Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 20 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 20.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 20)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 20)

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo để chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 20)

1. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong những trường hợp sau và phân tích tác dụng của chúng:

a.

Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.

(Trương Nam Hương, Trong lời bài hát)

b.

Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con

(Trương Nam Hương, Trong lời bài hát)

c. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.

(Truyện dân gian Việt Nam, Ếch ngồi đáy giếng)

d. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Tham khảo thêm:   Thời khóa biểu học trực tuyến Thời khóa biểu học online năm 2021 - 2022

Gợi ý:

a. Từ tượng hình: chòng chành

b. Từ tượng thanh: thập thình

c.

  • Từ tượng hình: nghênh ngang
  • Từ tượng thanh: ồm ộp

d. Từ tượng thanh: phanh phách

=> Tác dụng: Góp phần diễn tả hình ảnh, âm thành một cách chân thực, sinh động hơn.

2. Liệt kê năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người và năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên.

– Từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người: thướt tha, mảnh mai, lực lưỡng, gầy gò, mập mạp, dong dỏng, lom khom, tập tễnh, tròn trịa, đủng đỉnh…

– Từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên: róc rách, rì rào, xôn xao, ríu rít, tí tách, xào xạc, lộp bộp, vi vu, râm ran, ầm ầm…

3. Điền từ tượng thanh, từ tượng hình phù hợp vào chỗ trống (làm vào vở):

a. Đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng mưa rơi lộp bộp/tí tách bên hiên nhà.

b. Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành khẳng khiu/xơ xác , trơ trụi lá.

c. Sự tĩnh lặng của đêm tối khiến tôi nghe rõ tiếng côn trùng kêu văng vẳng/râm ran từ ngoài đồng ruộng đưa vào.

d. Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện.

e. Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá sừng sững ở Hà Giang.

Tham khảo thêm:   Cách dùng bột gạo lứt giảm cân hiệu quả và an toàn tại nhà

4. Tìm ít nhất hai ví dụ về việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh ở những văn bản mà em đã đọc và cho biết tác dụng của chúng trong những trường hợp ấy.

Gợi ý:

– Trong Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài:

  • Từ tượng hình “hủn hoẳn” trong câu: Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.
  • Từ tượng thanh “phành phạch” trong câu: Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

=> Góp phần diễn tả sự khỏe mạnh của Dế Mèn.

– Trong Gió lạnh đầu mùa: Từ tượng thanh “vi vu, lạo xạo” trong câu: Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.

=> Tác dụng: Diễn tả âm thanh của tiếng gió khi mùa đông về.

5. Phân tích nét độc đáo trong các kết hợp từ ngữ ở các trường hợp sau (chú ý những cụm từ/ câu thơ được in đậm)

a.

Khóm trúc, lùm trẻ huyền thoại
Lời ru vấn vít dây trầu

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

b.

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

c.

Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

Tham khảo thêm:   Bài phát biểu 20/11 của lãnh đạo địa phương (3 mẫu) Lời phát biểu ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Gợi ý:

a. Từ tượng hình “vít” gợi sự gắn kết, khăng khít của các sự vật được nhắc đến trong câu thơ.

b. Từ tượng thanh “xao xác” gợi tả âm thanh, giúp cho câu thơ trở nên sống động, có hồn hơn.

c. Từ tượng hình “dập dờn” giúp miêu tả rõ nét, sinh động hơn hoạt động của sự vật được nói đến.

6. Viết đoạn văn (khoảng hai trăm chữ) kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.

Xem thêm: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 20 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *