Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thương ông (trang 126) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 16 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Thương ông giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 126, 127, 128, 129.

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Thương ông – Tuần 16 của Bài 30 Chủ đề Mái ấm gia đình theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài phần Đọc – Bài 30: Thương ông

Khởi động

Kể những việc em làm khiến người thân vui.

Gợi ý trả lời:

Những việc em làm khiến người thân vui: phụ giúp mẹ việc nhà, đấm lưng cho ông, bóp vai cho bà.

Bài đọc

Thương ông
(trích)

Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng, khập khà,
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó,
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần,
Âu yếm, nhanh nhảu:
– Ông vịn vai cháu,
Cháu đỡ ông lên.

Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng,
Quẳng gậy, cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu:
– Hoan hô thằng bé!
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.

(Tú Mỡ)

Từ ngữ:

Tham khảo thêm:   Rang cơm cho trứng trước hay cơm trước sẽ ngon hơn

– Tấy: sưng to, làm cho đau nhức

– Khập khiễng, khập khà: dáng đi bên cao, bên thấp, không đều

– Lon ton: dáng đi hoặc chạy (thường của trẻ em) với những bước ngắn, nhanh.

Trả lời câu hỏi

1. Ông của Việt bị làm sao?

2. Khi thấy ông đau, Việt đã làm gì để để giúp ông?

  1. Việt lại gần động viên ông.
  2. Việt để ông vịn vào vai mình rồi để ông đứng lên.
  3. Việt âu yếm nắm lấy tay ông.

3. Theo ông, vì sao Việt tuy bé mà khỏe?

Gợi ý trả lời:

1. Ông của Việt bị đau chân sưng tấy, đi phải chống gậy.

2. Khi thấy ông đau, Việt đã giúp ông:

b. Việt để ông vịn vào vai mình rồi để ông đứng lên.

3. Theo ông, Việt tuy bé mà khỏe vì Việt thương ông.

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Từ ngữ nào dưới đây thể hiện dáng vẻ của Việt: lon ton, nhăn nhó, âu yếm, nhanh nhảu, khập khiễng khập khà.

2. Đọc những câu thể hiện lời khen của ông dành cho Việt.

Gợi ý trả lời:

1. Từ ngữ thể hiện dáng vẻ của Việt: lon ton, nhanh nhảu.

2. Những câu thể hiện lời khen của ông dành cho Việt: Hoan hô thằng bé, Bé thế mà khỏe.

Soạn bài phần Viết – Bài 30: Thương ông

Câu 1

Nghe – viết: Thương ông (2 khổ thơ đầu)

Gợi ý trả lời:

Thương ông

Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy,
Đi phải chống gậy
Khập khiễng, khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó.

Thấy ông nhăn nhó,
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần,
Âu yếm, nhanh nhảu:
– Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên.

Chú ý:

  • Quan sát các dấu câu trong đoạn thơ.
  • Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu dòng thơ.
  • Viết những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai: khập khiễng, khập khà, nhấc chân, âu yếm.
Tham khảo thêm:   Ăn rau răm đúng cách để tốt cho sức khỏe

Câu 2

Chọn a hoặc b

Câu 2

Gợi ý trả lời:

a. chữ/ Chữ/ trứng/ trống/ choai

b. Múa hát/ quét rác/ rửa bát/ cô bác/ ca nhạc/ phát quà

Soạn bài phần Luyện tập – Bài 30: Thương ông

Luyện từ và câu

1. Dựa vào tranh, tìm từ ngữ

Luyện từ và câu

  1. Chỉ sự vật
  2. Chỉ hoạt động

2. Tìm 3 từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn thơ dưới đây:

Từ ngữ chỉ hoạt động

3. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Quan sát tranh

Gợi ý trả lời:

1. Tìm từ như sau:

  1. Chỉ sự vật: bếp, chảo, quạt, đồ chơi, chổi, cây, rau
  2. Chỉ hoạt động: nấu, nhặt, chơi, sửa, quét, tưới

2. Ta có 3 từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn thơ: may, thêu, sửa

3. Trả lời câu hỏi như sau:

  • Ông đang đánh cờ.
  • Bà dang xem tivi.
  • Bố mẹ đang dọn nhà.
  • Bé đang học bài.

Luyện viết đoạn

1. Quan sát tranh, nêu việc các bạn nhỏ đã làm cùng người thân.

Quan sát tranh

2. Viết 3 – 5 câu kể về một công việc em đã làm cùng người thân.

Gợi ý trả lời:

1. Nêu việc các bạn nhỏ đã làm cùng người thân:

  • Tranh 1: Bạn nhỏ cùng ông đi dạo.
  • Tranh 2: Bạn nhỏ cùng bố trồng cây.
  • Tranh 3: Bà và bạn nhỏ đọc sách.
  • Tranh 4: Mẹ và bạn nhỏ rửa bát.

2. Mẫu 1: Hằng ngày, em phục chị gái rửa bát. Chị rửa bát còn em sẽ xếp bát lên giá để cho ráo nước. Hai chị em vừa làm vừa hát rất vui.

Tham khảo thêm:   36 lời chúc hay, ý nghĩa mừng ngày doanh nhân Việt Nam 13/10

Mẫu 2:  Mùa hè, em đã cùng bố chơi thả diều. Bố dạy em cách làm diều bằng giấy. Chỉ bằng những tờ giấy báo cũ và thanh tre mỏng, chiếc diều xinh xắn đã được bố tạo ra. Rồi bố còn dạy em cả cách thả diều. Đứng giữa khu đất rộng lớn, em thích thú ngắm nhìn cánh diều đang bay. Em rất vui khi được cùng bố làm diều và thả diều.

Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 30: Thương ông

Câu 1

Tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về tình cảm của ông bà và cháu.

Gợi ý trả lời:

Những bài thơ, câu chuyện về tình cảm của ông bà với cháu: Bà cháu, Sáng kiến của bé Hà, Cây xoài của ông em

Cùng ông thăm lúa

Cùng ông thăm lúa trên đồng
Cháu vui vui giữa mênh mông đất trời
Bồng bềnh mây trắng êm trôi
Tiếng chim ríu rít gọi mời hân hoan

Cánh đồng như một biển vàng
Gió đưa lớp lớp hàng hàng sóng lay
Hạt vàng tròn trịa căng đầy
Mùi hương thơm ngát ngất ngây đồng chiều

Theo ông cháu biết bao điều
– Có hạt cơm, phải mất nhiều công lao.
Nói gì mà lúa rì rào?
Hình như lúa bảo: – sắp vào mùa vui.

Câu 2

Chia sẻ với các bạn cảm xúc về một khổ thơ em thích, hoặc một sự việc trong câu chuyện mà em thấy thú vị.

Gợi ý trả lời:

Câu chuyện mà tớ thích là Sáng kiến của bé Hà của tác giả Hồ Phương. Bằng tình yêu thương dành cho ông bà, bạn Hà cùng với bố đã bàn nhau lấy ngày lập đông là ngày của ông bà. Bạn Hà còn cố gắng đạt thật nhiều điểm mười để làm quà dành tặng ông bà.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thương ông (trang 126) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 16 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *