Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-đa – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 61 sách Cánh Diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thời thơ ấu của Hon-đa giúp người đọc hiểu hơn về thời thơ ấu của Hon-đa Sô-i-chi-rô, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, tô tô Hon-đa nổi tiếng của Nhật Bản. Hôm nay, Wikihoc.com Soạn văn 6: Thời thơ ấu của Hon-đa, thuộc bộ sách Cánh Diều, mời các bạn học sinh tham khảo.

Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-đa
Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-đa

Mong rằng tài liệu sẽ sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 6, mới tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-đa – Mẫu 1

1. Chuẩn bị

– Đoạn trích kể về thời thơ ấu của tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.

– Mục đích: Khắc họa lại những kỉ niệm về thời thơ ấu của Hon-đa.

– Tính xác thực:

  • Ngôi kể chuyện thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi.
  • Thời gian, không gian được xác định rõ ràng: sinh năm 1906, ở làng Kô-mi-ô…

– Cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ một cách chân thực.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Các thông tin ở phần (1) thể hiện đặc điểm của hồi ký?

Ghi lại những sự việc có thật trong thực tế, tôn trọng tính chân thực của tác phẩm với thời gian, địa điểm chính xác.

Tham khảo thêm:  

Câu 2. Nêu ý nghĩa của việc nhân vật tôi nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ.

Ý nghĩa của việc nhân vật “tôi” nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ: Cho thấy niềm đam mê của “tôi” với máy móc, động cơ được hình thành từ khi còn nhỏ.

Câu 3. Cậu bé Hon-đa học kém môn nào và thích thú điều gì?

Cậu học kém môn thực vật và sinh vật, thích thú hơn khi bắt đầu thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.

Câu 4. Tranh minh họa cho chi tiết nhân vật “tôi” đang thích thú nghiên cứu pin, cân và ống nghiệm.

– Các từ mượn có trong phần (3): pin, ti vi, tuốc nơ vít, ô tô.

– Chi tiết “tôi” dí mũi xuống đất ngửi mùi dầu màu nói lên: sự tò mò, thích thú của cậu bé với chiếc ô tô.

– Cậu bé Hon-đa đã làm được những việc gì để xem được máy bay thật biểu diễn:

  • Lén lấy 2 xu làm lộ phí, rồi lén lấy xe đạp của cha đạp một mạch đến Ha-ma-mát-su.
  • Không đủ tiền vào bãi huấn luyện quân đội, liền leo lên cây thông lớn để xem.

– Nhân vật “tôi” đã chọn bắt chước những trang bị của phi công: một chiếc mũ kết, một cặp kính đeo mắt.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

  • Thích thú với công việc đập búa “chùm cheng”, sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông.
  • Chưa được đi học nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ.
  • Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cùng thấy sung sướng không diễn tả được.
  • Thích thú khi thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.
  • Cảm phục những chú thợ điện với túi nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp.
  • Chạy bám theo sau xe một quãng dài, gí mũi xuống mặt đất, ngủi khịt khịt như chó ngửi…
  • Trốn học, một mình đi xem máy bay rồi về nhà bắt chước phi công.
Tham khảo thêm:  

Câu 2. Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?

– Sự việc ấn tượng nhất: Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cùng thấy sung sướng không diễn tả được.

– Nguyên nhân: Điều đó cho thấy niềm say mê của cậu bé Hon-đa với động cơ, máy móc.

Câu 3. Đặc điểm của thể hồi ký được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

– Các số liệu, địa điểm cụ thể chính xác: năm 1906, mùa thu năm 1914, làng Ko-mi-rô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata) nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka).

– Truyện được kể lại theo ngôi kể thứ nhất, giúp những sự kiện được kể trở nên chân thực hơn.

Câu 4. Qua đoạn trích hồi ký trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?

– Niềm say mê với máy móc từ khi còn rất nhỏ.

– Không ngại khó khăn để đạt được mong muốn: vượt mọi khó khăn để được tận mắt nhìn thấy máy bay.

Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-đa – Mẫu 2

1. Tác giả

  • Hon-đa Sô-i-chi-rô sinh năm 1906, mất năm 1991.
  • Quê: tỉnh Si-dư-ô-ca, Nhật Bản.
  • Ông là người sáng lập hãng xe Hon-đa của Nhật Bản.
Tham khảo thêm:   Cách làm bánh mì bì chay đơn giản tại nhà, ăn một lần là ghiền

2. Tác phẩm

  • Thể loại: hồi kí
  • Xuất xứ: Trích từ Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới.

3. Đọc – hiểu văn bản

a. Gia đình

  • Cha là Gi-hai, làm nghề thợ rèn.
  • Gia cảnh nghèo khó
  • Ông là trưởng nam trong gia đình, hàng ngày phải cõng em gái đến trường, giúp cha đạp ống thổi lửa.
  • Sự quan tâm, hứng thú của Hon-đa với kỹ thuật

b. Thuở thơ ấu:

  • Thích thú với công việc đập búa “chùm cheng”, sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông.
  • Chưa được đi học nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ.
  • Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cùng thấy sung sướng không diễn tả được.

– Khi đi học:

  • Thích thú khi thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.
  • Cảm phục những chú thợ điện với túi nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp.
  • Chạy bám theo sau xe một quãng dài, gí mũi xuống mặt đất, ngủi khịt khịt như chó ngửi…
  • Trốn học, một mình đi xem máy bay rồi về nhà bắt chước phi công.

=> Niềm đam mê của Hon-đa từ khi còn nhỏ đã làm nên thành công của ông ở hiện tại.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-đa – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 61 sách Cánh Diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *