Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thương nhớ bầy ong – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 116 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn bản Thương nhớ bầy ong của Huy Cận sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong sách Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1.

Soạn bài Thương nhớ bầy ong
Soạn bài Thương nhớ bầy ong

Wikihoc.com muốn cung cấp bài Soạn văn 6: Thương nhớ bầy ong, mời các bạn học sinh tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Thương nhớ bầy ong – Mẫu 1

Chuẩn bị đọc

Câu 1. Đã bao giờ em phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng… hết sức thân thiết đối với mình? Tâm trạng của em khi ấy thế nào?

Tâm trạng khi phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng: buồn bã, tiếc nuối.

Câu 2. Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình.

  • Công việc nuôi ong gồm có kĩ thuật chăm sóc, kĩ thuật tạo chúa và chia đàn, kĩ thuật khai thác phấn hoa
  • Tình cảm: nâng niu, trân trọng và yêu quý.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu văn nào trong đoạn ăn này giải thích thế nào là ong “trại”?

“Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời xa, mang theo một ong chúa (con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản).

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?

  • Ngôi kể chuyện: ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi”.
  • Nội dung: Kể lại việc gia đình nuôi ong và chứng kiến cảnh ong trai với tâm trạng buồn bã.
  • Hình thức ghi chép: những sự việc có thật được chứng kiến về việc ong trại.
Tham khảo thêm:   Cách tải và cài CH Play (Google Play Store) trên điện thoại Android

Câu 2. Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí.

– Không thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé”.

– Những cụm từ trên thể hiện mối quan hệ giữa quá khứ và tương lai, ảnh hưởng đến suy nghĩ và cảm nhận của nhân vật “tôi”.

– Các sự việc trong hồi kí được kể lại theo trình tự thời gian. Bởi vậy, các cụm từ chỉ thời gian nhằm xác định thời điểm cụ thể xảy ra sự việc.

Câu 3. Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong?

– Một số từ ngữ, câu văn:

  • Tôi nhìn theo, buồn không nói được.
  • Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa?
  • Nhìn ong trại ra đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.

– Tình cảm của cậu bé dành cho bầy ong: trân trọng, yêu mến và hết sức gắn bó như người thân.

Câu 4. Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi ký có thể tập trung kể lại sự việc, cũng có thể vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Theo em, “Thương nhớ bầy ong” thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp trên? Dựa vào đâu có thể khẳng định như vậy?

Tham khảo thêm:   Tổng hợp kỹ năng của các lớp nhân vật trong Thiện Nữ Mobile

– “Thương nhớ bầy ong” thuộc kiểu vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy.

– Dựa vào: Nhân vật tôi vừa kể về sự việc ong “trại”, vừa bộc lộ tâm trạng buồn bã trước sự việc đó, cũng như chiêm nghiệm về cuộc đời: “Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm… thi nhân đâu”.

Câu 5. Em có nhận xét gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật “tôi”?

Nhận xét về cách cảm nhận của nhân vật “tôi”: Cách quan sát tỉ mỉ, cảm nhận thiên nhiên loài vật vô cùng tinh tế.

Câu 6. Đọc “Thương nhớ bầy ong”, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên.

– Ý kiến: Nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận.

– Nguyên nhân:

  • Câu chuyện mang những đặc điểm của thể loại hồi kí (đã chứng minh ở trên)
  • Ở phần cuối, nhân vật “tôi” đã có những chiêm nghiệm sâu sắc về việc sáng tác thơ ca. Huy Cận được biết đến là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam.

Soạn bài Thương nhớ bầy ong – Mẫu 1

Tác giả

– Huy Cận (1919 – 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận.

– Quê hương: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.

– Ông tham gia hoạt động cách mạng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong Chính phủ Việt Nam như: Bộ trưởng Bộ canh nông đầu tiên, Thứ trưởng sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục…

Tham khảo thêm:   Soạn Sinh 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật Giải bài tập Sinh 9 trang 149

– Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc thuộc phong trào Thơ mới.

– Một số tác phẩm:

  • Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng (thơ, 1940), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942), Vũ trụ ca (thơ, 1940 -1942).
  • Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958), Đất nở hoa (thơ, 1960), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973), Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 – 1982)…

Tác phẩm

– Hồi kí Song đôi là cuốn hồi kí về cuộc đời của hai nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu.

– Phần văn bản trong SGK được Huy Cận đặt tên là Tổ ong “trại”, trích từ tập 1, kể về việc bầy ong của gia đình nhân vật “tôi” bỏ tổ bay đi mà không có cách nào níu giữ lại chúng được. Trước cảnh ấy, nhân vật “tôi” thấy trong lòng mình chất chứa một nỗi buồn thương da diết và khó tả.

– Nhan đề Thương nhớ bầy ong do người biên soạn đặt.

– Tóm tắt: Nhà của nhân vật tôi có truyền thống nuôi ong. Từ ngày ông chết, cha và chú của nhân vật tôi chỉ nuôi một ít đõ, nhưng không “vượng” như xưa. Nhân vật tôi hay ra xem, nhiều khi bị ong đốt nhưng vẫn không thôi. Buồn nhất là khi mấy lần ong “trại”, rời tổ. Nếu vào buổi trưa thì chú của nhân vật tôi biết được sẽ hô lên cho cả xóm ném đất vụn để ong mệt quay trở về. Nhưng nếu vào buổi chiều lỡ buổi, người chú phải ra đồng, một mình nhân vật tôi không thể làm gì đành nhìn lũ ong bay đi. Nỗi buồn ấy khiến cậu cảm thấy một phần linh hồn ra đi.

Xem thêm: Tóm tắt văn bản Thương nhớ bầy ong

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thương nhớ bầy ong – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 116 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *