Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 26 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt trang 26, thuộc bộ sách Kết nối tri thức.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 26)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 26)

Mong rằng với tài liệu soạn văn này, các bạn học sinh lớp 6 có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt

Nghĩa của từ

Câu 1. Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho có tính chất mà trước đó chưa có. Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

  • biến hóa: thay đổi (thường về hình thức)
  • giáo hóa: dạy dỗ, sửa đổi cho tốt lên
  • công nghiệp hóa: nâng cao tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế….

Câu 2. Hãy đặt câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

– Giải nghĩa:

  • đơn điệu: ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán
  • kiên nhẫn: có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy
  • cốt lõi: điều quan trọng nhất, mang tính quyết định

– Đặt câu:

  • Bộ áo này có họa tiết khá đơn điệu.
  • Hùng rất kiên nhẫn khi gặp phải bài toán khó.
  • Điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam là những giá trị văn hóa truyền thống.
Tham khảo thêm:  

Biện pháp tu từ

Câu 3. Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

– Biện pháp so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

– Tác dụng: Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức mạnh của tiếng bước chân – giống như tiếng nhạc định hướng cho cáo bước ra khỏi hang. Qua đó tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của tình bạn giúp con người cảm nhận được bằng trái tim, vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

Câu 4. Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “Cảm hóa nghĩa là gì”, “Cảm hóa mình đi”. Hãy tìm thêm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này, cho biết tác dụng của chúng?

  • “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần”
  • “Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…
  • “Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…”

=> Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa được gửi gắm qua những lời thoại. Đó là tình bạn phải được cảm nhận bằng trái tim, trách nhiệm với tình bạn của chính mình.

Từ ghép và từ láy

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Gợi ý:

– Nhân vật Hoàng tử bé:

Sau khi đọc xong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn”, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật hoàng tử bé. Đó là một cậu bé hồn nhiên. Khi đến Trái Đất, cậu đã bị những bông hoa hồng rực rỡ thu hút. Cậu nghĩ đến bông hoa hồng ở hành tình của mình, thấy nó chẳng là gì cả. Đến khi gặp được cáo, nó đã giúp cậu hiểu ra ý nghĩa thật sự của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian cùng với sự kiên nhẫn và dịu dàng để “cảm hóa” được nó. Hoàng tử bé cũng nhận ra trách nhiệm đối với bông hoa của mình – hay chính là trách nhiệm đối với những người bạn.

  • Từ ghép: cậu bé, bông hoa
  • Từ láy: rực rỡ, dịu dàng
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8 (3 bộ sách mới) Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

– Nhân vật Cáo:

Khi đọc đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” em cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật cáo. Khi vừa đến Trái Đất, hoàng tử bé nhìn thấy một vườn hoa hồng rực rỡ và nhận ra rằng ở hành tinh của mình, cậu chỉ có “một bông hoa tầm thường”. Phát hiện này khiến cậu buồn bã, thất vọng, nằm dài tên cỏ và khóc. Đúng lúc đó thì một con cáo xuất hiện. Nó nói rằng cảm thấy cuộc sống của mình thật đơn điệu: “Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau, mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán”, bởi vậy mà mong muốn được cảm hóa: “Bạn làm ơn hãy cảm hóa mình đi”. Và rồi cáo đã giúp hoàng tử bé hiểu được thế nào là cảm hóa – hay cũng chính thế nào là tình bạn. Cáo được xây dựng giống như một con người – biết trò chuyện, có cảm xúc và suy nghĩ. Với nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm cho người đọc hiểu được giá trị của tình bạn.

  • Từ ghép: trò chuyện, cuộc sống
  • Từ láy: gửi gắm, rực rỡ

Xem thêm: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo

* Bài tập ôn luyện thêm: 

Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ sau: cẩu thả, tuềnh toàng, du khách, triền miên.

Gợi ý:

  • cẩu thả: không cẩn thận, chỉ qua quýt cốt cho xong.
  • tuềnh toàng: đơn sơ, trống trải.
  • du khách: những người đến tham quan, du lịch.
  • triền miên: liên tục và kéo dài dường như không dứt.
Tham khảo thêm:  

Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong các câu sau:

a. 

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(Ca dao)

b.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

c. Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

d.

Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

(Bầm ơi, Tố Hữu)

Gợi ý:

a.

  • So sánh: công cha – núi Thái Sơn, nghĩa mẹ – nước trong nguồn chảy ra.
  • Tác dụng: khẳng định công lao to lớn của cha mẹ sánh ngang.

b.

  • So sánh: mặt trời – hòn lửa
  • Tác dụng: Tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt, góp phần diễn tả vẻ đẹp của mặt trời lúc xuống biển.

c.

  • So sánh: Cái chàng Dế Choắt – một gã nghiện thuốc phiện.
  • Tác dụng: Góp phần diễn tả đặc điểm ngoại hình của Dế Choắt thêm sinh động.

d.

  • So sánh: Con đi trăm núi ngàn khe – muôn nỗi tái tê lòng bầm
  • Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi đau đớn, khổ cực mà người mẹ phải chịu đựng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 26 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *