Bạn đang xem bài viết Tác dụng phụ khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nhụy hoa nghệ tây có vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Ngoài làm đẹp da từ sâu bên trong, nó còn thường được dùng trong các bữa ăn hàng ngày để tăng thêm màu sắc, mùi vị cho món ăn. Mặc dù là một sản phẩm tự nhiên cực kỳ lành tính nhưng khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây với số lượng lớn cũng không tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng phụ khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây dưới đây.

>> Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) là gì? Các loại saffron và cách phân biệt saffron thật giả

Đặc điểm nổi bật của nhụy hoa nghệ tây

Nhụy hoa nghệ tây là một loại gia vị đắt nhất trên thế giới, có thể dùng để chế biến tới hơn 100 món ăn khác nhau. Chúng đắt là bởi vì việc thu hoạch phải được thực hiện hoàn toàn thủ công. Để thu hoạch được 1kg nhụy hoa nghệ tây, bạn phải có 150.000 bông hoa và làm việc liên tục trong 400 giờ.

Tham khảo thêm:   Còn bao nhiêu ngày đến Tết? Tết 2022 là ngày nào?

Nghệ hoa nhụy tây có rất nhiều vitamin như A, B, C, sắt, mangan và 150 hợp chất dễ bay hơi nên cực kỳ có nhiều tác dụng cho sức khỏe và sắc đẹp.

Đặc điểm nổi bật của nhụy hoa nghệ tây

Một số công dụng nổi bật của nhụy hoa nghệ tây phải kể đến như là điều trị chứng trầm cảm, ngăn chặn sự hình thành tế bào ung thư, cực kỳ tốt cho tim mạch và thị lực, cải thiện hệ tiêu hóa, đẹp da,…

Hoa nhụy tây có tổng cộng 5 loại và có mức giá rất khác nhau, có thể lên đến 35.000USD/kg.

Tác dụng phụ khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây

Bên cạnh các tác dụng làm đẹp của nhụy hoa nghệ tây đối với các chị em thì sử dụng nhụy hoa nghệ tây quá liều sẽ dễ dàng dẫn đến các tác dụng phụ khác.

Các tác dụng phụ thường gặp

Các tác dụng phụ thường gặp

Với hàm lượng dưỡng chất cao chứa trong nghệ tây nên khi sử dụng với liều lượng cao bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau đầu, lo âu, thường xuyên bị chóng mặt, da có những nốt dị ứng, ăn không ngon, khô miệng, đau dạ dày và sụt giảm cân.

Ngộ độc

Khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây quá liều sẽ dễ dàng dẫn đến ngộ độc. Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào số lượng mà bạn đã tiêu thụ.

Các tác dụng phụ thường gặp

Ngộ độc mức độ nhẹ là khoảng 5gam/ngày hoặc 5gam/lần, bạn sẽ có những triệu chứng thường gặp như buồn nôn, chóng mặt, đi đại tiện thì ra máu. Nếu bạn không kiêng cử, tiếp tục sử dụng với liều lượng này thì sẽ bị vàng da, vàng mắt, các cơ quan nội tạng như gan và thận bị tổn thương.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Chương trình Ngữ văn 10 mới (SGK + Chuyên đề)

Ngộ độc ở mức độ nặng là khi bạn sử dụng quá 20 gam/ ngày. Các hiện tượng sau sẽ lập tức xảy ra ở cơ thể bạn: tê buốt tay chân, ngứa tay chân, xuất huyết ở mi mắt, chảy máu mũi,… và có thể dẫn tới tử vong.

Đối với phụ nữ có thai

Đối với phụ nữ có thai

Với phụ nữ có thai, nếu sử dụng nhụy hoa nghệ tây không cẩn thận sẽ dễ bị co bóp tử cung, bụng đau dữ dội và có thể đối mặt với nguy cơ bị sinh non, sảy thai.

>> Phụ nữ mang thai có dùng được nhuỵ hoa nghệ tây?

Làm thế nào để hạn chế những tác dụng phụ của nhụy hoa nghệ tây?

Để có thể hạn chế được những tác dụng phụ của nhụy hoa nghệ tây, bạn phải tuân thủ theo một số nguyên tắc dưới đây:

Làm thế nào để hạn chế những tác dụng phụ của nhụy hoa nghệ tây?

Chỉ nên sử dụng khoảng 15mg nhụy hoa nghệ tây một ngày, không nên vượt quá liều này.

Phụ nữ có thai, trẻ em tốt nhất không nên sử dụng nhụy hoa nghệ tây. Nếu có sử dụng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu đang mắc các bệnh như: huyết áp thấp, dị ứng với lúa mạch, rau dền, oliu cũng không nên sử dụng nhụy hoa nghệ tây.

Mặc dù nhuy hoa nghệ tây rất tốt cho tim mạch nhưng nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch cũng không nên sử dụng.

Phía trên là những tác dụng phụ của nhụy hoa nghệ tây. Hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn để sử dụng nhụy hoa nghệ tây trong làm đẹp và bổ sung cho sức khoẻ được tốt nhất.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 72: Trừ hai phân số khác mẫu số Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo Tập 2 trang 61

Xem thêm:

>> Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) là gì? Các loại saffron và cách phân biệt saffron thật giả

>> Đừng nhầm lẫn nhụy hoa nghệ tây với hồng hoa tây tạng

>> Nhuỵ hoa nghệ tây nguyên liệu làm đẹp thần thánh của chị em

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tác dụng phụ khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *