Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sinh 9 Bài 21: Đột biến gen Giải bài tập Sinh 9 trang 64 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 9 Bài 21 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Đột biến gen thuộc chương 4 Biến dị.

Soạn Sinh 9 Bài 21 Đột biến gen được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 64. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được nguyên nhân phát sinh đột biến gen và vai trò của nó. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 21: Đột biến gen

I. Khái niệm đột biến gen

– Đột biến gen là: những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit trên ADN.

– Đột biến gen là biến dị di truyền được.

– Các dạng đột biến gen: mất (b), thêm (c) và thay thế (d) 1 cặp nucleotit.

II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen

Do ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của ADN (sao chép nhầm), ADN con sinh ra khác với ADN mẹ.

– Tự nhiên: những biến đổi bất thường trong sinh lý, sinh hóa trong tế bào.

-Nhân tạo: con người gây đột biến bằng các tân vật lý hoặc hóa học (chất độc hóa học, phóng xạ, ô nhiễm môi trường, vi khuẩn, virut…).

III. Vai trò của đột biến gen

– Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen → thường gây biến đổi cấu trúc của protein mà nó mã hóa → dẫn đến biến đổi kiểu hình.

– Đột biến gen tạo ra các gen lặn khi thể đồng hợp hoặc trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp có thể biểu hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa vốn có của cơ thể.

-Đột biến gen đôi khi có lợi cho sinh vật và con người, có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt, chọn giống và tiến hóa.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 21 trang 62

Trả lời câu hỏi trang 62

Quan sát hình 21.1 và trả lời các câu hỏi sau:

Tham khảo thêm:   Cách làm món thịt heo rừng xào sa tế thơm ngon, khó cưỡng

– Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó.

– Đột biến gen là gì ?

Trả lời:

– Số lượng và trình tự các cặp nucleotit ở đoạn (b), (c), (d) khác so với đoạn (a)

+ Đoạn (b) là đột biến gen dạng mất (cặp X-G)

+ Đoạn (c) là đột biến gen dạng thêm (cặp T-A)

+ Đoạn (d) là đột biến gen dạng thay thế (cặp A-T thành cặp G-X)

– Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.

Trả lời câu hỏi trang 63

Hãy quan sát các hình sau đây và cho biết: đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại cho bản thân sinh vật hoặc đối với con người.

Trả lời:

Hình 21.2 , 21.3 là đột biến gen có hại.

Hình 21.4 là đột biến gen có lợi cho bản thân sinh vật và cả con người.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 21 trang 64

Câu 1

Đột biến gen là gì? Cho ví dụ.

Gợi ý đáp án

– Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.

– Một số ví dụ về đột biến gen:

  • Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
  • Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn gây nên.
  • Đột biến gen trội gây nên tay 6 ngón, ngón tay ngắn.
  • Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.

Câu 2

Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật. nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.

Gợi ý đáp án

Gợi ý 1

– Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

– Vai trò của đột biến gen: đột biến gen đa số tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong môi trường thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn có hại có thể trở thành có lợi, làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh, có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt. Ví dụ: Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa…

Tham khảo thêm:   Ngò rí: 30 công dụng tuyệt vời và cách sử dụng hiệu quả

Gợi ý 2

Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Vai trò:

– Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa

– Tạo ra các alen mới trong quần thể

Ý nghĩa:

– Làm xuất hiện các biến dị di truyền.

– Làm phong phú vốn gen của quần thể, khiến cho vật chất di truyền ngày càng đa dạng.

– Là cơ sở để hình thành loài mới.

Gợi ý 3

Đột biến gen phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên.Trong sản xuất người ta sử dụng các tác nhân gây đột biến để tạo các giống cây trồng có năng suất cao phẩm chất tốt

*Vai trò và ý nghĩa:

– Sự thay đổi cấu trúc gen dẫn tới thay đổi cấu trúc prôtêin, dẫn tới biến đổi kiểu hình

-Trong thực tiễn cũng gặp các đột biến tự nhiên,nhân tạo có lợi cho chính sinh vật và cho con người

– Đột biến gen được coi là nguồn nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống

– Trong trồng trọt và chăn nuôi,người ta đã gây ra đột biến gen nhân tạo để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu của con người

Câu 3

Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

Gợi ý đáp án

* Đột biến do con người tạo ra:

  • Tạo ra đột biến mai vàng 150 cánh.
  • Sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn – Bến Tre).
  • Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét của cây lúa.
  • Đột biến gen do chất độc màu da cam.

* Đột biến phát sinh trong tự nhiên:

  • Bò 6 chân.
  • Củ khoai có hình dạng giống người.
  • Người có bàn tay 6 ngón.
  • Bê con có cột sống ngắn.
  • Gà con có đầu dị dạng, chân ngắn.
  • Chó dị dạng năm chân.

Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 21

Câu 1: Đột biến xảy ra trong cấu trúc gen

A. biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử
B. cần một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình
C. biểu hiện ngay trên kiểu hình.
D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.

Câu 2: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào

A. tác động của các tác nhân gây đột biến.
B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến
C. tổ hợp gen mang đột biến.
D. môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến

Câu 3: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là:

A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A.
B. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
C. thay thế cặp A-T thành cặp X-G
D. mất cặp nucleotit A-T hoặc G-X

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Dàn ý 9 câu đầu bài Đất nước (6 Mẫu + Sơ đồ tư duy) Lập dàn ý 9 câu đầu Đất nước

Câu 4: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin
C. làm ngưng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein.
D. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

Câu 5: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen
B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
C. Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng?

A. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
B. Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
C. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biểu hiện ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.
D. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính.

Câu 7: Đột biến gen có những điểm nào giống biến dị tổ hợp?

A. Đều thay đổi về cấu trúc gen.
B. Đều cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Đều là biến dị di truyền.
D. B và C đều đúng.

Câu 8: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này có dang

A. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
B. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí bộ ba thứ 80.
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
D. thêm 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.

Câu 9: Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là

A. có hại cho cá thể.
B. có lợi cho cá thể.
C. làm cho cá thể có ưu thế so với bố, mẹ.
D. không có hại cũng không có lợi cho cá thể.

Câu 10: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X thì số liên kết hidro trong gen sẽ

A. giảm 1.
B. giảm 2.
C. tăng 1.
D. tăng 2.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 21: Đột biến gen Giải bài tập Sinh 9 trang 64 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *