cao, đồ ăn cay nóng gây đầy bụng khó tiêu.
  • Mắc các bệnh lý như: Bệnh đại tràng, dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…
  • Ăn uống không khoa học: Ăn quá nhanh, nằm ngay sau khi ăn xong, vừa ăn vừa nói hay vừa ăn vừa làm.
  • Hệ tiêu hoá bị rối loạn do sinh sôi nhiều hại khuẩn, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, gây tình trạng đầy hơi, sôi bụng.
  • Uống nhiều nước ngọt có ga hoặc rượu, bia.
  • Bị stress, áp lực gây căng thẳng.
Tham khảo thêm:  

Nguyên nhân khiến "bụng kêu"Nguyên nhân khiến “bụng kêu”

Cách khắc phục tình trạng bụng “kêu”

Để tránh tình trạng bụng “kêu” bạn nên tham khảo những biện pháp sau đây như:

Ăn chậm và nhai kỹ

Khi ăn nhanh hoặc vừa ăn vừa nói, bạn sẽ nuốt nhiều không khí vào khiến dễ bị sôi bụng.

Không nên ăn quá no

Khi lượng thức ăn được nạp vào quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ phải tăng năng suất làm việc dẫn đến bụng “kêu” thường xuyên hơn.

Hạn chế thức ăn khó tiêu

Thức ăn khó tiêu sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Vậy nên bạn chỉ nên ăn vừa phải, có chừng mực để giúp giảm tiếng kêu òng ọc trong bụng, tốt cho dạ dày.

Tập thể dục đều đặn

Khi ít vận động, cơ thể sẽ trở nên trì trệ và có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, khiến tiếng kêu trong bụng phát ra lớn hơn.

Nhận biết dấu hiệu bụng đói

Ngoài ra, bụng còn “ đánh trống” ngay cả khi bạn vừa ăn xong. Vậy nên tốt nhất bạn nên có cách phân chia thời gian các bữa ăn trong ngày hợp lý, tránh ăn uống tuỳ tiện.

Cách khắc phụcCách khắc phục

Wikihoc.com mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao bụng kêu khi “đói” và tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục. Hãy giữ những thói quen lành mạnh để bảo vệ cơ thể nhé!

Tham khảo thêm:   Bị đau bụng nên làm gì? 5 cách giảm đau bụng hiệu quả tại nhà

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Scientific American

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tại sao bụng ‘kêu’ mỗi khi đói? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *