Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện về người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất bị áp bức, đày đọa và giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã biết vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Truyện sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Vợ chồng A Phủ, vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh.
Soạn bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 1
Soạn văn Vợ chồng A Phủ chi tiết
I. Tác giả
– Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.
– Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
– Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
– Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.
– Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…
– Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
- O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
- Cỏ dại (hồi ký, 1944)
- Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
- Tự truyện (1978)
- Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
- Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
- Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
- Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)…
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) của nhà văn Tô Hoài.
2. Hoàn cảnh sáng tác
Truyện được viết vào năm 1952 và là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, “cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó” với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng.
3. Bố cục
Gồm ba phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Đến bao giờ chết thì thôi”. Hoàn cảnh sống của Mị.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Vì thế mà sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài”. Cuộc đời của A Phủ.
- Phần 3. Còn lại. Cuộc gặp gỡ và tự giải thoát của Mị và A Phủ.
4. Ý nghĩa nhan đề
– Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được in trong tập Truyện Tây Bắc (1953). Trong suốt những ngày tháng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc” với cán bộ và đồng bào miền núi Tây Bắc đã đem đến cho nhà văn Tô Hoài nguồn cảm hứng sáng tác.
– Tô Hoài đặt cho tác phẩm của mình nhan đề là “Vợ chồng A Phủ” – đây là một nhan đề ngắn gọn nhưng mang nhiều ý nghĩa. Nhan đề trên đã chỉ ra cho người đọc hai nhân vật trung tâm của tác phẩm: A Phủ và Mị.
– Đồng thờ cho thấy mối quan hệ giữa hai nhân vật: “vợ chồng”. A Phủ và Mị vốn là hai con người xa lạ. Nhưng vì món nợ với nhà thống lí Pá Trá mà gặp gỡ (Mị là con dâu gạt nợ nhà thống lý. A Phủ vì đánh người làng mà phải nộp tiền theo lệ làng nhưng không có tiền, được thống lý cho mượn rồi lại thành mang nợ). Trong những ngày tháng khổ sở của Mị tại nhà thống lý Pá Tra, sự xuất hiện của A Phủ đã đánh thức tấm lòng đồng cảm trong tâm hồn vốn đã vô cảm của Mị. Bởi họ là những con người cùng cảnh ngộ. Trong đêm Mị giải cắt dây cởi trói cứu A Phủ, dường như cũng chính là đang giải cứu cho bản thân. Hai người trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra đến Phiềng Sa, cũng tìm đến được với ánh sáng của cách mạng. Quá trình họ gặp gỡ và trở thành vợ chồng cũng chính là quá trình đi ra từ bóng tối đến ánh sáng. Cuộc đời của vợ chồng A Phủ khi gặp được lý tưởng của cách mạng đã thay đổi hoàn toàn. Nhà văn Tô Hoài sáng tác tác phẩm này nhằm phản ánh số phận đau thương và con đường tìm đến tự do của nhân dân Tây Bắc. Nhan đề “Vợ chồng A Phủ” đem đến cho người đọc những hiểu biết ban đầu về tác phẩm.
Xem thêm: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Vợ chồng A Phủ
5. Tóm tắt
Truyện kể về cuộc đời của Mị và A Phủ. Mị vốn là một cô gái trẻ đẹp, tài năng nhưng gia đình nghèo khó. Vì món nợ truyền kiếp của cha, Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Quanh năm, Mị phải làm hết mọi việc trong nhà. Càng ngày cô càng trở nên lầm lũi, ít nói. Mùa xuân về trên Hồng Ngài, Mị cũng muốn đi chơi, nhưng A Sử trở về liền trói cô trên cột. Còn A Phủ là một chàng trai mồ, khỏe mạnh, giỏi lao động. Vì đánh A Sử – con trai thống lí Pá Tra nên bị bắt làm thân nô lệ cho nhà thống lí. Một lần A Phủ để hổ ăn mất một con bò, bị thống lí phạt trói, bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm. Một đêm, khi trở dậy thổi lửa để sưởi, Mị bắt gặp dòng nước mắt chảy trên gò má của A Phủ. Mị nghĩ đến thân phận mình, liền cởi trói cho A Phủ. Mị chạy theo A Phủ. Hai người trốn Phiềng Sa, trở thành vợ chồng. A Phủ gặp được A Châu, cùng anh tham gia cách mạng. Họ cùng nhau chiến đấu để bảo vệ bản làng.
Xem thêm: Tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật Mị
a. Trước khi trở thành con dâu gạt nợ
– Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo.
– Cô đã từng yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.
– Một cô gái hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.
b. Từ khi trở thành con dâu gạt nợ
– Nguyên nhân: món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ Mị, tục cướp vợ của người Mông đem về cúng trình ma.
– Mị phải chịu những đày đọa về thể xác: phải làm việc không kể ngày đêm, “không bằng con trâu con ngựa”, bị đánh đập dã man…
– Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: “mặt buồn rười rượi”, sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.
– Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:
- Âm thanh (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình…) đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ.
- Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm …”, với khát khao tự do, thắp sáng căn phòng tối, muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.
- Khi bị A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.
– Nhận xét: Sức sống mãnh liệt luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.
– Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng:
- Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.
- Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, … phải chết”.
- Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ. Mị sợ cái chết, sợ nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát.
– Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.
2. Nhân vật A Phủ
– Số phận: mồ côi cha mẹ, sống một mình…
– Khi trở thành nô lệ người ở gạt nợ:
- Nguyên nhân: đánh con quan, thua cuộc trong vụ xử kiện quái gở.
- A Phủ chịu sự đày đọa về mặt thể chất: phải làm những công việc nặng, nguy hiểm như “đốt rừng, cày nương, săn bò tót…”, không có giá trị bằng một con bò, làm mất bò mà bị trói đứng đến chết.
– Tích cách:
- Lúc nhỏ mạnh mẽ, gan bướng: khi bị bán xuống cánh đồng thấp lại trốn lên núi cao.
- Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh chăm chỉ, biết làm mọi công việc. Là người biết bất bình trước bất công (đánh A Sử), khao khát tự do (nén đau để vùng chạy khi được cắt dây trói).
Tổng kết:
– Nội dung: Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện về người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất bị áp bức, đày đọa và giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã biết vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
– Nghệ thuật: giọng văn tinh tế, đượm màu sắc dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.
Soạn văn Vợ chồng A Phủ ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tìm hiểu số phận, tính cách nhân vật Mị qua:
– Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.
– Diễn biến tâm trạng và hành động.
Gợi ý:
a. Cảnh ngộ của Mị
* Trước khi bị bắt về làm dâu gạt nợ:
– Một cô gái xinh đẹp như “bông hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc”.
– Một cô gái tài năng: “thổi lá cũng hay như thổi sáo”.
– Một cô gái hiếu thảo, chăm chỉ: Khi thống lí Pá Trá muốn Mị làm con dâu gạt nợ cho mình, Mị đã nói với bố: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”.
* Sau khi bị bắt làm con dâu gạt nợ:
– Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị bị A Sử bắt làm con dâu gạt nợ.
– Kiếp sống của con dâu gạt nợ: vất vả làm việc quanh năm, không ngừng nghỉ.
- Ở lâu trong cái khổ Mị, Mị quen khổ rồi.
- Con trâu con ngựa nó còn có lúc đứng gãi chân nhai cỏ chứ đàn bà nhà này thì làm không nghỉ tay.
- Mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa trong xó cửa.
- Mị sống trong cái buồng kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay.
=> Tâm hồn Mị dường như trở nên vô cảm sau những năm tháng phải chịu kiếp con dâu gạt nợ.
b. Diễn biến tâm trạng và hành động:
* Trong đêm tình mùa xuân:
– Nghe tiếng sáo, Mị ngồi nhẩm lại bài hát của người đang thổi.
– Ngày Tết, Mị cũng uống rượu.
– Lòng Mị đang sống lại ngày trước: Ngày trước Mị thổi sáo giỏi, có biết bao người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
– Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm đến ngày trước. Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi.
– Mị đã tự ý thức được tình cảnh đau xót của mình: “Nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”.
– Từ đó dẫn đến hành động “lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu”. Mị muốn thắp sáng cho căn phòng hay chính là thắp sáng cho cuộc đời mình.
– Hành động này dẫn đến hành động khác: Mị “quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Mị chuẩn bị đi chơi.
– Nhưng rồi đúng lúc đó thì A Sử trở về đã dập tắt khát vọng sống trong Mị, hắn trói Mị vào cột nhà khiến Mị. Mị nghe thấy tiếng sáo vùng bước đi nhưng không được. Mị thầm nghĩ, mình không bằng con ngựa.
* Diễn biến tâm lí trong cởi trói cho A Phủ:
– A Phủ bị trói, nhưng “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Tâm hồn Mị lúc này hoàn toàn vô cảm.
– Đêm sau, Mị vẫn ra sưởi như đêm trước, khi “Mị lé mắt trông sang… một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Chính giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã đánh thức Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình và thương người đồng cảnh. Lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp đã khiến Mị có hành động mạnh bạo: cắt dây cởi trói cứu A Phủ.
=> Hành động cắt dây trói cho A Phủ, hay cũng chính là giải thoát cho chính mình.
– Cuối cùng, Mị chạy theo A Phủ, chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
=> Hành động còn mang tính tự phát của người nô lệ miền núi cao Tây Bắc, nhằm mục đích tự giải phóng bản thân khỏi áp bức của giai cấp thống trị.
Câu 2. Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau?
a. Ấn tượng về A Phủ:
– Một chàng trai khỏe mạnh, yêu thích tự do: “biết đúc lưỡi, đúc cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”, “chạy nhanh như ngựa”, “con gái trong làng nhiều người mê”, “có được A Phủ như có được con trâu tốt ở trong nhà”.
– Một con người gan góc, không hề sợ hãi trước quyền lực hay tiền bạc:
- “Một người to lớn chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử”. Hành động mạnh mẽ, quyết liệt ấy đã bộc lộ lòng căm thù kẻ cậy thế hống hách, yêu chuộng công lý và tính cách can trường, bất khuất.
- Trong cuộc xử kiện: “A Phủ quỳ trước nhà, bọn trai xô đến… rồi quay lại đánh A Phủ. A Phủ chịu đòn, chỉ đứng im như cái tượng đá”.
b. Bút pháp miêu tả nhân vật
– Mị được miêu tả chủ yếu qua diễn biến nội tâm để làm kiếp sống khổ cực cũng như sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
– A Phủ được miêu tả qua hành động để làm nổi bật tính cách phóng khoáng, yêu thích tự do và tinh thần phản kháng của chàng trai miền núi.
Câu 3. Những nét độc đáo trong việc quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi (nếp sinh hoạt, phong tục, thiên nhiên, con người, xây dựng tình huống, cốt truyện, nghệ thuật dẫn truyện…)?
- Nếp sinh hoạt, phong tục độc đáo: không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề…).
- Thiên nhiên vùng cao hiện lên đầy thơ mộng: “những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ…”
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lý; dẫn dắt những tình tiết đan xen kết hợp một cách khéo léo tạo sức lôi cuốn.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: mỗi nhân vật được khắc họa bằng thủ pháp khác nhau.
II. Luyện tập
Qua số phận nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ý kiến về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
– Tô Hoài đã bộc lộ niềm cảm thông với những người dân lao động vùng cao Tây Bắc chịu sự áp bức của bọn thực dân, chúa đất chúa mường.
– Ca ngợi sức sống tiềm tàng mãnh liệt của những người lao động đã dám vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
– Khẳng định sức mạnh của ánh sáng cách mạng giúp con người có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Soạn bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tìm hiểu số phận, tính cách nhân vật Mị qua:
– Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.
– Diễn biến tâm trạng và hành động.
Gợi ý:
a. Cảnh ngộ của Mị
– Trước khi bị bắt về làm dâu gạt nợ: Mị là một cô gái xinh đẹp “bông hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc”, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Không chỉ vậy, Mị còn là một người con hiếu thảo, khi thống lí Pá Trá muốn Mị làm con dâu gạt nợ cho mình, Mị đã nói với bố: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”.
– Sau khi bị bắt làm con dâu gạt nợ: Mị phải vất vả làm việc quanh năm, không ngừng nghỉ. Tâm hồn của cô đã trở nên chai lì, vô cảm.
b. Diễn biến tâm trạng và hành động:
– Trong đêm tình mùa xuân:
- Khi nghe thấy tiếng sáo, Mị ngồi nhẩm lại bài hát của người đang thổi.
- Vào ngày Tết, Mị cũng uống rượu,
- Lòng Mị đang sống lại ngày trước: Ngày trước Mị thổi sáo giỏi, có biết bao người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
- Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm đến ngày trước. Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi.
- Mị đã tự ý thức được tình cảnh đau xót của mình: “Nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”.
- Mị “lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu”: Mị muốn thắp sáng cho căn phòng hay chính là thắp sáng cho cuộc đời mình.
- Hành động này dẫn đến hành động khác: Mị “quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Mị chuẩn bị đi chơi.
- A Sử trở về đã dập tắt khát vọng sống trong Mị, hắn trói Mị vào cột nhà khiến Mị. Mị nghe thấy tiếng sáo vùng bước đi nhưng không được. Mị thầm nghĩ, mình không bằng con ngựa.
– Trong đêm cởi trói cho A Phủ:
- A Phủ bị trói, nhưng “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Tâm hồn Mị lúc này hoàn toàn vô cảm.
- Đêm sau, Mị vẫn ra sưởi như đêm trước, khi “Mị lé mắt trông sang… một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Chính giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã đánh thức Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình và thương người đồng cảnh. Lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp đã khiến Mị có hành động mạnh bạo: cắt dây cởi trói cứu A Phủ.
- Cuối cùng, Mị chạy theo A Phủ, chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
=> Hành động còn mang tính tự phát của người nô lệ miền núi cao Tây Bắc, nhằm mục đích tự giải phóng bản thân khỏi áp bức của giai cấp thống trị.
Câu 2. Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau?
a. Ấn tượng về A Phủ:
– A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh, yêu thích tự do: “biết đúc lưỡi, đúc cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”, “chạy nhanh như ngựa”, “con gái trong làng nhiều người mê”, “có được A Phủ như có được con trâu tốt ở trong nhà”.
– Không chỉ vậy, A Phủ còn là một con người gan góc, không hề sợ hãi trước quyền lực hay tiền bạc: dám đánh A Sử – con trai của thống lí Pá Trá, trong cuộc xử kiện đứng im chịu đánh chứ không kêu xin…
b. Bút pháp miêu tả nhân vật
– Mị được miêu tả chủ yếu qua diễn biến nội tâm để làm kiếp sống khổ cực cũng như sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
– A Phủ được miêu tả qua hành động để làm nổi bật tính cách phóng khoáng, yêu thích tự do và tinh thần phản kháng của chàng trai miền núi.
Câu 3. Những nét độc đáo trong việc quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi (nếp sinh hoạt, phong tục, thiên nhiên, con người, xây dựng tình huống, cốt truyện, nghệ thuật dẫn truyện…)?
- Những nét phong tục tập quán được khắc họa với những nét rất riêng.
- Thiên nhiên vùng cao được khắc họa chân thực, mà đầy nét thơ mộng.
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: mỗi nhân vật được khắc họa bằng thủ pháp khác nhau.
II. Luyện tập
Qua số phận nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ý kiến về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Gợi ý:
Giá trị nhân đạo của tác phẩm: Tô Hoài đã bộc lộ niềm cảm thông với những người dân lao động vùng cao Tây Bắc chịu sự áp bức của bọn thực dân, chúa đất chúa mường. Đồng thời, tác giả còn ca ngợi sức sống tiềm tàng mãnh liệt của những người lao động đã dám vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Từ đó, tác phẩm còn khẳng định sức mạnh của ánh sáng cách mạng giúp con người có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Soạn bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 3
Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK:
Câu 1.
Gợi ý:
a. Cảnh ngộ của nhân vật Mị:
- Trước khi bị bắt về làm dâu gạt nợ: Mị là một cô gái xinh đẹp, chăm chỉ và có tài năng.
- Sau khi bị bắt làm con dâu gạt nợ: Trở thành kẻ ở cho nhà thống lí Pá Tra, làm việc quanh năm, tâm hồn trở nên chai lì, vô cảm.
b. Diễn biến tâm trạng và hành động:
– Trong đêm tình mùa xuân:
- Nghe thấy tiếng sáo, Mị ngồi nhẩm lại bài hát của người đang thổi.
- Ngày Tết, Mị cũng uống rượu, lòng sống lại ngày trước. Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm đến ngày trước. Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi.
- Mị đã tự ý thức được tình cảnh đau xót của mình: “Nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”.
- Mị “lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu”: Mị muốn thắp sáng cho căn phòng hay chính là thắp sáng cho cuộc đời mình.
- Hành động này dẫn đến hành động khác: Mị “quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Mị chuẩn bị đi chơi.
- A Sử trở về đã dập tắt khát vọng sống trong Mị, hắn trói Mị vào cột nhà khiến Mị. Mị nghe thấy tiếng sáo vùng bước đi nhưng không được. Mị thầm nghĩ, mình không bằng con ngựa.
– Trong đêm cởi trói cho A Phủ:
- A Phủ bị trói, nhưng “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Tâm hồn Mị lúc này hoàn toàn vô cảm.
- Đêm sau, Mị vẫn ra sưởi như đêm trước, khi “Mị lé mắt trông sang… một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Chính giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã đánh thức Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình và thương người đồng cảnh. Lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp đã khiến Mị có hành động mạnh bạo: cắt dây cởi trói cứu A Phủ.
- Cuối cùng, Mị chạy theo A Phủ, chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
=> Hành động còn mang tính tự phát của người nô lệ miền núi cao Tây Bắc, nhằm mục đích tự giải phóng bản thân khỏi áp bức của giai cấp thống trị.
Câu 2.
a. Ấn tượng về A Phủ:
– Một chàng trai khỏe mạnh, giỏi giang và yêu thích tự do: “biết đúc lưỡi, đúc cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”, “chạy nhanh như ngựa”, “con gái trong làng nhiều người mê”, “có được A Phủ như có được con trâu tốt ở trong nhà”.
– Một con người gan góc, không hề sợ hãi trước quyền lực hay tiền bạc: dám đánh A Sử – con trai của thống lí Pá Trá, trong cuộc xử kiện đứng im chịu đánh chứ không kêu xin…
b. Bút pháp miêu tả nhân vật
– Mị được miêu tả chủ yếu qua diễn biến nội tâm để làm kiếp sống khổ cực cũng như sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
– A Phủ được miêu tả qua hành động để làm nổi bật tính cách phóng khoáng, yêu thích tự do và tinh thần phản kháng của chàng trai miền núi.
Câu 3.
Những nét độc đáo trong việc quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi – Miêu tả sinh động sinh hoạt và phong tục của người Mèo ở Hồng Ngài:
- Phong tục ăn Tết: Cứ gặt hái xong là ăn Tết không kể ngày tháng nào; chuẩn bị đón Tết, con gái Mèo phơi váy hoa trên các mỏm đá, lũ trẻ chơi quay đùa nghịch trước nhà.
- Cảnh ăn tết vui xuân của người Mèo: bữa cơm bữa rượu nối tiếp bên bếp lửa; trai gái đánh pao, đánh quay, thổi sáo rồi đêm đêm hẹn hò nhau đi chơi
- Phong tục cướp vợ, cúng trình ma.
- Cảnh xử kiện lạc hậu, tàn bạo thời kì trước cách mạng của bọn thống lí tàn ác.
– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ: “Trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ… Đám trẻ con chơi quay cười ầm trước sân nhà.”
– Nghệ thuật dẫn truyện: tự nhiên, chân thực với ngôn ngữ của người dân tộc vùng cao.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Vợ chồng A Phủ Soạn văn 12 tập 2 tuần 19 (trang 3) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.