Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) Soạn Lịch sử 9 trang 141 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học, bài tập cuối bài trang 141 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Soạn Sử 9 Bài 28 trang 141 giúp các em hiểu được kiến thức về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. Soạn Lịch sử 9 bài 28 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung bài soạn Lịch sử 9 Bài 28, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 28

  • Tóm tắt lý thuyết Sử 9 Bài 28
  • Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Bài 28
  • Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 28

Tóm tắt lý thuyết Sử 9 Bài 28

I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ VỀ ĐÔNG DƯƠNG

– Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực tiến tới tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất đất nước.

– Thực dân Pháp chỉ thực hiện điều khoản ngừng bắn, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực – tức rút hết quân khỏi miền Bắc sau thời hạn qui định 300 ngày (đến 22-5-1955) và sau đó rút hết quân khỏi miền Nam sau thời hạn qui định 2 năm (5-1956). Nhưng Pháp không thực hiện các điều khoản còn lại, trong đó có việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Nam-Bắc Việt Nam.

– Chính quyền Ngô Đình Diệm ở Miền Nam (do Mĩ dựng lên và trực tiếp chi đạo) ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.

II. MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

– Trong hơn 2 năm (1954-1956), miền Bắc tiến hành tiếp 4 đợt cải cách ruộng đất. Tính chung toàn bộ 5 đợt (kể cả đợt 1 trong kháng chiến), cách mạng đã lấy từ địa chủ hơn 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 2 triệu nông cụ đem chia cho nông dân nghèo, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”.

– Trong cải cách ruộng đất, chúng ta phạm một số sai lầm. Những sai lầm đó được Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa. Công tác sửa sai được tiến hành trong cả năm 1957.

III. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI “ĐỒNG KHỞI” (1954 – 1960)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)

– Tháng 8-1954, “phong trào hòa bình” diễn ra ở Sài Gòn – Chợ lớn.

– Tháng 11-1954, Mĩ – Diệm tiến hành khủng bố đàn áp, nhưng phong trào vẫn tiếp tục dâng cao, lan rộng ra các thành phố Huế, Đà Nẵng…và các vùng nông thôn. Phong trào lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đảng phái, dân tộc ít người.

Tham khảo thêm:  

– Từ 1958-1959, mục tiêu thay đổi từ chính trị hòa bình chuyển sang dùng bạo lực.

2. Phong trào “Đồng khởi’’ (1959-1960)

– Nguyên nhân:

+ Đạo luật 10-59, chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, sắc lệnh “Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” của Mĩ-Diệm đã làm cách mạng bị tổn thất nặng nề.

+ Đầu năm 1959, nghị quyết 15 của trung ương Đảng xác định con đường cách mạng miền Nam là: Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

– Diễn biến:

+ Có nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quần chúng từ lẻ tẻ ở từng địa phương: Bác Ái (2-1959), Trà Bông (8-1959) ở Quảng Ngãi đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng bằng cuộc “Đồng khởi” với cuộc nổi dậy tiêu biểu ở Bến Tre (17-1-1960).

+ Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.

– Ý nghĩa:

+ Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

+ Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, nhằm tập hợp rộng rãi quần chúng tiến hành đấu tranh chống Mĩ-Ngụy.

IV. MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1961 – 1965)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)

– Từ ngày 5 đến 12-9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội.

– Đại hội xác định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng từng miền:

+ Miền Bắc: cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Miền Nam: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

– Mục tiêu, nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.

– Đối với miền Bắc:

+ Đại hội đề ra đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ.

+ Xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch 5 năm (1961-1965)

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965)

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật cho xã hội chủ nghĩa.

– Công nghiệp nặng: Xây dựng khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà…

– Công nghiệp nhẹ: Khu công nghiệp Việt Trì, Dệt 8-3, khu công nghiệp Thượng Đình (Hà Nội).

– Nông nghiệp: Xây dựng nông trường, lâm trường, công trình thủy lợi, áp dụng khoa học-kĩ thuật => năng suất nông nghiệp cao.

– Thương nghiệp quốc doanh: được nhà nước ưu tiên phát triển.

– Giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển phát triển.

– Văn hoá giáo dục, y tế: phát triển.

+ Giáo dục: 1960-1961 đến 1964-1965.

  • Số học sinh phổ thông tăng từ 1,9 triệu lên 2,7 triệu.
  • Số sinh viên đại học tăng từ 17.000 lên 27.000

+ Y tế: ngành y tế mở rộng mạng lưới đến tận huyện, xã.

– Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương: vận chuyển một khối lượng lớn đạn dược, vũ khí, thuốc men vào chiến trường miền Nam.

– Tháng 3-1964, tại Hội nghị Chính trị đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới”.

Tham khảo thêm:   Torrent là gì? File torrent là gì? Cách dùng file torrent? Đọc file Torrent thế nào?

– Ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện thời chiến.

V. MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MĨ (1961 – 1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

– Sau thất bại trong phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960), Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

– Phương thức tiến hành:

+ Quân đội Sài Gòn, cố vấn Mĩ trang bị và chỉ huy Mĩ.

+ Tăng quân đội Sài Gòn: từ 170.000 người (năm 1961) đến 560.000 người (năm 1964).

+ Lập “Ấp chiến lược” dồn 10 triệu dân vào 16.000 ấp chiến lược (trong tổng số I 7.000 ấp toàn miền Nam).

+ Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiến hành hoạt động hoạt phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biên để ngăn chặn nguồn tiếp tế cho miền Nam.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

– Năm 1962, quân giải phóng đánh bại cuộc càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh, ….

– Ngày 2-1-1963, ta giành thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho), dấy lên phong trào “Thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công”.

– Từ 8-5-1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển.

– Ngày 1-11-1963: Mĩ tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Diệm – Nhu.

– 1964 -1965: Tiến công chiến lược trên các chiến trường miền Nam. Quân ta đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Bài 28

Câu hỏi trang 129

– Sau Hiệp đinh Giơ-ne-vơ về Đông Dương, tình hình nước ta như thế nào?

Trả lời:

a) Miền Bắc

– Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.

– Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trở về Thủ đô.

– Ngày 13/5/1955, lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

b) Miền Nam

– Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ…

– Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á.

Câu hỏi trang 130

Trình bày quá trình thực hiện, kết quả và ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta (1953 – 1957).

Trả lời:

* Quá trình thực hiện:

– Cải cách ruộng đất đã được tiến hành từu cuối năm 1953 ở một số xã thuộc vừng tự do. Từ cuối năm 1954 đến năm 1957 thực hiện 4 đợt trên toàn miền Bắc.

* Kết quả:

– Cách mạng lấy từ tay địa chủ 81 vạn héc ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu công cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân. Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đua nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn.

* Ý nghĩa:

– Bộ mặt miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ phong kiến không còn, khối công nông liên minh được củng cố.

– Góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 28

Câu 1

Sau khi thực hiện các kế hoạch 1954 – 1957 và 1958 – 1960, miền Bắc đã có những thay đổi gì?

Gợi ý đáp án

– Qua 5 đợt cải cách ruộng đất (tiến hành từ cuối năm 1953 đến năm 1956), có khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lấy từ tay giai cấp địa chủ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân.

Tham khảo thêm:   Phép chia là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản nhất trong phép chia

– Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ. Giai cấp nông dân được giải phóng, trở thành người chủ ở nông thôn.

– Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối công nông liên minh được củng cố. Thắng lợi của cải cách ruộng đất góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

– Trong ba năm tiếp theo (1958 – 1960), miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh nhằm vận động những nông dân cá thể, những thợ thủ công, những thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoặc công tư hợp doanh. Khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.

– Kết quả cải tạo là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh. Hợp tác xã đã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu và phục vụ vụ chiến đấu.

Câu 2

Hậu phương miền Bắc đã chi viện như thế nào cho tiền tuyến miền Nam từ năm 1961 đến năm 1965?

Gợi ý đáp án

– Về vật chất:

+ Miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài; tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn kilômét dưới bom đạn đánh phá của địch tới các chiến trường, các vùng giải phóng.

+ Miền Bắc đưa vào miền Nam khối lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến 1964. Con số đó trong những năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” còn tăng gấp nhiều lần.

– Về tinh thần:

Miền Bắc thực sự là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho những người ra trận, cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam, đặc biệt trong những lúc cách mạng miền Nam bị tổn thất, gặp nhiều thử thách, khó khăn…

Câu 3

Lập bảng các niên đại và sự kiện về thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 – 1965).

Gợi ý đáp án

Lập bảng các niên đại và sự kiện

Mặt trận Thời gian Sự kiện
Chống phá “bình định” Năm 1962 Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh, …
Cuối năm 1962 Trên nửa tổng số ấp và 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.
Chính trị 11/6/1963 Trên đường phố Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.
16 – 6 – 1963 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.
1/11/1963 Mĩ làm đảo chính lật đổ chế độ Diệm – Nhu với hy vọng ổn định tình hình.
Quân sự Ngày 2 – 1 – 1963 Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho).
Đông – Xuân 1964 – 1965 Chiến dịch Đông – Xuân 1964 – 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) Soạn Lịch sử 9 trang 141 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *