Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) Soạn Lịch sử 9 trang 127 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học, bài tập cuối bài trang 119, 120, 121 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Soạn Sử 9 Bài 27 trang 119 giúp các em hiểu được kiến thức về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc. Soạn Lịch sử 9 bài 27 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung bài soạn Lịch sử 9 Bài 27, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Tóm tắt lý thuyết Sử 9 bài 27

I. Kế hoạch NaVa của Pháp, Mĩ

– Ngày 7-5-1953, được sự giúp đỡ của Mĩ, Na-va vạch kế hoạch quân sự hi vọng kết thúc chiến tranh ở Đông Dương trong vòng 18 tháng.

– Kế hoạch Na-va tiến hành theo hai bước:

II. Cuộc tiến công chiếc lược Đông – Xuân 1953 -1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

1. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 – 1954

– Phương hướng chiến lược của ta: Quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận: chính diện và sau lưng địch. Giữ vững thế chủ động buộc địch phải phân tán lực lượng ở những điểm xung yếu.

– Phương châm: Tích cực chủ động và linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc chắn thì kiên quyết không đánh.

– Ta mở một loạt chiến dịch ở hầu khắp các chiến trường Đông Dương, buộc địch phải phân tán lực lượng ra 5 nơi.

+ Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Điện Biên Phủ.

+ Xê-nô (Trung Lào).

+ Luông Pha-bang (Thượng Lào).

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 2: Communication Soạn Anh 8 Kết nối tri thức trang 22, 23

+ Plâyku (Tây Nguyên).

=> Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 của ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phân tán lực lượng và giam chân ở miền rừng núi.

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

– Âm mưu của địch:

+ Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương.

+ Lực lượng địch gồm: 16200 tên đủ các binh chủng và phương tiện chiến tranh, được bố trí thành một hệ thống phòng ngự mạnh, gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu (phân khu trung tâm, phân khu Bắc, phân khu Nam). Pháp và Mĩ cho rằng Điện Biên Phủ là một “pháo đài không thể công phá”.

– Quá trình chuẩn bị của ta:

+ Ta chuẩn bị cho chiến dịch với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

+ Huy động 261.464 dân công vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí.

+ Bộ đội từ các hướng hành quân về Điện Biên Phủ thắt chặt vòng vây.

– Chủ trương của ta:

Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

– Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: chia làm 3 đợt:

– Kết quả: ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: 16200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất, kĩ thuật.

IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

1. Ý nghĩa lịch sử

*Đối với Việt Nam:

– Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta.

– Bảo vệ được thành quả của cách mạng tháng Tám.

– Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam.

– Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.

* Đối với quốc tế:

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, một dân tộc dù đất không rộng, người không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, có đường lối quân sự, chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế, thì hoàn toàn có khả năng giành thắng lợi.

2. Nguyên nhân thắng lợi

– Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tham khảo thêm:   Lịch thi đấu và kết quả C2 Europa League Lịch thi đấu C2

– Được tiến hành trong điều kiện có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương vững chắc.

– Có tinh thần đoàn kết giữa ba nước Đông Dương và sự đồng tình tình giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác, của thực dân Pháp và loài người tiến bộ.

Trả lời câu hỏi Sử 9 Bài 27

Câu hỏi trang 119

Hãy cho biết âm mưu của Pháp – Mĩ trong việc thực hiện Kế hoạch Na-va.

Trả lời:

Nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ “kết thúc cuộc chiến tranh trong danh dự” bằng một thắng lợi quân sự quyết định.

Câu hỏi trang 121

Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 đã bước đầu làm phá sản Kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ như thế nào?

Trả lời:

– Thực hiện phương hướng chiến lược đã đưa ra, tháng 12-1953, bộ đội ta tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

– Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào – Việt mở cuộc tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.

– Tháng 1-1954. liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.

– Tháng 2-1954, quân ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plây-cu, địch phải tăng cường lực lượng cho Plây-cu, nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.

– Những cuộc tiến công chiến lược trong Đông – Xuân đã buộc lực lượng cơ động của địch tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ phải phân tán thành 5 nơi ở các chiến trường rừng núi. Trong đó, bộ phận tinh nhuệ nhất bị giam chân tại Điện Biên Phủ. Kế hoạch Na-va đã bước đầu bị phá sản.

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 27

Câu 1

Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 8: Getting started Soạn Anh 11 trang 30 - Tập 2

Gợi ý đáp án

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương, vì:

– Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

– Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta.

– Buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

Câu 2

Hãy sưu tầm tranh ảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

Gợi ý đáp án 

Học sinh tự sưu tầm nhé

Câu 3

Lập bảng các niên đại và sự kiện về thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ tháng 12-1946 đến tháng 7 – 1954.

Gợi ý đáp án

Bảng các niên đại và sự kiện về thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ tháng 12-1946 đến tháng 7-1954:

Mặt trận Thời gian Sự kiện
Chính trị – Từ ngày 11 đến 19-2-1951 – Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương.
– Ngày 3-3-1951 – Thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
– Ngày 11-3-1951 – Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.
Quân sự – 19-12-1946 đến 17-2-1947 – Cuộc chiến đấu của các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
– 7-10-1947 đến tháng 12-1947 – Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
– 16-9-1950 đến 22-10-1950 – Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950
– Đông – xuân 1950-1951 – Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ
– Đông – xuân 1951-1952 – Chiến dịch Hòa Bình
– Thu – đông năm 1952. – Chiến dịch Tây Bắc
– Xuân – hè năm 1953. – Chiến dịch Thượng Lào
– 13-3 đến 7-5-1954 – Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
Ngoại giao – 21-7-1954 – Hiệp định Giơ-ne-vơ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) Soạn Lịch sử 9 trang 127 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *