Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sử 9 Bài 6: Các nước Châu Phi Soạn Lịch sử 9 trang 28 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử 9 Bài 6 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Các nước Châu Phi.

Soạn Lịch sử Lớp 9 Bài 6 Các nước Châu Phi được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em hiểu được những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy dưới đây là nội dung bài soạn Lịch sử 9 Bài 6 Các nước Châu Phi, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Bài 6

Câu hỏi trang 28

– Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước?

Gợi ý đáp án

– Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần chồng chất và bệnh tật (từ năm 1987 đến năm 1997 có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ở Run-an-đa có tới 800 nghìn người chết và 1,2 triệu người phải lang thang, chiếm 1/10 dân số).

– Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, nhưng 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3 dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người).

Tham khảo thêm:  

– Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới.

– Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới.

– Đầu thập kỉ 90, châu Phi nợ chồng chất: 300 tỉ USD.

Câu hỏi trang 29

Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã đạt được những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn?

Gợi ý đáp án

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. Thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi.

– Kết quả: buộc chính quyền của người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai năm 1993. Nen-xơn Man-đê la – lãnh tụ của ANC đã được thả tự do và được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 6 trang 28

Hãy trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Gợi ý đáp án

Cách 1

Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này.

* Về kinh tế:

– Nhiều nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, đói nghèo.

– Nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài,…

* Về xã hội: ngày càng khó khăn, không ổn định:

– Xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.

– Bệnh tật và mù chữ.

– Sự bùng nổ dân số,…

=> Đây đều là những thách thức lớn đối với châu Phi. Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập tháng 5/1963, đến năm 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU), đang triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục. Con đường đi tới tương lai tươi sáng của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

Tham khảo thêm:  

Cách 2 

– Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu, song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này. Nhiều nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn: xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ dân số; đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài,…

– Đây đều đã và đang là thách thức lớn đối với châu Phi. Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập T5/1963, đến năm 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU), đang triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục. Con đường đi tới tương lai tươi sáng của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

Lý thuyết Sử 9 Bài 6: Các nước Châu Phi

I. Tình hình chung

– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Phi đều là thuộc địa của tư bản phương Tây.

– Sau Chiến tranh, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập diễn ra sôi nổi.

  • Khởi đầu là phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Phi. Cuộc binh biến ở Ai Cập (7-1952), cuộc dấu tranh vũ trang kéo dài 8 năm của nhân dân An- giê-ri (1954-1962).
  • Tiếp theo là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ở khắp châu Phi chống lại sự thống trị của các nước đế quốc.

– Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với 17 nước tuyên bố độc lập.

– Năm 1975, hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha tan rã, ra đời các quốc gia độc lập: Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích… và xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở cộng hoà Nam Phi (1993).

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn GDCD

– Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chưa thay đổi được tình trạng đói nghèo, lạc hậu.

– Từ cuối những năm 80, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định như:

  • Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần và bệnh tật…
  • Chia rẽ và xung đột, nội chiến đã và đang làm cho các nước châu Phi ngày càng khó khăn, lâm vào những thảm hoạ đau.

– Đã hình thành tổ chức khu vực – tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU)

II. Cộng hòa Nam Phi

– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên bang Nam Phi nằm trong khối Liên hiệp Anh.

– Năm 1961, trước áp lực đấu tranh của nhân dân, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.

– Thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa A-pác-thai) trong hơn 3 thế kỉ ở Nam Phi.

– Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen bền bỉ đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc, cộng đồng quốc tế đã ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân da đen.

– Tháng 12-1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố bãi bỏ chế độ A-pác-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC sau 27 năm bị cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp pháp.

– Tháng 4-1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nen-Xơn Man-đê-la đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên ở đây.

– Chính quyền mới ở Nam Phi đã đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sử 9 Bài 6: Các nước Châu Phi Soạn Lịch sử 9 trang 28 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *