Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tổng kết phần văn học (lớp 9, học kì II) Soạn văn 9 tập 2 bài 33 (trang 181) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9, học sinh sẽ được hướng dẫn tổng kết lại toàn bộ kiến thức phần văn học.

Soạn bài Tổng kết phần văn học
Soạn bài Tổng kết phần văn học

Chính vì vậy, Wikihoc.com sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Tổng kết phần văn học. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh.

Soạn bài Tổng kết phần văn học

Câu 1. Đọc lại mục lục các văn bản trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9, thống kê lại tác phẩm đã học:

a. Văn học dân gian

– Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giày; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.

– Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh.

– Truyện cười: Treo biển; Lợn cưới, áo mới.

– Ngụ ngôn: Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Ếch ngồi đáy giếng.

– Ca dao – dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm.

– Tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội.

– Sân khấu (chèo): Quan Âm Thị Kính.

b. Văn học trung đại

– Truyện, ký: Con hổ có nghĩa; thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Chuyện người con gái Nam Xương; Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh; Hoàng Lê nhất thống chí.

– Thơ: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Thiên Trường vãn vọng, Bài ca Côn Sơn, Sau phút chia li, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà.

Tham khảo thêm:   Toán 7 Bài 2: Tập hợp R các số thực Giải Toán lớp 7 trang 42 - Tập 1 sách Cánh diều

– Truyện thơ: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên

– Văn nghị luận: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo), Bàn luận về phép học.

c. Văn học hiện đại

– Truyện, kí:

  • Truyện: Dế Mèn phiêu lưu ký; Đất rừng phương Nam; Quê nội; Bức tranh của em gái tôi; Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu; Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc, Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi.
  • Kí: Cô Tô, Lao xao.

– Tùy bút: Cây tre Việt Nam, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi.

– Thơ: Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Từ ấy, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Vội vàng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng, Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng bác, Sang thu, Nói với con…

– Văn nghị luận: Thuế máu, Tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

– Kịch: Bắc Sơn, Tôi và chúng ta.

Câu 2. Đọc lại các chú thích (*) ở những bài đầu của các cụm bài cùng một thể loại trong văn học dân gian, ghi lại các định nghĩ về từng thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao dân ca, tục ngữ, chèo.

– Truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

Tham khảo thêm:   Top 15 món ăn Hàn Quốc ngon nổi tiếng không nên bỏ qua

– Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

  • Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí…)
  • Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ
  • Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
  • Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)

– Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

– Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

– Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

– Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội).

– Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình.

Câu 3. Trong bộ phận văn học viết Việt Nam thời trung đại (từ thế kỉ X đến kết thế kỉ XIX) được học trong chương trình Ngữ văn THCS có những thể loại nào? Ghi lại tên các tác phẩm đã học theo từng thể loại.

Tham khảo thêm:   Cách chứng minh tam giác vuông Chứng minh tam giác vuông

Gợi ý:

a. Truyện, kí

  • Truyện ngắn: Con hổ có nghĩa; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
  • Truyền kì: Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kì mạn lục)
  • Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí.
  • Tùy bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Vũ trung tùy bút).

b. Thơ

  • Thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà; Thiên Trường vãn vọng.
  • Ngũ ngôn tứ tuyệt: Phò giá về kinh.
  • Thất ngôn bát cú: Qua đèo ngang; Bạn đến chơi nhà; Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác; Đập đá ở Côn Lôn; Muốn làm thằng Cuội.
  • Song thất lục bát: Khóc Dương Khuê; Hai chữ nước nhà; Sau phút chia li.
  • Lục bát: Côn Sơn ca.
  • Thơ Nôm: Bánh trôi nước.

c. Truyện thơ: Truyện Kiều; Truyện Lục Vân Tiên.

d. Văn nghị luận

  • Chiếu: Chiếu dời đô
  • Hịch: Hịch tướng sĩ.
  • Cáo: Bình Ngô đại cáo.
  • Tấu: Bàn luận về phép học.

Câu 4. Các văn bản thuộc văn học hiện đại Việt Nam đã cho em làm quen với những thể loại nào? Trong từng thể loại, phương thức biểu đạt nào có vị trí chủ đạo?

– Những thể loại văn học hiện đại: Thơ mới, truyện ngắn, truyện vừa, kịch nói, kí, văn xuôi…

– Phương thức biểu đạt chính:

  • Truyện ngắn, kịch nói: tự sự, có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
  • Thơ tự do: biểu cảm, có kết hợp miêu tả.
  • Văn xuôi: tự sự, biểu cảm, thuyết minh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tổng kết phần văn học (lớp 9, học kì II) Soạn văn 9 tập 2 bài 33 (trang 181) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *