Tài liệu Soạn văn 11: Tào phát Bạch Đế thành, được Wikihoc.com giới thiệu với những kiến thức vô cùng hữu ích.
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Tào phát Bạch Đế thành
Câu 1. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ (thiên nhiên được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của ai, trong hoàn cảnh nào, vẻ đẹp riêng của thiên nhiên nơi đây…).
– Bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ sống động, đẹp đẽ.
– Thiên nhiên hiện lên với những hình ảnh như: sắc mây rực rỡ, tiếng vượn kêu đôi bờ không dứt, núi non muôn trùng,…
– Thiên nhiên được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của tác giả, trong hoàn cảnh trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng.
Câu 2. Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.
– Thiên nhiên đẹp đẽ, hùng vĩ với núi tiếp núi, vách đá che khuất cả bầu trời, vượn kêu thê thảm, hang trống truyền âm thanh bi ai không dứt. Hình ảnh “vạn trùng san” cho thấy vẻ đẹp núi sông hùng vĩ của phía Nam Trung Quốc từ Bạch Đế (tức vùng đất Tứ Xuyên ngày nay) đến Gia Lăng (ngày nay là Hồ Bắc).
– Tâm trạng của chủ thể trữ tình hào hứng, vui tươi và hòa nhập với cảnh tượng hùng vĩ qua câu thơ cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ) vượt qua núi non muôn dặm.
Câu 3. Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ
– Chủ đề: Lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật; sự giao hòa giữa con người và những thay đổi tự nhiên.
– Cảm hứng chủ đạo: Tinh thần lạc quan, sự ca ngợi và tình yêu thiên nhiên, nhất là phong cảnh núi non hùng vĩ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tào phát Bạch Đế thành Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 22 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.