Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 10 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong chương trình học tập môn Ngữ văn 7, học sinh sẽ được ôn tập về thành ngữ. Wikihoc.com sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 10, rất hữu ích và cần thiết.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 10)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 10)

Mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo nội dung chi tiết để có thêm ý tưởng cho quá trình chuẩn bị bài. Tài liệu được đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 – Mẫu 1

Câu 1. Chỉ ra và giải nghĩa thành ngữ trong các câu sau:

a. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân tử; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

(An-phông-xơ Đô-đê (Alphonse Daudet), Buổi học cuối cùng)

b. Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng.

(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)

Gợi ý:

a.

  • Thành ngữ: ba chân bốn cẳng
  • Giải thích: Chạy hoặc đi thật nhanh, rất vội vã.

b.

  • Thành ngữ: chuyển núi dời sông
  • Giải thích: những việc làm lớn lao, vĩ đại

Câu 2. Thử thay thành ngữ (in đậm) trong các câu sau bằng từ ngữ có ý nghĩa tương đương, rồi rút ra nhận xét:

Tham khảo thêm:   19 thực phẩm tốt cho thận mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày

a. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch.

(Đẽo cày giữa đường)

b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám , việc gì cũng phải làm.

Gợi ý:

– Thay từ:

a. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng mất sạch.

b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì tốt xấu việc gì cũng phải làm.

– Nhận xét: Việc sử dụng thành ngữ giúp câu văn trở nên súc tích, giàu ý nghĩa hơn.

Câu 3. Nhận xét về việc sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường ở hai trường hợp sau:

a. Anh làm việc này chắc nhiều người góp cho những ý kiến hay. Khác gì đẽo cày giữa đường.

b. Chín người mười ý, tôi biết nghe theo ai bây giờ? Thật là đẽo cày giữa đường.

Gợi ý:

a. Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường” chưa hợp lí. Vì chưa xác định được nhân vật “anh” tiếp nhận ý kiến một cách chủ động hay bị động.

b. Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường” là hợp lí. Nhân vật “tôi” còn đang phân vân, tiếp nhận ý kiến một cách bị động.

Câu 4. Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong số các thành ngữ sau:

a. Học một biết mười

b. Học hay, cày biết

c. Mở mày mở mặt

d. Mở cờ trong bụng

Gợi ý:

a. Con bé rất thông minh nên học một biết mười.

Tham khảo thêm:   Bộ tranh nối số, tô màu cho bé Album tranh nối số, tô màu cho trẻ

b. Chúng ta phải cố gắng rèn luyện để học hay, cày biết.

c. Chị Phương vừa đỗ Đại học Ngoại Thương nên bố mẹ có cơ hội mở mày mở mặt với làng xóm.

d. Tôi như mở cờ trong bụng khi nghe tin được bầu lớp trưởng.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 – Mẫu 2

Câu 1.

a.

  • Thành ngữ: ba chân bốn cẳng
  • Giải thích: chạy rất nhanh và vội vàng, gấp gáp

b.

  • Thành ngữ: chuyển núi dời sông
  • Giải thích: những việc làm mang tầm vóc lớn lao

Câu 2.

– Thay từ:

a. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng mất sạch.

b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì tốt xấu việc gì cũng phải làm.

– Nhận xét: Việc sử dụng thành ngữ giúp câu văn trở nên súc tích, giàu ý nghĩa hơn.

Câu 3.

a. Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường” chưa hợp lí. Vì chưa xác định được nhân vật “anh” tiếp nhận ý kiến một cách chủ động hay bị động.

b. Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường” là hợp lí. Nhân vật “tôi” còn đang phân vân, tiếp nhận ý kiến một cách bị động.

Câu 4.

a. Anh ta học một mà biết mười nên tôi rất ngưỡng mộ.

b. Cậu cần cố gắng để học hay cày biết.

c. Anh ta vừa đạt giải thưởng cao khiến dòng họ mở mày mở mặt

d. Hắn ta mừng như mở cờ trong bụng vì lấy được túi vàng.

* Bài tập ôn luyện: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ.

Gợi ý:

Chuyện “Đẽo cày giữa đường” kể về một người thợ mộc đã dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường nên có nhiều người thường vào xem. Một hôm, có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc thấy có lí liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là phải. Lần khác, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Cuối cùng, chẳng có ai đến mua cày của anh ta, toàn bộ vốn liếng đều tiêu tan. Câu chuyện đã gửi gắm bài học giá trị cho con người. Chúng ta cần có chính kiến, tránh bị tác động bởi những người xung quanh. Muốn như vậy, mỗi người cần phải tích cực học tập nâng cao kiến thức và kĩ năng để làm cơ sở cho quan điểm của cá nhân; rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin để không bị tác động bởi yếu tố xung quanh.

Tham khảo thêm:   Top 5 bình xịt nano chống thấm bảo vệ giày, cho bạn tha hồ chạy nhảy

Thành ngữ: Đẽo cày giữa đường

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 10 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *