Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Việt Bắc (Phần 2: Tác phẩm) Soạn văn 12 tập 1 tuần 9 (trang 109) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Việt Bắc là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Tố Hữu. Bài thơ là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Việt Bắc (Phần 2:Tác phẩm).

Soạn bài  Việt Bắc (Phần 2)
Soạn bài Việt Bắc (Phần 2)

Tài liệu dành cho học sinh lớp 12 tham khảo, với những kiến thức hữu ích về tác giả, tác phẩm. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Việt Bắc phần 2 – Mẫu 1

Soạn bài Việt Bắc phần 2 chi tiết

I. Đôi nét về tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào xây dựng một cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra.

– Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

– Bài thơ có 2 phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: 8 câu thơ đầu: khung cảnh chia tay đầy lưu luyến.
  • Phần 2. Từ “Mình đi có nhớ những ngày” đến “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”: lời của người ở lại.
  • Phần 3. Còn lại: lời của người ra đi.

3. Ý nghĩa nhan đề

– Trước hết, Việt Bắc là tên một địa danh cách mạng. Nơi đây được biết đến là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi nghĩa, là cơ quan đầu não của cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Đồng thời, Việt Bắc cũng là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng bào nơi đây.

=> Nhan đề đã thể hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà thơ Tố Hữu muốn gửi gắm.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Khung cảnh chia tay

* Lời của người ở lại:

– Bốn câu thơ đầu là lời của người ở lại hỏi người ra đi có còn nhớ “ta”, hỏi nhớ “núi, nguồn” là nhớ mảnh đất đã từng chung sống, gắn bó mười lăm năm nghĩa tình. Câu hỏi tu từ mượn cớ nhưng thực ra là nhắc nhở, nhắn nhủ người về xuôi đừng quên mảnh đất tình người.

=> Sự tình chung, tình cảm đạo lí. Hiệu quả của nghệ thuật câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc người nói, người ở lại kín đáo bộc lộ nỗi nhớ và tình yêu dành cho người về xuôi không phai mờ, trân trọng.

* Lời của người ra đi:

– Khung cảnh chia tay ở một bến sông, có tiếng hát làm nền. Nhân vật người đi kẻ ở bịn rịn, ban tay nắm chặt không rời, xúc động không nói nên lời.

– Từ láy “bâng khuâng, bồn chồn” lột tả tâm trạng xốn xang, xao xuyến vì tình cảm bị níu kéo lại. Diễn tả nỗi lòng thương mến của người ở lại dành cho con người, Việt Bắc.

– “Áo chàm” hình ảnh ẩn dụ Việt Bắc. Tượng trưng cho tâm hồn chất phác, chân thành, sâu nặng của người Việt Bắc.

– Nhớ lại những tháng ngày gian khổ ở chiến khu:

  • “Mưa nguồn suối lũ”: đất trời vần vũ, chìm trong mưa gió bão bùng, sự khắc nghiệt của mùa mưa Việt Bắc khiến cuộc sống trong rừng thêm khó khăn.
  • “Những mây cùng mù”: biện pháp chêm xen nhấn mạnh bầu trời u ám nặng nề, gian khổ đè nặng, ẩn dụ những ngày đầu khó khăn của kháng chiến
  • “Miếng cơm chấm muối”: vừa tả thực vừa ước lệch chỉ những thiếu thốn mọi mặt ở chiến khu.
  • Khi gian khổ có nhau đến khi vui sướng người đi kẻ ở, giờ phút chia tay lòng người ở lại bỗng xôn xao vì tiếc nuối nhớ nhung. Biện pháp hoán dụ “rừng núi” chỉ người Việt Bắc, nỗi nhớ thêm kín đáo, đại từ “ai” phong cách dân gian mộc mạc
  • Người Việt Bắc nhắc đến kỉ niệm lịch sử khó quên, tự hào về mảnh đất anh hùng.

=> Hình thức đối thoại, đoạn thơ diễn tả tình cảm người Việt Bắc dành cho cán bộ chiến sĩ thắm thiết, mặn nồng.

2. Nỗi nhớ của người ra đi

– “Ta với mình, mình với ta… Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”: khẳng định tấm lòng thủy chung, một lòng mặn mà của người đi kẻ ở.

– Nỗi nhớ của người ra đi được so sánh với nỗi nhớ người yêu: tình quân dân bỗng trở nên thắm thiết như tình yêu lứa đôi.

– Người ra đi luyến tiếc để nỗi nhớ vào thiên nhiên: nhớ về trăng vào những buổi chiều tà, nắng hiu hắt chiều sương, rừng nứa bờ tre, các địa danh quen thuộc như Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…

– Nhớ về con người Việt Bắc: cùng nhau chia sẻ ngọt bùi qua cơn đói rét, kỉ niệm ấm áp bên bộ đội và đồng bào cùng các điệu hát, hình ảnh mộc mạc của “cô em gái” lao động…

=> Tình cảm người chiến sĩ dành cho con người và quê hương Việt Bắc cũng là tình cảm nhà thơ dành cho nhân dân, đất nước, tình yêu cuộc sống kháng chiến

3. Bức tranh tứ bình

– Hai câu thơ đầu tiên:

  • “Hoa và người”: nỗi nhớ hướng đến đối tượng cụ thể
  • Đại từ nhân xưng “mình – ta” thể hiện tình yêu thương gắn bó sâu nặng của người đi kẻ ở
  • Điệp từ “ta về” đầu câu bộc lộ nỗi niềm xao xuyến, tâm trạng luyến lưu, vấn vương trong buổi chia tay, khơi gợi về quá khứ.

– Bức tranh mùa đông

  • Sử dụng bút pháp chấm phá cổ điển, gợi chứ không tả, màu xanh thẫm của núi rừng mang cảm giác thâm u, lạnh lẽo và có phần khắc nghiệt.
  • Màu đỏ tươi của hoa chuối và màu vàng nhạt của nắng điểm tô trên cái nền xanh thẳm của núi rừng đã phần nào xua tan cái lạnh lẽo thay vào đó là chút cảm giác ấm áp, mang đến hình ảnh Tây Bắc tươi đẹp chứ không quá khắc nghiệt, nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
  • Hình ảnh con người mang tầm vóc mạnh mẽ, chủ động tự tin trong lao động, sẵn sàng chinh phục thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.

– Bức tranh mùa xuân

  • Sắc trắng của hoa mơ gợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, thanh khiết và đầy hy vọng.
  • Hình ảnh con người trong công việc lao động nhẹ nhàng, nhưng lại tôn lên nét đẹp của sự tài hoa, khéo léo và cần cù.

– Bức tranh mùa hạ

  • Mùa hè hiện ra thông qua sự kết hợp giữa sắc vàng và tiếng ve, khiến bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi sự rộn ràng, nhộn nhịp và rực rỡ.
  • Từ “đổ” gợi ra sự chuyển mùa nhanh chóng và đồng loạt của núi rừng Tây Bắc.
  • Hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” gợi ra sự thầm lặng trong lao động, hi sinh sinh vì kháng chiến và tình cảm trân trọng, gần gũi yêu thương của Tố Hữu đối với con người Việt Bắc.

– Bức tranh mùa thu

  • Hình ảnh vầng trăng gợi ra nhiều ý nghĩa, là những đêm thức trắng cùng trăng chờ giặc, là biểu trưng cho sự ấm no, sum vầy, cũng là biểu tượng cho sự gắn kết, thủy chung.
  • Hình ảnh con người Việt Bắc không còn là hình ảnh trong lao động mà là thông qua tiếng hát để thể hiện nỗi niềm tiếc nuối, ân tình thủy chung phút chia ly.

4. Khung cảnh ra trận

– Bút pháp sử thi tác giả khắc họa đoàn quân sục sôi khí thế trên những nẻo đường ra trận.

  • Điệp từ “đêm đêm” tả thời gian dài, từ láy “rầm rập” âm thanh phối hợp cùng nhịp thơ 2/2 gợi tả bước chân hành quân đều nhịp, chắc khỏe.
  • Biện pháp nói quá “đất rung” chứng tỏ sức mạnh đoàn quân phi thường.
  • Chân dung đoàn quân tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.

– Đường hành quân gian lao, nguy hiểm nhưng chiến sĩ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, mây trời, niềm vui ngắm cảnh: cho thấy lòng yêu đời, lạc quan, tin vào tương lai.

  • Hoán dụ “mũ nan”: người chiến sĩ ra chiến trường mang theo mối tình quân dân để tiếp thêm động lực chiến đấu
  • Hình ảnh súng và sao cụ thể mà giàu tính biểu tượng. đầu súng gợi cảnh chiến tranh, sao vẽ ra khung cảnh thanh bình, tương lai tươi sáng hay ánh sao còn ẩn dụ cho đôi mắt người yêu.
Tham khảo thêm:   Bài phát biểu ngày Quốc tế Thiếu nhi (5 mẫu) Mẫu bài phát biểu Vui tết thiếu nhi 1/6

– Hình ảnh đoàn dân công

  • Ánh đuốc sáng gợi không khí lao động hăng say, phá đá mở đường. Ánh sáng đó toát lên sức mạnh, khí thế và gieo lên niềm tin tươi sáng.
  • Hình ảnh “bước chân nát đá” tô đậm sức mạnh vĩ đại của đoàn dân công.
  • Đoàn dân công có vẻ đẹp của anh hùng ra trận, sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

– Đoàn quân ra trận gởi về bao chiến công vang dội, làm chấn động địa cầu:

  • Liệt kê các địa danh để thấy chiến thắng dồn dập, tưng bừng
  • Điệp từ “vui” diễn tả niềm hồ hởi, phấn khích vô biên trong chiến thắng

=> Đoạn thơ tái hiện chân dung Việt Bắc trong những ngày ra trận, qua đó ca ngợi Việt Bắc anh hùng, đất nước anh hùng.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
  • Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp giao duyên; Ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian, giọng điệu thiết tha sâu lắng…

Soạn bài Việt Bắc phần 2 ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

– Hoàn cảnh sáng tác:

Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào xây dựng một cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

– Sắc thái, tâm trạng: bâng khuâng, xao xuyến và bịn rịn trong cuộc chia tay.

– Lối đối đáp: mình – ta thể hiện sự gắn bó, gần gũi và tình cảm.

Câu 2. Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

– Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc:

  • Thiên nhiên núi rừng hùng vĩ với những nét đặc trưng của Việt Bắc: rừng núi, mưa nguồn suối lũ, mây mù, trám, măng…
  • Thiên nhiên thanh bình, thơ mộng: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, rừng nứa bờ tre, tiếng mõ rừng chiều…

– Con người Việt Bắc:

  • Chăm chỉ, cần cù: được miêu tả trong công việc lao động (làm nương, chăn trâu, đi rừng, đan nón, hái măng…)
  • Tình nghĩa, thủy chung: cùng đồng cam cộng khổ với cán bộ cách mạng “Thương nhau chia củ sắn lùi/Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”…
  • Kiên cường, dũng cảm, vùng lên đấu tranh: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng… Điện Biên vui về”.

Câu 3. Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu; vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc hoạ ra sao?

– Bút pháp sử thi tác giả khắc họa đoàn quân sục sôi khí thế trên những nẻo đường ra trận.

  • Điệp từ “đêm đêm” tả thời gian dài, từ láy “rầm rập” âm thanh phối hợp cùng nhịp thơ 2/2 gợi tả bước chân hành quân đều nhịp, chắc khỏe.
  • Biện pháp nói quá “đất rung” chứng tỏ sức mạnh đoàn quân phi thường.
  • Chân dung đoàn quân tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.

– Đường hành quân gian lao, nguy hiểm nhưng chiến sĩ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, mây trời, niềm vui ngắm cảnh: cho thấy lòng yêu đời, lạc quan, tin vào tương lai.

  • Hoán dụ “mũ nan”: người chiến sĩ ra chiến trường mang theo mối tình quân dân để tiếp thêm động lực chiến đấu
  • Hình ảnh súng và sao cụ thể mà giàu tính biểu tượng. đầu súng gợi cảnh chiến tranh, sao vẽ ra khung cảnh thanh bình, tương lai tươi sáng hay ánh sao còn ẩn dụ cho đôi mắt người yêu.

– Hình ảnh đoàn dân công

  • Ánh đuốc sáng gợi không khí lao động hăng say, phá đá mở đường. Ánh sáng đó toát lên sức mạnh, khí thế và gieo lên niềm tin tươi sáng.
  • Hình ảnh “bước chân nát đá” tô đậm sức mạnh vĩ đại của đoàn dân công.
  • Đoàn dân công có vẻ đẹp của anh hùng ra trận, sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

– Đoàn quân ra trận gởi về bao chiến công vang dội, làm chấn động địa cầu:

  • Liệt kê các địa danh để thấy chiến thắng dồn dập, tưng bừng
  • Điệp từ “vui” diễn tả niềm hồ hởi, phấn khích vô biên trong chiến thắng

=> Đoạn thơ tái hiện chân dung Việt Bắc trong những ngày ra trận, qua đó ca ngợi Việt Bắc anh hùng, đất nước anh hùng.

* Vai trò của Việt Bắc: cái nôi của cách mạng và kháng chiến, nơi nuôi dưỡng che chở các chiến sĩ ngay từ những ngày đầu.

Câu 4. Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ và đoạn thơ.

  • Sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc: lục bát.
  • Cách xưng hô đối đáp giao duyên quen thuộc trong những bài ca dao: “mình – ta”.
  • Ngôn ngữ giản dị, đậm tính dân tộc.
  • Các biện pháp nhân hóa, so sánh được sử dụng nhiều trong ca dao…

II. Luyện tập

Câu 1. Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng đại từ xưng hô “mình – ta” trong bài thơ.

– “Mình – ta” là cách xưng hô quen thuộc được dùng trong những bài ca dao đối đáp giao duyên.

– Tác giả đã vận dụng sáng tạo vào bài thơ “Việt Bắc”. Nếu trong ca dao, “mình – ta” thường để chỉ người con trai và người con gái với tình cảm yêu đương mặn nồng. Thì ở trong Việt Bắc, “mình – ta” dùng để chỉ đồng bào Việt Bắc và chiến sĩ cách mạng với tình quân dân thắm thiết.

– Cách xưng hô trên cho thấy sự gắn bó giữa người ra đi và người ở lại, tuy hai nhưng là một, giống như một gia đình.

Câu 2. Chọn trong bài thơ hai đoạn tiêu biểu. Bình giảng một trong hai đoạn.

Chọn 2 đoạn thơ tiêu biểu là bức tranh tứ bình và Khung cảnh ra trận. Cảm nhận bức tranh tứ bình:

– Hai câu thơ đầu tiên:

  • “Hoa và người”: nỗi nhớ hướng đến đối tượng cụ thể
  • Đại từ nhân xưng “mình – ta” thể hiện tình yêu thương gắn bó sâu nặng của người đi kẻ ở
  • Điệp từ “ta về” đầu câu bộc lộ nỗi niềm xao xuyến, tâm trạng luyến lưu, vấn vương trong buổi chia tay, khơi gợi về quá khứ.

– Bức tranh mùa đông:

  • Sử dụng bút pháp chấm phá cổ điển, gợi chứ không tả, màu xanh thẫm của núi rừng mang cảm giác thâm u, lạnh lẽo và có phần khắc nghiệt.
  • Màu đỏ tươi của hoa chuối và màu vàng nhạt của nắng điểm tô trên cái nền xanh thẳm của núi rừng đã phần nào xua tan cái lạnh lẽo thay vào đó là chút cảm giác ấm áp, mang đến hình ảnh Tây Bắc tươi đẹp chứ không quá khắc nghiệt, nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
  • Hình ảnh con người mang tầm vóc mạnh mẽ, chủ động tự tin trong lao động, sẵn sàng chinh phục thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.

– Bức tranh mùa xuân:

  • Sắc trắng của hoa mơ gợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, thanh khiết và đầy hy vọng.
  • Hình ảnh con người trong công việc lao động nhẹ nhàng, nhưng lại tôn lên nét đẹp của sự tài hoa, khéo léo và cần cù.

– Bức tranh mùa hạ:

  • Mùa hè hiện ra thông qua sự kết hợp giữa sắc vàng và tiếng ve, khiến bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi sự rộn ràng, nhộn nhịp và rực rỡ.
  • Từ “đổ” gợi ra sự chuyển mùa nhanh chóng và đồng loạt của núi rừng Tây Bắc.
  • Hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” gợi ra sự thầm lặng trong lao động, hi sinh sinh vì kháng chiến và tình cảm trân trọng, gần gũi yêu thương của Tố Hữu đối với con người Việt Bắc.

– Bức tranh mùa thu:

  • Hình ảnh vầng trăng gợi ra nhiều ý nghĩa, là những đêm thức trắng cùng trăng chờ giặc, là biểu trưng cho sự ấm no, sum vầy, cũng là biểu tượng cho sự gắn kết, thủy chung.
  • Hình ảnh con người Việt Bắc không còn là hình ảnh trong lao động mà là thông qua tiếng hát để thể hiện nỗi niềm tiếc nuối, ân tình thủy chung phút chia ly.
Tham khảo thêm:   Bí quyết làm hồng ngâm không bị chát

Soạn bài Việt Bắc phần 2 – Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

– Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Việt Bắc: Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào xây dựng một cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

– Sắc thái, tâm trạng: Bâng khuâng, xao xuyến của người ở lại và người ra đi trước cuộc chia tay.

– Lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: “mình – ta” thể hiện sự gắn bó, gần gũi và tình cảm.

Câu 2. Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

– Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc:

  • Núi rừng hùng vĩ: rừng núi, mưa nguồn suối lũ, mây mù, trám, măng…
  • Thơ mộng, trữ tình: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, rừng nứa bờ tre, tiếng mõ rừng chiều…

– Con người Việt Bắc:

  • Chăm chỉ, cần cù: được miêu tả trong công việc lao động (làm nương, chăn trâu, đi rừng, đan nón, hái măng…)
  • Tình nghĩa, thủy chung: Cùng đồng cam cộng khổ với cán bộ cách mạng “Thương nhau chia củ sắn lùi/Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”…
  • Kiên cường, dũng cảm: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng… Điện Biên vui về”.

Câu 3. Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu; vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc hoạ ra sao?

* Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu:

– Bút pháp sử thi tác giả khắc họa đoàn quân sục sôi khí thế trên những nẻo đường ra trận.

  • Điệp từ “đêm đêm” tả thời gian dài, từ láy “rầm rập” âm thanh phối hợp cùng nhịp thơ 2/2 gợi tả bước chân hành quân đều nhịp, chắc khỏe.
  • Biện pháp nói quá “đất rung” chứng tỏ sức mạnh đoàn quân phi thường.
  • Chân dung đoàn quân tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.

– Đường hành quân gian lao, nguy hiểm nhưng chiến sĩ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, mây trời, niềm vui ngắm cảnh: cho thấy lòng yêu đời, lạc quan, tin vào tương lai.

  • Hoán dụ “mũ nan”: người chiến sĩ ra chiến trường mang theo mối tình quân dân để tiếp thêm động lực chiến đấu
  • Hình ảnh súng và sao cụ thể mà giàu tính biểu tượng. đầu súng gợi cảnh chiến tranh, sao vẽ ra khung cảnh thanh bình, tương lai tươi sáng hay ánh sao còn ẩn dụ cho đôi mắt người yêu.

– Hình ảnh đoàn dân công:

  • Ánh đuốc sáng gợi không khí lao động hăng say, phá đá mở đường. Ánh sáng đó toát lên sức mạnh, khí thế và gieo lên niềm tin tươi sáng.
  • Hình ảnh “bước chân nát đá” tô đậm sức mạnh vĩ đại của đoàn dân công.
  • Đoàn dân công có vẻ đẹp của anh hùng ra trận, sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

– Đoàn quân ra trận gởi về bao chiến công vang dội, làm chấn động địa cầu:

  • Liệt kê các địa danh để thấy chiến thắng dồn dập, tưng bừng
  • Điệp từ “vui” diễn tả niềm hồ hởi, phấn khích vô biên trong chiến thắng

=> Đoạn thơ tái hiện chân dung Việt Bắc trong những ngày ra trận, qua đó ca ngợi Việt Bắc anh hùng, đất nước anh hùng.

* Vai trò của Việt Bắc: cái nôi của cách mạng và kháng chiến, nơi nuôi dưỡng che chở các chiến sĩ ngay từ những ngày đầu.

Câu 4. Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ và đoạn thơ.

  • Thể thơ truyền thống của dân tộc: lục bát
  • Lối đối đáp xưng hô quen thuộc trong ca dao: “mình – ta”
  • Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc
  • Các biện pháp nhân hóa, so sánh được sử dụng nhiều trong ca dao…

II. Luyện tập

Câu 1. Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng đại từ xưng hô “mình – ta” trong bài thơ.

“Mình – ta” là cách xưng hô quen thuộc được dùng trong những bài ca dao đối đáp giao duyên. Tác giả đã vận dụng sáng tạo vào bài thơ “Việt Bắc”. Nếu trong ca dao, “mình – ta” thường để chỉ người con trai và người con gái với tình cảm yêu đương mặn nồng. Thì ở trong Việt Bắc, “mình – ta” dùng để chỉ đồng bào Việt Bắc và chiến sĩ cách mạng với tình quân dân thắm thiết. Cách xưng hô trên cho thấy sự gắn bó giữa người ra đi và người ở lại, tuy hai nhưng là một, giống như một gia đình.

Câu 2. Chọn trong bài thơ hai đoạn tiêu biểu. Bình giảng một trong hai đoạn.

Đến với bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu, người đọc sẽ cảm nhận được tình cảm quân dân giữa đồng bào Việt Bắc và những chiến sĩ cách mạng. Và điều đó được thể hiện vô cùng sâu sắc qua khổ thơ thứ bốn của bài thơ.

Tiếng lòng của người ở lại khiến người ra đi không khỏi bồn chồn, xúc động. Tất cả điều đó đã khơi dậy rất nhiều kỉ niệm khó quên trong tâm trí của người chiến sĩ. Nỗi niềm ấy khiến cho cuộc chia ly trở nên bịn rịn, lưu luyến hơn bao giờ hết. Nó như một sợi dây níu kéo người ở và người đi. Mười lăm năm dài đằng đẵng đã gắn kết người với người lại với nhau. Họ đã cùng nhau chung sống, cùng nhau trải qua biết bao khó khăn, chia sẻ cho nhau từng miếng cơm, manh áo để đến giờ phút chia ly cảm xúc trào ra thành câu chữ:

“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”

Lúc này, “ta với mình” – “mình với ta” như hòa quyện làm một, cộng hưởng cùng nhau thành một khối thống nhất, không tách rời. Hai chữ “đinh ninh” như một sự khẳng định chắc chắn về tình cảm mà người ra đi dành cho những người ở lại. Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý không gì có thể thay thế được dù có trải qua bao nhiêu thời gian, hay xa cách về không gian. Nếu n guồn với nước dào dạt bao nhiêu thì ta với mình nghĩa tình sâu nặng bấy nhiêu: “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”. Phép tu từ điệp cấu trúc kết hợp với điệp ngữ đặt ở đầu câu: nhớ gì, nhớ từng… khẳng định người ra đi không quên bất cứ một hình ảnh nào ở Việt Bắc, ở thiên nhiên Việt Bắc và ở con người nơi đây.

Nỗi nhớ ấy được khéo léo so sánh với nỗi nhớ người yêu:

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương”

Việc so sánh như vậy giúp người ra đi bộc lộ một tình cảm mãnh liệt, sâu sắc dành cho đồng bào Việt Bắc. Tình quân dân bỗng trở nên thắm thiết như tình yêu lứa đôi.

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã chỉ ra những đối tượng của nỗi nhớ:

“Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây, ta đó đắng cay ngọt bùi…”

Nhà thơ Tố Hữu khéo léo chỉ ra những đối tượng của nỗi nhớ. Nỗi nhớ về một miền không gian, hay thời gian nào đó đầy thơ mộng, trữ tình. Đó là những “đêm trăng đầu núi”, những “nắng chiều lắng lưng nương” gợi ra không gian, thời gian hẹn hò của đôi lứa yêu nhau. Trong tâm trí người ra đi, hình ảnh Việt Bắc nghĩa tình ấy không chỉ hiện lên trong sương khói mịt mờ mà còn trong những sớm khuya thấp thoáng bóng dáng người thương bên bếp lửa. “Bếp lửa” – hình ảnh gợi ra khung cảnh của một mái nhà ấm cúng nơi những đồng bào Việt Bắc hiện lên trong bóng dáng của những người thân thương nồng đượm nghĩa tình. Họ dường như đã trở thành gia đình, người thân đối với “người ra đi”. Kế tiếp là các địa danh: “Ngòi Thia, Sông Đáy, Suối Lê” – các địa danh gắn với dấu ấn Cách mạng. Dường như cái vơi đầy của sông suối cũng chính là cái vơi đầy của lòng người, của man mác một nỗi nhớ thương bắt nhịp trong tâm trí của người ra đi. Sau đó người ra đi như muốn khẳng định lại một lần nữa: “Ta đi ta nhớ…” là lời tâm sự chân thành và là lời nhắn nhủ tha thiết của người đi dành cho những người ở lại, của người cách mạng dành cho mảnh đất Việt Bắc anh hùng, cụm từ “Mình đây ta đó…” kết hợp với “đắng cay ngọt bùi” càng nhấn mạnh hơn những ân tình sâu thẳm.

Tham khảo thêm:   Mi cong tự nhiên với top 9 dụng cụ bấm mi tốt nhất hiện nay được chị em tin dùng

Trong cuộc sống đó, người ra đi và người ở lại đã “chia sẻ ngọt bùi” – biết bao cay đắng, ngọt ngào đã cùng trải qua. Với một loạt những h ình ảnh gợi ra sự sẻ chia nồng ấm của tình cảm quân dân mà như tình cảm gia đình: “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng”, “chia củ sắn bùi”. Họ đã cùng nhau đồng cam cộng khổ, cùng sẻ chia gian khó, cùng giúp đỡ nhau trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, nhọc nhằn.

Tóm lại, đọc khổ thơ thứ tư của bài thơ Việt Bắc, người đọc đã thấy được một nỗi nhớ sâu sắc của người ra đi dành cho người ở lại trước cuộc chia ly đầy lưu luyến này.

Soạn bài Việt Bắc phần 2 – Mẫu 3

(1). Mở bài

– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc.

– Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc.

(2). Thân bài

a. Khung cảnh chia tay

* Lời của người ở lại:

– Bốn câu thơ đầu là lời của người ở lại hỏi người ra đi có còn nhớ “ta”, hỏi nhớ “núi, nguồn” là nhớ mảnh đất đã từng chung sống, gắn bó mười lăm năm nghĩa tình. Câu hỏi tu từ mượn cớ nhưng thực ra là nhắc nhở, nhắn nhủ người về xuôi đừng quên mảnh đất tình người.

=> Sự tình chung, tình cảm đạo lí. Hiệu quả của nghệ thuật câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc người nói, người ở lại kín đáo bộc lộ nỗi nhớ và tình yêu dành cho người về xuôi không phai mờ, trân trọng.

* Lời của người ra đi:

– Khung cảnh chia tay: Ở một bến sông, có tiếng hát làm nền. Nhân vật người đi kẻ ở bịn rịn, ban tay nắm chặt không rời, xúc động không nói nên lời.

– Từ láy “bâng khuâng, bồn chồn” lột tả tâm trạng xốn xang, xao xuyến vì tình cảm bị níu kéo lại. Diễn tả nỗi lòng thương mến của người ở lại dành cho con người, Việt Bắc.

– “Áo chàm” hình ảnh ẩn dụ Việt Bắc. Tượng trưng cho tâm hồn chất phác, chân thành, sâu nặng của người Việt Bắc.

– Nhớ lại những tháng ngày gian khổ ở chiến khu:

  • “Mưa nguồn suối lũ”: đất trời vần vũ, chìm trong mưa gió bão bùng, sự khắc nghiệt của mùa mưa Việt Bắc khiến cuộc sống trong rừng thêm khó khăn.
  • “Những mây cùng mù”: biện pháp chêm xen nhấn mạnh bầu trời u ám nặng nề, gian khổ đè nặng, ẩn dụ những ngày đầu khó khăn của kháng chiến
  • “Miếng cơm chấm muối”: vừa tả thực vừa ước lệch chỉ những thiếu thốn mọi mặt ở chiến khu.
  • Khi gian khổ có nhau đến khi vui sướng người đi kẻ ở, giờ phút chia tay lòng người ở lại bỗng xôn xao vì tiếc nuối nhớ nhung. Biện pháp hoán dụ “rừng núi” chỉ người Việt Bắc, nỗi nhớ thêm kín đáo, đại từ “ai” phong cách dân gian mộc mạc
  • Người Việt Bắc nhắc đến kỉ niệm lịch sử khó quên, tự hào về mảnh đất anh hùng.

=> Hình thức đối thoại, đoạn thơ diễn tả tình cảm người Việt Bắc dành cho cán bộ chiến sĩ thắm thiết, mặn nồng.

b. Nỗi nhớ của người ra đi

– “Ta với mình, mình với ta… Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”: Khẳng định tấm lòng thủy chung, một lòng mặn mà của người đi kẻ ở.

– Nỗi nhớ của người ra đi được so sánh với nỗi nhớ người yêu: Tình quân dân bỗng trở nên thắm thiết như tình yêu lứa đôi.

– Người ra đi luyến tiếc để nỗi nhớ vào thiên nhiên: nhớ về trăng vào những buổi chiều tà, nắng hiu hắt chiều sương, rừng nứa bờ tre, các địa danh quen thuộc như Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…

– Nhớ về con người Việt Bắc: cùng nhau chia sẻ ngọt bùi qua cơn đói rét, kỉ niệm ấm áp bên bộ đội và đồng bào cùng các điệu hát, hình ảnh mộc mạc của “cô em gái” lao động…

=> Tình cảm người chiến sĩ dành cho con người và quê hương Việt Bắc cũng là tình cảm nhà thơ dành cho nhân dân, đất nước, tình yêu cuộc sống kháng chiến

c. Bức tranh tứ bình

– Hai câu thơ đầu tiên:

  • “Hoa và người”: nỗi nhớ hướng đến đối tượng cụ thể
  • Đại từ nhân xưng “mình – ta” thể hiện tình yêu thương gắn bó sâu nặng của người đi kẻ ở
  • Điệp từ “ta về” đầu câu bộc lộ nỗi niềm xao xuyến, tâm trạng luyến lưu, vấn vương trong buổi chia tay, khơi gợi về quá khứ.

