Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sinh 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (Tiếp theo) Giải bài tập Sinh 9 trang 19 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 9 Bài 5 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Lai hai cặp tính trạng (Tiếp theo) thuộc chương 1 Các thí nghiệm của Menđen.

Soạn Sinh 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (Tiếp theo)được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 19. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (Tiếp theo)

I. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm

– Ta có tỷ lệ phân li của từng cặp tính trạng ở F2 là:

+ Vàng : Xanh ≈ 3 : 1

+ Xanh : Nhăn ≈ 3 : 1

– Từ kết quả thí nghiệm trên Menden cho rằng mỗi cặp tính trạng do một nhân tố di truyền quy định.

– Ông quy ước:

+ A: hạt vàng; a: hạt xanh

+ B: vỏ trơn; b: vỏ nhăn

KG vàng trơn thuần chủng là AABB, kiểu gen xanh nhăn thuần chủng là aabb.

– Kết quả thí nghiệm được giải thích bằng sơ đồ:

– F1 × F1 : AaBb x AaBb

+ AaBb mỗi bên cho 4 giao tử: AB, ab, Ab, aB

F2 có 4 × 4 = 16 hợp tử.

– Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng:

→ Quy luật phân li độc lập: các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

II. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập

– Trên thí nghiệm của Menđen đã xuất hiện các biến dị tổ hợp đó là xanh, trơn và vàng, nhăn. Do sự phân li và tổ hợp tự do các cặp nhân tố di truyền của P tạo ra các KG khác P như AAbb, aaBB, Aabb, aaBb.

– Các loài sinh sản hữu tính trong tự nhiên có thể tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn thế vì: các loài sinh vật trong tự nhiên có rất nhiều gen và thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử → sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra vô số KG và KH ở đời con cháu.

– Ý nghĩa quan trọng của quy luật phân li độc lập: giải thích được 1 trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.

Tham khảo thêm:   Tóm tắt truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu 5 mẫu tóm tắt tác phẩm Bến Quê

– Biến dị tổ hợp có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 5

Quan sát hình 5 và thực hiện các yêu cầu sau:

– Giải thích tại sao ở F2 lại có 16 hợp tử.

– Điền nội dung phù hợp vào bảng 5.

Trả lời:

– Ở F2 có 16 hợp tử do F1 có kiểu gen AaBb tạo ra 4 loại giao tử (AB, Ab, aB, ab), sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 giao tử bố và 4 giao tử mẹ dẫn đến F2 có 16 hợp tử.

Bảng 5. Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng

Hạt vàng, trơn Hạt vàng, nhăn Hạt xanh, trơn Hạt xanh, nhăn
Tỉ lệ của mỗi kiểu gen ở F2

1 AABB

2 AaBB

2 AABb

4 AaBb

1 AAbb

2 Aabb

1 aaBB

2 aaBb

1 aabb
Tỉ lệ của mỗi kiểu hình ở F2 9 3 3 1

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 5 trang 19

Câu 1

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?

Gợi ý đáp án

– Ta thấy, cơ thể có kiểu gen AABB cho 1 loại giao tử AB, tương tự kiểu gen aabb cho 1 loại giao tử ab. Sự kết hợp của hai loại giao tử này tạo ra cơ thể lai F1 có kiểu gen AaBb.

– Khi cơ thể F1 hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng đã tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab với tỉ lệ ngang nhau.

– Như vậy, Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

Câu 2

Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập

Gợi ý đáp án

Nội dung của quy luật phân li độc lập là: “Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”.

Câu 3

Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?

Gợi ý đáp án

Biến dị tổ hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá. Là nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình chọn giống và tiến hóa.

Ở các loài sinh sản giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính là do biến dị được nhanh chóng nhân lên qua quá trình giao phối và ở các loài sinh vật bậc cao có rất nhiều gen và thường tồn tại ở thể dị hợp, do đó sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra số lo

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Lịch sử 23 Đề thi thử môn Sử (Có đáp án)

Câu 4

Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để sinh con sinh ra đều tóc xoăn, mắt đen?

a) AaBb

b) AaBB

c) AABb

d) AABB

Gợi ý đáp án

Bố có tóc thẳng, mắt xanh => Kiểu gen của bố: aabb => Bố cho giao tử: ab

Con có tóc xoăn, mắt đen

=> Con có KG: AaBb => nhận giao tử AB từ mẹ

=> Để con sinh ra đều mắt đen, tóc xoăn thì mẹ chỉ cho 1 loại giao tử AB.

=> KG của mẹ: AABB

=> Đáp án: d

Trắc nghiệm Lai hai cặp tính trạng

Câu 1: Trong các kiểu gen sau đây, cá thể dị hợp bao gồm:

1. aaBB 4. AABB

2. AaBb 5. aaBb

3. Aabb 6. aabb

A. 2
B. 3 và 5
C. 2, 3 và 5
D. 1, 2, 3 và 5

Câu 2: Phép lai P : AaBb x aabb cho F1 có tỉ lệ kiểu gen

A. 9 : 3 : 3 : 1
B. 1 : 1 : 1 : 1
C. 1 : 2 : 1 : 2 : 1
D. 3 : 3 : 1 : 1

Câu 3: Tỉ lệ phân li kiểu hình trong phép lai P : AaBb x aabb là:

A. 9 : 3 : 3 : 1
B. 1 : 1 : 1 : 1
C. 1 : 2 : 1 : 2 : 1
D. 3 : 3 : 1 : 1

Câu 4: Phép lai nào sau đây thế hệ F1 xuất hiện biến nhiều dị tổ hợp nhất?

A. P: BbDd x bbDd.
B. P: BBdd x bbdd.
C. P: BbDd x BbDd.
D. P: Bbdd x bbDd.

Câu 5: Cá thể có kiểu gen AaBb giao phối với cá thể có kiểu gen nào sẽ cho tỉ lệ kiểu gen 1 : 1 : 1 : 1?

A. AABb.
B. AABB.
C. AaBb.
D. AaBB.

Câu 6: Nội dung quy luật phân li độc lập là gì?

A. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử.
C. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao từ.
D. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

Câu 7: Thực hiện phép lai P:AABB ×AAbb.Các kiểu gen thuần chủng xuất hiên ở con lai F2 là:

A. AABB và Aabb
B. AABB và aaBB
C. AABB, AAbb và aaBB
D. AABB, AAbb, aaBB và aabb

Trả lời:

P:AABB ×AAbb

G: AB × Ab

F1: AABb

F1×F1: AABb × AABb

Xét riêng từng cặp gen:

+ AA × AA → AA

+ Bb × Bb → BB : 2Bb : bb

F2 → AA × (BB : 2Bb : bb)

Các kiểu gen thuần chủng ở F2 là: AABB và AAbb

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Thực hiện phép lai P: AABB x aabb. Các kiểu gen thuần chủng xuất hiên ở con lai F2 là:

A. AABB và AAbb
B. AABB và aaBB
C. AABB, AAbb và aaBB
D. AABB, AAbb, aaBB và aabb

Trả lời:

P: AABB × aabb

G: AB × ab

F1: AaBb

F1×F1: AaBb × AaBb

Xét riêng từng cặp gen:

+ Aa × Aa → 1AA, 2Aa, 1aa

Tham khảo thêm:  

+ Bb × Bb → 1BB, 2Bb, 1bb

F2 → (AA, aa) × (BB, bb)

Các kiểu gen thuần chủng ở F2 là: AABB, AAbb, aaBB và aabb

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9 : Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là:

A. AABb × AABb
B. AaBB × Aabb
C. AAbb × aaBB
D. Aabb × aabb

Trả lời:

Xét các phép lai:

A) AA × AA → 1 kiểu hình; Bb × Bb → 2 Kiểu hình (Loại)

B) Aa × Aa → 2 kiểu hình (Loại)

C) AA × aa → 1 kiểu hình, bb × BB → 1 kiểu hình

D) Aa × aa → 2 kiểu hình (Loại)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Ở chuột gen A quy định đuôi dài, gen a quy định đuôi ngắn, gen B quy định lông xám b quy định lông đen. Các gen này phân ly độc lập với nhau. Con đực đuôi ngắn, lông đen. Chọn con cái có kiểu gen nào trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có đuôi dài lông xám?

A. AABB.
B. AaBB
C. AABb
D. AaBb

Trả lời:

Đời con F1: 100% đuôi dài lông xám => Đuôi dài >> đuôi ngắn, lông xám >> lông đen

Con đực đuôi ngắn, lông đen => cho 1 loại giao tử ab

Để sinh ra con đuôi dài, lông xám -> Mẹ phải cho 1 loại giao tử AB. Mẹ có KG: AABB.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Ở người gen D quy định mắt nâu, gen d quy định mắt xanh. Gen T quy định da đen, gen t quy định da trắng. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có mắt xanh, da trắng. Mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có mắt nâu, da đen?

A. DdTt – mắt nâu, da đen.
B. DdTT – mắt nâu, da đen.
C. DDTt – mắt nâu, da đen.
D. DDTT – mắt nâu, da đen.

Trả lời:

Đời con F1: 100% mắt nâu, da đen => Mắt nâu >> mắt xanh, da đen >> da trắng

Bố có mắt xanh, da trắng => cho 1 loại giao tử dt

Để sinh ra con mắt nâu, da đen -> Mẹ phải cho 1 loại giao tử DT. Mẹ có KG: DDTT – mắt nâu,da đen.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định măt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có mắt đen, tóc xoăn?

A. AaBb
B. AaBB
C. AABb
D. AABB.

Trả lời:

Đời con F1: 100% mắt đen, tóc xoăn => Mắt đen >> mắt xanh, tóc xoăn >> tóc thẳng

Bố có tóc thẳng, mắt xanh => cho 1 loại giao tử ab

Để sinh ra con mắt đen, tóc xoăn -> Mẹ phải cho 1 loại giao tử DT. Mẹ có KG: AABB.

Đáp án cần chọn là: D

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (Tiếp theo) Giải bài tập Sinh 9 trang 19 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *