Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sinh 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người Giải bài tập Sinh 9 trang 81 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 9 Bài 28 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bàiPhương pháp nghiên cứu di truyền người thuộc chương 4 Biến dị.

Soạn Sinh 9 Bài 28 Phương pháp nghiên cứu di truyền người được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 81. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được những khó khăn trong nghiên cứu di truyền người, các phương pháp nghiên cứu di truyền người. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.

Lý thuyết Phương pháp nghiên cứu di truyền người

I. Những khó khăn trong nghiên cứu di truyền người

Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp hai khó khăn chính:

+ Người sinh sản muộn, đẻ ít con.

+ Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.

→ Phương pháp nghiên cứu thích hợp: phương pháp nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh.

II. Các phương pháp nghiên cứu di truyền người

1. Nghiên cứu phả hệ

– Phả hệ là bản ghi chép qua các thế hệ.

– Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền (trội, lặn do 1 hay nhiều gen quy định, nằm trên NST thường hay NST giới tính) của tính trạng đó.

– Trong nghiên cứu phả hệ, người ta thường quy định một số kí hiệu sau:

2. Nghiên cứu trẻ đồng sinh

– Trẻ đồng sinh là những trẻ cùng được sinh ra ở cùng 1 lần sinh.

a) Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng

Trẻ đồng sinh hay gặp là sinh đôi, có 2 trường hợp là:

+ Sinh đôi cùng trứng: cùng kiểu gen, cùng giới tính.

+ Sinh đôi khác trứng: khác kiểu gen, có thể cùng hoặc khác giới tính.

– Trẻ sinh đôi cùng trứng luôn cùng giới tính vì: trẻ sinh đôi cùng trứng được sinh ra từ cùng 1 hợp tử cùng một kiểu gen → luôn cùng giới tính.

– Trẻ đồng sinh khác trứng là những đứa trẻ cùng sinh ra trong 1 lần sinh nhưng từ những hợp tử (được tạo ra từ trứng và tinh trùng) khác nhau.

b) Ý nghĩacủa phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh

Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp người ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng. Biết được tính trạng nào do kiểu gen quyết định là chủ yêu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Anh 6 - Global Success (Có đáp án + Ma trận)

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 28

Câu hỏi trang 79

Quan sát hình 28.1a, b và cho biết:

– Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là tính trạng trội?

– Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan đến giới tính hay không? Tại sao?

Trả lời:

– Đời F1 chỉ có mắt màu nâu mà đời F2 xuất hiện mắt đen. Do đó mắt nâu là trội.

– Ở F2 tính trạng mắt nâu và mắt đen biểu hiện ở cả nam và nữ. Do đó, gen quy định tính trạng này không nằm trên NST giới tính.

Câu hỏi trang 79

Quan sát hai sơ đồ ở hình 28.2a, b. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Sơ đồ 28.2a giống và khác sơ đồ 28.2b ở điểm nào?

– Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ?

– Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao?

– Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?

Trả lời:

– Sơ đồ 28.2a: một trứng kết hợp với một tinh trùng tạo thành một hợp tử sau đó tách thành hai phôi. Sơ đồ 28.2b: hai trứng kết hợp với hai tinh trùng tạo thành hai hợp tử và phát triển thành hai phôi.

– Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc nữ vì được hình thành từ cùng một hợp tử ban đầu nên có cùng kiểu gen.

– Đồng sinh khác trứng là trường hợp đồng sinh mà có những đứa trẻ sinh ra từ các hợp tử khác nhau. Nên khác nhau về kiểu gen do đó có thể cùng giới hoặc khác giới.

– Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở nguồn gốc của phôi là từ một hau nhiều hợp tử khác nhau.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 28 trang 81

Câu 1

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? Hãy cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên?

Gợi ý đáp án

– Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một gen hay nhiều gen quy định).

– Người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người vì người sinh sản muộn và đẻ ít con. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, cho hiệu quả cao.

– Ví dụ:

+ Nghiên cứu phả hệ cho biết bệnh máu khó đông liên quan tới giới tính.

Tham khảo thêm:  

+ Hay các tính trạng da đen, mắt nâu, môi dày, răng vẩu, lông mi dài, mũi cong là các tính trạng trội; da trắng, mắt đen, môi mỏng, răng đều, lông mi ngắn, mũi thẳng là các tính trạng lặn.

Câu 2

Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? Hãy tìm một ví dụ về trẻ đồng sinh ở địa phương em.

Gợi ý đáp án

Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng
Do một trứng và một tinh trùng thụ tinh tạo thành hợp tử, sau đó hợp tử tách thành hai hay nhiều phôi. Do hai hay nhiều tinh trùng thụ tinh với hai hay nhiều trứng tạo thành hai hay nhiều hợp tử và phát triển thành hai hay nhiều phôi.
Giới tính giống nhau Giới tính có thể giống hoặc khác nhau
Kiểu gen, kiểu hình giống nhau Kiểu gen khác nhau, kiểu hình giống như anh em ruột bình thường

Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh: giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng. Xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội.

Ví dụ: hai bạn học của em là Hải và Bằng là anh em sinh đôi cùng trứng; họ rất giống nhau, rất khó phân biệt đâu là anh và đâu là em.

Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 28

Câu 1: Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật do yếu tố nào sau đây?

Â. Người sinh sản chậm và ít con.
B. Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.
C. Các quan niệm và tập quán xã hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Trả lời:

Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp hai khó khăn chính:

+ Người sinh sản muộn, đẻ ít con

+ Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến

Ngoài ra, các quan niệm, tập quán, tín ngưỡng của xã hội ở nhiều nơi cũng không cho phép các nghiên cứu này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Đồng sinh là hiện tượng:

A. Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh của mẹ.
B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.
C. Có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.
D. Chỉ sinh một con.

Trả lời:

Đồng sinh là hiện tượng nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Hai trẻ đồng sinh cùng trứng thì:

A. Giới tính 1 nam, 1 nữ khác nhau.
B.Ngoại hình không giống nhau.
C. Có cùng một giới tính.
D. Cả 3 yếu tố trên.

Trả lời:

Trẻ sinh đôi cùng trứng luôn cùng giới tính vì: trẻ sinh đôi cùng trứng được sinh ra từ cùng 1 hợp tử cùng một kiểu gen → luôn cùng giới tính.

Tham khảo thêm:   Công thức tính ADN Công thức tính chiều dài của gen

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Phát biểu dưới đây đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng là:

A.Luôn giống nhau về giới tính.
B. Luôn có giới tính khác nhau.
C. Có thể giống nhau hoặc khác nhau về giưới tính.
D. Ngoại hình luôn giống hệt nhau

Trả lời:

Trẻ đồng sinh khác trứng có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là:

A.Hai trứng được thụ tinh cùng lúc.
B. Một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.
C. Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng.
D. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời.

Trả lời:

Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là: Một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ?

A. Phương pháp nghiên cứu những dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ
B. Là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ
C. Là theo dõi sự di truyền các tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ
D. Cả A và B

Trả lời:

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào?

A. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh em cùng bố mẹ
B. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên rất giống nhau
C.Trẻ đồng sinh cùng trứng bao giờ cũng hành động giống nhau
D. Cả A và B

Trả lời:

Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh em cùng bố mẹ.

Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên rất giống nhau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Tại sao phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người?

A. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao
B. Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người
C. Người đẻ ít con và sinh sản chậm
D. Cả A, B và C

Trả lời:

Phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người vì phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao và do người đẻ ít con và sinh sản chậm, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người

Đáp án cần chọn là: D

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người Giải bài tập Sinh 9 trang 81 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *