Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 52 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ Văn lớp 6, có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ và chính xác.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Hôm nay, Wikihoc.com muốn giới thiệu bài Soạn văn 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Mời các bạn học sinh tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Phân tích bài viết tham khảo

1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

– Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

– Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.

– Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

– Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

Tham khảo thêm:  

2. Phân tích bài viết tham khảo: Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go

– Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả: “Nhan đề bài thơ… bất diệt”.

– Thể hiện cảm xúc chung về bài thơ: đồng cảm với tình yêu mẹ tha thiết…

– Các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả: “Em bé được mời gọi đến… vĩnh cửu”.

– Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả: lời thoại và chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa…

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Bài thơ được chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật chỉ mang một cái tên chung chung), có chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người…

b. Tìm ý

– Cần trả lời các câu hỏi:

  • Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?
  • Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?
  • Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?
  • Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?

c. Lập dàn ý

(1) Mở đoạn:

  • Giới thiệu tác giả và bài thơ
  • Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

(2) Thân đoạn:

  • Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
  • Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
  • Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ
Tham khảo thêm:  

(3) Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

2. Viết bài

Khi viết bài, cần lưu ý:

  • Bám sát dàn ý để viết thành đoạn.
  • Thể hiện được cảm xúc chân thành với nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ.
  • Trình bày đúng hình thức của đoạn văn.

3. Chỉnh sửa bài viết

  • Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả, cảm nhận chung của người viết.
  • Nêu được cảm xúc và ý kiến đánh giá về nét đặc sắc của bài thơ.
  • Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Gợi ý:

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh việc bộc lộ cảm xúc, những yếu tố tự sự và miêu tả cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Có thể khẳng định rằng bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 52 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *