Giải Sinh 9 Bài 9 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Nguyên phân thuộc chương 2 Nguyên phân.
Soạn Sinh 9 Bài 9 Nguyên phân được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 30. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.
Soạn Sinh 9 Bài 9: Nguyên phân
- Trả lời câu hỏi Sinh học 9 Bài 9
- Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 9 trang 30
- Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 9
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 9: Nguyên phân
Trả lời câu hỏi Sinh học 9 Bài 9
Câu hỏi trang 27
Quan sát hình 9.2 và ghi vào bảng 9.1 về mức độ đóng, duỗi xoắn nhiều hay ít.
Trả lời:
Bảng 9.1. Mức độ đóng duỗi, xoắn của NST quan các kì
Hình thái NST | Kì trung gian | Kì đầu | Kì giữa | Kì sau | Kì cuối |
– Mức độ duỗi xoắn | – Cực đại | – Không | – Không | – Ít | – Tháo xoắn hoàn toàn |
– Mức độ đóng xoắn | – Không | – ít | – Cực đại | – Không | – Không |
Câu hỏi trang 28
Dựa vào những thông tin nêu trên, hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2
Trả lời:
Bảng 9.2. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân
Các kì | Những diễn biến cơ bản của NST |
Kì trung gian → Kì đầu | NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. Các NST kép đính vào thoi phân bào ở tâm động |
Kì đầu → Kì giữa | Các NST kép đóng xoắn cực đại. Các NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
Kì giữa → Kì cuối | NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li độc lập về 2 cực của tế bào |
Kì cuối | Các NST đơn dãn xoắn, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất |
Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 9 trang 30
Câu 1
Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
Gợi ý đáp án
– Hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở kì giữa và kì trung gian. Ở kì giữa NST co ngắn và đóng xoắn cực đại (dạng đăc trưng), ở kì trung gian NST duỗi xoắn hoàn toàn (dạng sợi dài mảnh duỗi xoắn).
– Sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chu kì vì: Vì sự đóng và duỗi xoắn được lặp đi lặp lại giống nhau trong mỗi chu kì của tế bào.
Câu 2
Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
a) Kì đầu
b) Kì giữa
c) Kì sau
d) Kì trung gian
Gợi ý đáp án
Đáp án: d.
Câu 3
Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
Gợi ý đáp án
Kì đầu |
– Thoi phân bào được hình thành nối liền hai cực tế bào, màng nhân và nhân con tiêu biến. – Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào. |
Kì giữa | Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Kì sau | 2 crômatit từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào. |
Kì cuối | Tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. |
Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ (2n NST)
Câu 4
Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
a) Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
c) Sự phân li đồng đều của các crômatit về hai tế bào con.
d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
Gợi ý đáp án
Đáp án: b
Câu 5
Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
a) 4
b) 8
c) 16
d) 32.
Gợi ý đáp án
Đáp án: c
Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 9
Câu 1 : Cơ thể lớn lên nhờ quá trình
A. phân bào.
B. hấp thụ chất dinh dưỡng.
C. trao đối chất và năng lượng.
D. vận động.
Câu 2 : Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa?
A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa.
B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.
C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong.
D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào.
Câu 3 : Hình thái NST qua nguyên phân biến đổi như thế nào?
A. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và đóng xoắn tối đa đến trước lúc NST phân li và tháo xoắn ở kỳ cuối.
B. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.
C. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trước và đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.
D. NST đóng xoắn tối đa ở cuối kỳ giữa và bắt đầu tháo xoắn ở cuối kỳ giữa.
Câu 4 : Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?
A. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian.
B. Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con.
C. Sự phân li đồng đều của các NST kép về hai tế bào con.
D. Cả A và B.
Câu 5 : NST kép là
A. NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.
B. Cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.
C. NST tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.
D. Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc.
Câu 6 : Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân?
A. Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
B. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.
C. Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế bào con giống với tế bào mẹ.
D. Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào.
Câu 7 : NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?
A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.
B. Kỳ trung gian, kỳ đầu.
C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.
D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.
Câu 8 : Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ
A. Sự nhân đôi của tế bào chất.
B. Sự nhân đôi của NST đơn.
C. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc.
D. Sự nhân đôi của ADN.
Câu 9 : Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kỳ sau là
A. 14.
B. 28.
C. 7.
D. 42.
Câu 10 : Một tế bào soma ở ruồi giấm 2n = 8 trải qua quá trình nguyên phân. Số NST,`số cromatit và số tâm động có trong tế bào vào kỳ sau lần lượt là:
A. 8, 0 và 16.
B. 8, 8 và 8.
C. 16, 0 và 16.
D. 16, 16 và 16.
Câu 11 : Biết kí hiệu bộ NST của tế bào sinh dưỡng là AaBbXY. Kí hiệu của bộ NST tế bào vào kỳ trước nguyên phân là:
A. AaBbXY.
B. ABX, abY.
C. AAaaBBbbXXYY.
D. AbY, aBX.
Câu 12 : 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân là:
A. 96.
B. 16.
C. 64.
D. 896.
Câu 13 : 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số NST đơn môi trường cung cấp
A. 42.
B. 756.
C. 1728.
D. 18.
Câu 14 : Xét 3 tế bào cùng loài đều nguyên phân bốn đợt bằng nhau đòi hỏi môi trường cung cấp 720 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài trên bằng bao nhiêu?
A. 8.
B. 16.
C. 32
D. 4.
Câu 15 : Xét 5 tế bào của một loài có bộ NST 2n = 6 đều nguyên phân với số lần bằng nhau đã cần môi trường nội bào cung cấp 30690 NST đơn. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào nói trên:
A. 12.
B. 20.
C. 10.
D. 15.
Lý thuyết Sinh 9 Bài 9: Nguyên phân
I. Biến đổi hình thái Nguyên phân trong chu kì tế bào
– Một chu kì tế bào bao gồm: kì trung gian và thời gian phân bào hay nguyên phân.
– Nguyên phân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
– Mỗi NST thường giữ vững cấu trúc riêng biệt của nó và duy trì liên tục qua các thế hệ.
– NST sẽ biến đổi hình thái qua các kì của chu kì tế bào:
– NST duỗi xoắn nhiều nhất ở kì trung gian, đóng xoắn cực đại ở kì giữa nguyên phân.
II. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
– Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) là quá trình phân chia của tế bào nhân thực trong đó NST trong nhân tế bào được chia ra làm hai phần giống nhau và giống với tế bào mẹ, diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
– Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, NST ở dạng dài sợi đơn duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi. Kết thúc kì trung gian, tế bào tiến hành phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân).
– Nguyên phân trải qua 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Trong đó, phân chia nhân được chia thành 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
– Diễn biến của từng kì trong quá trình nguyên phân:
– Kết quả: Kết thúc quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n → 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ NST 2n.
III. Ý nghĩa của nguyên phân
- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể.
- Duy trì sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể.
- Nguyên phân là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính của sinh vật.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 9: Nguyên phân Giải bài tập Sinh 9 trang 30 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.