Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Trao đổi một vấn đề, giúp ích cho các bạn học sinh.
Mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo nội dung chi tiết dưới đây để biết có thể chuẩn bị bài nói một cách tốt nhất.
Soạn bài Trao đổi một vấn đề
1. Định hướng
Xem lại mục định hướng ở phần Nói và nghe Bài 7 để vận dụng vào bài học này.
2. Thực hành
Bài tập: Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.
a. Chuẩn bị
– Xem lại nội dung đọc hiểu bài: “Người ngồi đợi trước hiên nhà”; tìm các thông tin liên quan đến vấn đề sẽ trao đổi. Ví dụ: những phẩm chất hoặc những hi sinh mất mát của người phụ nữ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến; tấm gương của những người chị, người mẹ cụ thể,…
– Xem lại nội dung tìm ý và lập dàn ý trong phần Viết
– Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày (nếu có)
b. Tìm ý và lập dàn ý
(1) Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần trao đổi: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương
(2) Thân bài
* Tóm tắt lại văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà.
Dượng Bảy và dì Bảy cưới nhau được một tháng, thì dượng phải lên đường ra Bắc tập kết. Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Ngày hòa bình, dì Bảy đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động. Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
* Phân tích phẩm chất của nhân vật dì Bảy (đức hy sinh, sự thủy chung…)
- Đức hy sinh: Vừa kết hôn, nhưng dì Bảy vẫn chấp nhận để chồng lên đường ra Bắc tập kết.
- Sự thủy chung: Chờ đợi chồng trở về…
* Suy nghĩ, cảm xúc về hình ảnh người phụ nữ trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
(3) Kết bài
Khẳng định lại phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam, cũng như những đau khổ, mất mát mà họ phải chịu.
c. Nói và nghe
– Người nói: Dựa vào dàn ý để trình bày ý kiến của mình, trao đổi lại với các bạn về vấn đề đặt ra. Chú ý hình thức trình bày, trao đổi.
– Người nghe: Trao đổi góp ý phần trình bày của bạn. Chú ý các lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp khi trao đổi.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa văn bản
Tham khảo phần hướng dẫn kiểm tra và chỉnh sửa các lỗi về nói và nghe đã nêu ở Bài 7.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Trao đổi một vấn đề – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 70 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.