Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 91 Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 91 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 91, rất hữu ích.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 91
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 91

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 91

Câu 1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:

Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:

– Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

– Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thẳng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:

– Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:

– Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

(Nam Cao)

Gợi ý:

– Lời nói kết hợp với cử chỉ, ánh mặt và nét mặt.

– Người nói và người nghe là Chí Phèo và cụ Bá

– Sử dụng khẩu ngữ: tao, mày, chưa biết chừng,…

– Những câu rút gọn: “Anh Chí ơi!”, “Lại say rồi phải không?”, “Về bao giờ thế?”, “Sao không vào tôi chơi?”, “Đi vào nhà uống nước”

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ngày đầu tiên

Câu 2. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:

Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.

(Vũ Bằng)

Các câu văn hoàn cảnh, ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh.

Câu 3. Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a. – Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

– Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:

– Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ dành dịu giọng:

Tham khảo thêm:  

– Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

– Tao đã bảo tao không đòi tiền.

– Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc:

– Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

– Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu:

– Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách… biết không!… Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!…

(Nam Cao)

b. – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

– Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

– Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

Gợi ý:

a.

– Tình huống giao tiếp: Chí Phèo bị thị Nở từ chối, uống rượu say rồi đến nhà bá Kiến đòi làm người lương thiện.

– Cách xưng hô của nhân vật bá Kiến lịch sự, xưng “tôi” – gọi “anh”; còn Chí Phèo xưng “tao”, qua đó bộc mâu thái độ của hai nhân vật.

b.

– Tình huống giao tiếp: Cuộc trò chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại về người tử tù mới đến – Huấn Cao.

– Thầy thơ: không xưng, gọi quản ngục là “thầy”; Viên quản ngục: xưng “tôi” – dạ bẩm (2 lần). Cách xưng hô cho thấy mối quan hệ của hai nhân vật.

Tham khảo thêm:  

Câu 4. Những câu sau đây được trích từ bài viết về tác phẩm Chí Phèo của một học sinh. Hãy xác định và sửa lỗi trong các câu văn này.

a. Thì Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội coi như là tiêu cực thời bấy giờ.

b. Chí Phèo là một tác phẩm rất chất đã làm cho độc giả thích cực kì luôn!

c. Thị Nở tuy bề ngoài nhìn xấu xí như vậy nhưng bên trong vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ giàu tình yêu thương cực kì.

Gợi ý:

a.

  • Lỗi sai: sử dụng khẩu ngữ trong văn viết (thì, coi như)
  • Cách sửa: Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội đầy tiêu cực thời bấy giờ.

b.

  • Lỗi sai: sử dụng khẩu ngữ trong văn viết (rất chất, cực kì luôn)
  • Cách sửa: Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc khiến độc giả yêu thích.

c.

  • Lỗi sai: sử dụng khẩu ngữ trong văn viết (như vậy, cực kì)
  • Cách sửa: Thị Nở tuy bề ngoài nhìn xấu xí nhưng bên trong vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ giàu tình yêu thương.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 91 Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 91 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *