Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 59 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn bản Vừa nhắn mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.

Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ – Mẫu 1

1.1 Trước khi đọc

Câu 1. Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng những cách nào?

  • Một số loài hoa như: hoa sữa, hoa hồng, hoa cúc, hoa lan…
  • Các loài hoa ấy có thể được “nhận ra” bằng cách: nhìn hình dáng hay màu sắc, ngửi mùi hương…

Câu 2. Theo em, nhan đề “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” gợi điều gì thú vị?

Nhan đề “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” gợi sự thú vị: Từ “vừa… vừa” cho thấy hành động được thực hiện cùng một lúc. Trong thực tế, chúng ta không thể nhắm mắt mà mở cửa sổ, bởi vậy nhan đề này đã khơi gợi sự hứng thú, tò mò cho người đọc.

1.2 Đọc văn bản

Câu 1. Vì sao nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí?

Nhân vật “tôi” biết được tiếng hét phát ra từ hướng nào.

Câu 2. Vì sao nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố?

Mỗi cái tên có một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu.

Câu 3. Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe bố giảng giải về những món quà?

Nhân vật “tôi” hiểu được lời giảng của bố.

Câu 4. Điều bí mật nhân vật “tôi” muốn chia sẻ là gì?

Điều bí mật nhân vật “tôi” muốn chia sẻ con mắt thần của “tôi” nằm ở mũi.

1.3 Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn?

  • Nhắm mắt lại, chạm vào từng bông hoa và đoán xem đó là hoa gì.
  • Nhắm mắt lại, ngửi rồi gọi tên loài hoa.
Tham khảo thêm:   Các loại cây mới trong Plants vs. Zombies 2

Câu 2. Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?

  • Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật: “tôi”.
  • Tác dụng: Người bố hiện lên dưới cái nhìn của đứa con sẽ khách quan hơn là tự kể về chính mình.

Câu 3. Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó.

– Người bố: kiên nhẫn, tốt bụng, tinh tế và giàu tình yêu thương.

– Một số chi tiết:

  • Kiên nhẫn và giàu tình yêu thương: Nghĩ ra các trò chơi để dạy đứa con, chia sẻ với con như một người bạn, coi con là “món quà” quý giá nhất…
  • Tốt bụng: Cứu Tí (Bố quăng chén cơm rồi băng qua vườn chạy ra… Bố tôi ẵm nó về nhà. Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc).
  • Tinh tế: Nhận món quà của Tí, lí giải về ý nghĩa của món quả.

Xem thêm: Cảm nhận về tính cách của người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Câu 4. Vì sao nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết nào trước đó?

  • Nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu: “Tôi” đã được luyện tập nhắm mắt và lắng nghe âm thanh, nhờ vậy mà đoán ra được tiếng kêu cứu vang lên từ hướng nào.
  • Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết: Nhân vật “tôi” chỉ nghe tiếng bước chân của người bố cũng có thể đoán được chính xác bố đang cách mình bao nhiêu bước chân, bao nhiêu mét.

Câu 5. Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật “tôi”?

– Chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố: Chạm vào bố và la lên: “A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!”; Thích gọi tên “bố”…

– Chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí: Coi Tí là người bạn thân thiết nhất, chia sẻ bí mật cho Tí; Thích gọi tên của Tí để lắng nghe âm thanh…

=> Những chi tiết trên cho thấy nhân vật “tôi” là một người nhạy cảm, tinh tế, giàu tình yêu thương.

Câu 6. Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” gì? Theo em, những “bí mật” ấy mang lại điều gì cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật?

  • Những bí mật: Hiểu được khu vườn, lắng nghe được những âm thanh kì diệu..
  • Những bí mật đó giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, ý nghĩa hơn.
Tham khảo thêm:   Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành Hồi 28, Tam quốc diễn nghĩa

Câu 7. Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà” không? Vì sao?

  • Ý kiến: Đồng tình.
  • Nguyên nhân: Những món quà dù lớn hay nhỏ đều gửi gắm tình cảm của người tặng. Bởi vậy mà chúng ta cần trân trọng món quà đó.

Viết kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một “món quà” em đặc biệt yêu thích.

Gợi ý: Giá trị của món quà nằm ở tấm lòng của người trao tặng. Món quà tuyệt vời nhất với em chính là nụ cười của mẹ. Chắc hẳn chúng ta đều cảm nhận được rằng, mẹ là người quan trọng nhất. Trên mỗi chặng đường, em đều có mẹ ở bên cạnh dạy dỗ, động viên. Mỗi khi nhìn thấy nụ cười của mẹ, em như được tiếp thêm nguồn động lực to lớn. Kể từ đó, em có thể vượt qua được mọi khó khăn, thử thách. Bởi vậy, em tự hứa sẽ luôn ngoan ngoãn để mẹ luôn cảm thấy tự hào.

Xem thêm: Hãy viết đoạn văn về một “món quà” em đặc biệt yêu thích

Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ – Mẫu 2

2.1 Tác giả, tác phẩm

2.1.1 Tác giả

  • Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972 ở Bình Thuận.
  • Ông là cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em.
  • Tác phẩm của ông mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ.
  • Một số tác phẩm: Một thiên nằm mộng (2001), Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ (2003), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (2004)…

2.1.2 Tác phẩm

– Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã giành được giải thưởng Pi-tơ Pen – Giải thưởng của Ủy ban quốc tế về sách dành cho thiếu nhi tại Thụy Điển năm 2008 và được dịch ra nhiều thứ tiếng (Anh, Thụy Điển, Thái Lan, Hàn Quốc)…

– Tóm tắt: Nhà của tôi có một khu vườn rộng. Bố trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, hai bố con ra vườn thi nhau tưới. Bố thường bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Tôi đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Khi Tý đem tặng bố những trái ổi to mềm, bố rất trân trọng dù bố ít khi ăn ổi. Tôi nhận ra đó là vẻ đẹp của món quà mình cho đi hay mình được nhận. Tôi nhận ra khu vườn, người bố là món quà to lớn, quý giá của cuộc đời cậu. Sau đó, bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, cậu nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.

Tham khảo thêm:   10 tiệm hoa tươi tại Cần Thơ cực hút khách

2.2 Đọc – hiểu văn bản

2.2.1 Câu chuyện về vườn hoa

a. Trò chơi thị giác

* Đoán tên loài hoa

– Địa điểm: vườn hoa

– Câu đố: nhắm mắt lại, chạm vào từng bông hoa và đoán xem đó là hoa gì.

– Cách giải đố:

  • Lần đầu tiên: nhân vật “tôi” đoán sai; người bố nói không sao cả, dần dần sẽ đúng.
  • Vài lần sau: đoán đúng 2 loại hoa mồng gà và hoa hướng dương, Bố cười khà khà khen tiến bố.
  • Một hôm khác: đoán đúng 3 loại, bố nói: “Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mất thôi!”
  • Không lâu sau: đoán đúng tất cả.

=> Bằng sự nỗ lực của bản thân, lời động viên của bố, nhân vật “tôi” đã có thể cảm nhận mọi thứ bằng xúc giác.

* Trò chơi xác định khoảng cách:

– Địa điểm: tại vườn hoa và cả trong nhà.

– Câu đố: nhắm mắt lại, xác định người và vật cách xa bao nhiêu.

– Cách giải đố:

  • Với bố: đứng ở đâu đó rồi hỏi con đoán xem mình cách con bao xa, nhân vật “tôi” từ không đoán được đến “Bây giờ chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng biết bố cách xa bao nhiêu”;
  • Với người chú: ban đầu không tin, nhưng nhân vật “tôi” đã dần chứng minh được sự tự giác và khả năng của mình.

b. Trò chơi về khứu giác

– Địa điểm: tại vườn hoa.

– Câu đố: nhắm mắt lại, ngửi rồi gọi tên nó. Sau mỗi lần bố đều phải xác nhận lại.

– Cách giải đố của em bé:

Câu đố cũng được lặp đi lặp lại cho đến khi nhân vật “tôi” nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa. Đến mức có thể cảm nhận được hoa hồng nở kể cả khi không nhìn thấy. Còn biết hoa gì từng mùa, hoa gì nở sớm, hoa gì nở muộn. Phân biệt được một lúc những hoa đang nở.

2.2.2 Câu chuyện về món quà

– Hoàn cảnh: bố của tôi đã cứu Tý, cậu đã đem những trái ổi để bày tỏ lòng biết ơn.

  • Tâm ý người gửi: trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng; Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã.
  • Tâm ý người nhận (bố): ít khi ăn ổi nhưng vì Tý mà ăn.

=> Khẳng định rằng một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp vì món quà đó.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 59 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *