Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Xúy Vân giả dại, rất hữu ích.
Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.
Soạn bài Xúy Vân giả dại
Trước khi đọc
Câu 1. Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, bạn nghĩ như thế nào nếu ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ?
Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, lời đề nghị đi xem một vở chèo cổ là khá thú vị, hấp dẫn.
Câu 2. Bạn có thấy tò mò khi nghe đến tên lớp chèo Xúy Vân giả dại hay không? Hãy tận dụng các điều kiện hiện có của mình để xem lớp chèo này hoặc toàn bộ vở chèo Kim Nham.
Tên lớp chèo “Xúy Vân giả dại” gợi cho người đọc sự tò mò.
Trong khi đọc
Câu 1. Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ứng như thế nào?
Gợi ý: Diễn viên có gương mặt biểu hiện sự đau khổ, quằn quại.
Câu 2. Lời thoại này thể hiện trạng thái tâm lí gì của nhân vật?
Lời thoại thể hiện sự đau khổ, xấu hổ của Xúy Vân.
Câu 3. Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?
Hình ảnh vợ chồng quấn quýt cho thấy mong muốn một gia đình hạnh phúc, ấm êm của Xúy Vân cùng với nỗi hối hận muộn màng.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nêu nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân.
Xúy Vân được gả cho Kim Nhan – một học trò nghèo tỉnh Nam Định. Sau khi cưới vợ, Kim Nhan lên Tràng An trọ học để dùi mài kinh sử. Xúy Vân buồn bã trong cảnh chờ đợi, rồi bị Trần Phương, một gã nhà giàu ở Đông Ngàn tìm cách tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi chồng. Xúy Vân bị Trần Phương lừa gạt, nghe theo lời hắn giả điên để thoát khỏi chồng.
Câu 2. Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại nào thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật? Vì sao bạn xác định như vậy?
- Đoạn từ: “Nên tôi phải lụy đò… Ai ơi giữ lấy đạo hằng chờ quên”.
- Nguyên nhân: Xúy Vân đã bộc lộ nỗi tủi nhục, đau đớn của mình. Nàng phải “lụy đò”, “lụy cô bán hàng”, bị “chúng chê, bạn cười”.
Câu 3. Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại để làm rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân.
– Phân tích: “Con gà rừng ăn lẫn với công… Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.
– Mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân: Hình ảnh vợ chồng quấn quýt cho thấy mong muốn một gia đình hạnh phúc, ấm êm của Xúy Vân cùng. Nhưng càng mong muốn bao nhiêu, nàng càng cảm thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.
Câu 4. Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho biết những điều gì về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân?
– Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho thấy: Đời sống của Xúy Vân lúc này vừa “đắng cay” lại vừa uất ức. Nàng tủi hổ vì bị người đời chê cười là bỏ chồng, dan díu với nhân ngãi, để tiếng xấu cho cha mẹ…
– Đoạn lời thoại còn cho thấy mong ước về cuộc sống gia đình của Xúy Vân, hình ảnh “bông lúa chín vàng”, “anh đi gặt”, “nàng mang cơm” thể hiện một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, gia đình hòa thuận, vợ chồng sớm tối có nhau.
Câu 5. Qua đoạn xưng danh của Xúy Vân, có thể nhận ra được những đặc điểm gì của sân khấu chèo (cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn…)?
- Cách xưng danh: Tự xưng tên tuổi, xưng “tôi” – gọi “chị em”.
- Sự tương tác giữa người xem và người diễn: Xúy Vân chào hỏi, trò chuyện mọi người xung quanh…
Câu 6. Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…)
Câu 7. Qua lớp chèo này, bạn hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa?
Câu 8. Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Thử biện hộ cho hành động này của Xúy Vân?
Câu 9. Với văn bản lớp chèo Xúy Vân giả dại, ta chỉ cần khoảng 3 phút để đọc xong, nhưng để diễn trên sân khấu, cần tới gần 15 phút. Từ thực tế này, có thể rút ra được nhận xét gì về nghệ thuật chèo? (Gợi ý: chức năng của tích trò; tầm quan trọng của diễn xuất gồm hát, múa và các hình thức biểu cảm khác;…)
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Xúy Vân giả dại – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 127 sách Kết nối tri thức 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.