– Bức tranh mùa đông

  • Sử dụng bút pháp chấm phá cổ điển, gợi chứ không tả, màu xanh thẫm của núi rừng mang cảm giác thâm u, lạnh lẽo và có phần khắc nghiệt.
  • Màu đỏ tươi của hoa chuối và màu vàng nhạt của nắng điểm tô trên cái nền xanh thẳm của núi rừng đã phần nào xua tan cái lạnh lẽo thay vào đó là chút cảm giác ấm áp, mang đến hình ảnh Tây Bắc tươi đẹp chứ không quá khắc nghiệt, nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
  • Hình ảnh con người mang tầm vóc mạnh mẽ, chủ động tự tin trong lao động, sẵn sàng chinh phục thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.

– Bức tranh mùa xuân

  • Sắc trắng của hoa mơ gợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, thanh khiết và đầy hy vọng.
  • Hình ảnh con người trong công việc lao động nhẹ nhàng, nhưng lại tôn lên nét đẹp của sự tài hoa, khéo léo và cần cù.

– Bức tranh mùa hạ

  • Mùa hè hiện ra thông qua sự kết hợp giữa sắc vàng và tiếng ve, khiến bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi sự rộn ràng, nhộn nhịp và rực rỡ.
  • Từ “đổ” gợi ra sự chuyển mùa nhanh chóng và đồng loạt của núi rừng Tây Bắc.
  • Hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” gợi ra sự thầm lặng trong lao động, hi sinh sinh vì kháng chiến và tình cảm trân trọng, gần gũi yêu thương của Tố Hữu đối với con người Việt Bắc.

– Bức tranh mùa thu

  • Hình ảnh vầng trăng gợi ra nhiều ý nghĩa, là những đêm thức trắng cùng trăng chờ giặc, là biểu trưng cho sự ấm no, sum vầy, cũng là biểu tượng cho sự gắn kết, thủy chung.
  • Hình ảnh con người Việt Bắc không còn là hình ảnh trong lao động mà là thông qua tiếng hát để thể hiện nỗi niềm tiếc nuối, ân tình thủy chung phút chia ly.

d. Khung cảnh ra trận

– Bút pháp sử thi tác giả khắc họa đoàn quân sục sôi khí thế trên những nẻo đường ra trận.

  • Điệp từ “đêm đêm” tả thời gian dài, từ láy “rầm rập” âm thanh phối hợp cùng nhịp thơ 2/2 gợi tả bước chân hành quân đều nhịp, chắc khỏe.
  • Biện pháp nói quá “đất rung” chứng tỏ sức mạnh đoàn quân phi thường.
  • Chân dung đoàn quân tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.

– Đường hành quân gian lao, nguy hiểm nhưng chiến sĩ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, mây trời, niềm vui ngắm cảnh: cho thấy lòng yêu đời, lạc quan, tin vào tương lai.

  • Hoán dụ “mũ nan”: người chiến sĩ ra chiến trường mang theo mối tình quân dân để tiếp thêm động lực chiến đấu
  • Hình ảnh súng và sao cụ thể mà giàu tính biểu tượng. đầu súng gợi cảnh chiến tranh, sao vẽ ra khung cảnh thanh bình, tương lai tươi sáng hay ánh sao còn ẩn dụ cho đôi mắt người yêu.

– Hình ảnh đoàn dân công

  • Ánh đuốc sáng gợi không khí lao động hăng say, phá đá mở đường. Ánh sáng đó toát lên sức mạnh, khí thế và gieo lên niềm tin tươi sáng.
  • Hình ảnh “bước chân nát đá” tô đậm sức mạnh vĩ đại của đoàn dân công.
  • Đoàn dân công có vẻ đẹp của anh hùng ra trận, sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

– Đoàn quân ra trận gởi về bao chiến công vang dội, làm chấn động địa cầu:

  • Liệt kê các địa danh để thấy chiến thắng dồn dập, tưng bừng
  • Điệp từ “vui” diễn tả niềm hồ hởi, phấn khích vô biên trong chiến thắng

=> Đoạn thơ tái hiện chân dung Việt Bắc trong những ngày ra trận, qua đó ca ngợi Việt Bắc anh hùng, đất nước anh hùng.

(3). Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Việt Bắc (Phần 2: Tác phẩm) Soạn văn 12 tập 1 tuần 9 (trang 109) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *