Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Rừng xà nu Soạn văn 12 tập 2 bài 22 (trang 37) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Rừng xà nu là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành, sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.

Soạn bài Rừng xà nu
Soạn bài Rừng xà nu

Hôm nay, Wikihoc.com mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 12: Rừng xà nu, được giới thiệu ngay sau đây.

Soạn bài Rừng xà nu – Mẫu 1

Soạn văn Rừng xà nu chi tiết

I. Tác giả

– Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932.

– Quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

– Năm 1950, ông vào bộ đội và sau đó làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Những năm tháng lăn lội trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên.

– Sau 1954, ông có nhiều sáng tác phục vụ công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc.

– Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên.

– Nguyễn Trung Thành từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.

– Một số tác phẩm nổi bật:

  • Đất nước đứng lên (tiểu thuyết đầu tay được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 -1955)
  • Rẻo cao (tập truyện, 1961)
  • Trên quê hương những anh hùng hiện ngọc (tập truyện và kí, 1969)
  • Đất Quảng (tiểu thuyết, 1971 – 1974)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Truyện được viết năm 1965, được in lần đầu tiên số trên số 2/1965, Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung Bộ.

– Sau đó, truyện được in trong tập Trên quê hương những anh hùng điện ngọc (1969).

– Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyên Ngọc trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”: Hình ảnh rừng xà nu – biểu tượng của dân làng Xô Man.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Hà hà… được!”: Tnú sau ba năm đi lực lượng trở về thăm làng.
  • Phần 3. Còn lại: Cụ Mết kể lại cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc đấu tranh của dân làng Xô Man.

3. Tóm tắt

Sau ba năm đi lực lượng, Tnú mới có dịp về thăm làng. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn đã dẫn anh về. Con đường cũ giờ đây chằng chịt hầm chông, hố chông, nếu không có người dẫn Tnú không dám đi một mình. Khi về đến làng, cụ Mết và dân làng đều mừng rỡ ra đón anh. Đêm đến, từ nhà ưng vang lên một hồi, ba tiếng mõ dài, cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Dít yêu cầu Tnú xuất trình giấy phép. Mọi người tỏ vẻ tiếc nuối vì Tnú chỉ được về thăm làng có một đêm. Sau đó, cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Dân làng Xô Man vẫn tự hào rằng năm năm, chưa hề có một cán bộ nào bị giặc bắt. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, Tnú và Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy Tnú và Mai học chữ. Tnu học chữ thì hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vượt thác, xé rừng mà, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắc Nông thì bị giặc bắt, tra tấn dã man. Khi giặc hỏi cộng sản ở đâu, Tnú ắp tay vào bụng trả lời: “Cộng sản ở đây này”. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, lưng đầy thương tích. Tnú đọc thư của anh Quyết gửi cho dân làng Xô Man trước khi mất. Nghe lời anh, mọi người chuẩn bị chiến đấu. Đêm đêm, làng Xô Man thức mài vũ khí. Bọn giặc kéo về một tiểu đội đúng lúc đứa con trai đầu lòng của Mai và Tnú ra đời. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc bắt mẹ con Mai để đe dọa Tnú. Chúng tra tấn mẹ con Mai dã man. Tnú không cứu được mẹ con Mai, còn bản thân thì bị bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy mười ngón tay anh. Đúng lúc đó thì cụ Mết và trai tráng trong làng cầm giáo mác tới giết chết thằng Dục. Đời Tnú chính là minh chứng sống cho chân lý: “Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo” mà cụ Mết nói. Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú những năm đi lực lượng đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mỹ. Anh kể lại chuyện đánh đồn, xông xuống hầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy. Đối với anh, thằng giặc nào cũng là thằng Dục. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Nhân vật Tnú

– Hoàn cảnh: Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được cả dân làng Xô Man nuôi dưỡng, đùm bọc.

=> Đứa con chung của dân làng Xô Man.

– Khi còn nhỏ:

  • Tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng.
  • Học chữ lấy đá đập vào đầu để trừng phạt tính hay quên.
  • Khi bị địch bắt, ắp tay vào bụng trả lời: “ Cộng sản ở đây này”.

=> Tuổi thơ đầy ắp những chiến công và kỳ tích, tuổi thơ của một tiểu anh hùng.

– Khi trưởng thành: Tnú vượt ngục trở về lãnh đạo dân làng chống lại bọn Mỹ – Diệm

  • Khi Mai và đứa con bị bắt và bị tra tấn dã man, Tnú đã tạm gác nỗi đau riêng để vì sự nghiệp chung. Tnú đã đặt lợi ích cá nhân sau lợi ích của cách mạng, biết đặt tổ quốc lên trên hết.
  • Khi đứa con chết, lao ra giải cứu mẹ con Mai. Đó là hình ảnh một người chồng người cha đời thường.
  • Hình ảnh mười đầu ngón tay của Tnú bị nhựa xà nu thiêu cháy chứng tỏ chân lí: “Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”.

=> Cuộc đời của Tnú chính là cuộc đời của dân làng Xô Man: đau thương nhưng anh dũng.

2. Dân làng Xô Man

– Cụ Mết: một già làng, đại diện cho thế hệ đầu của nhân dân Tây Nguyên, là người phán truyền lịch sử.

– Bà Nhan, anh Xút chết đã có Mai, Tnú, Dít lên thay, bé Heng cũng sẵn sàng tiếp nối: thế hệ những người con Tây Nguyên nối tiếp nhau tham gia cách mạng.

3. Hình tượng cây xà nu

– Là loại cây mọc khắp mảnh đất Tây Nguyên, đặc biệt là dân làng Xô Man.

– Mang ý nghĩa biểu tượng cho phẩm chất, sức mạnh của con người Tây Nguyên:

  • Rừng xà nu đau thương như con người Tây Nguyên đau thương.
  • Sức sống mãnh liệt của rừng xà nu tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên và rộng ra là cả dân tộc Việt Nam.
  • Những cây xà nu không chịu khuất mình trong bóng râm, luôn vươn lên tiếp lấy ánh sáng mặt trời tượng trưng cho khát vọng tự do, tinh thần phóng khoáng, ý chí vươn lên vì lí tưởng cao đẹp của con người Tây Nguyên.
  • Cây xà nu nối tiếp nhau vươn lên tượng trưng cho những thế hệ người Tây Nguyên nối tiếp nhau cầm súng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.
Tổng kết: 

– Nội dung: Nguyễn Trung Thành đã thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh để đặt ra một vấn đề lớn lao của dân tộc. Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

– Nghệ thuật: lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, nghệ thuật xây dựng nhân vật…

Soạn văn Rừng xà nu ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Anh chị cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua:

a. Nhan đề tác phẩm

b. Đoạn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác.

c. Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng trải xa hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm.

Gợi ý:

a. Nhan đề “Rừng xà nu” là hình tượng trung tâm của tác phẩm.

– Ý nghĩa tả thực: loài cây xuất hiện nhiều ở Tây Nguyên, cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân nơi đây (gỗ xà nu làm củi ở mỗi bếp, khói xà nu xông bảng nứa đen cho học sinh viết chữ, nhựa xà nu làm đuốc để thắp sáng).

– Ý nghĩa biểu tượng: Rừng xà nu như một nhân vật tham gia vào toàn bộ câu chuyện; Rừng xà nu như một nhân vật chứng kiến những sự kiện có ý nghĩa trọng đại của dân làng Xô Man; Rừng xà nu tượng trưng cho phẩm chất của con người Tây Nguyên.

b.

– Xà nu đau thương như con người Tây Nguyên chịu nhiều đau thương: Hàng vạn cây xà nu không có cây nào không bị thương… trận bão.

– Sức sống mãnh liệt của xà nu: Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt…

c.

– Ngợi ca sức sống mãnh liệt, không gì có thể hủy diệt của cây xà nu. 

– Tin tưởng, khẳng định sự trường tồn của nhân dân, của đất nước.

Câu 2. Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời và được kể trong một đêm”. Hãy cho biết:

a. Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài), hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn?

b. Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí người nghe câu nói: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo?

c. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lý lớn lao nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vì sao cụ Mết muốn chân lý đó phải được nhớ, được ghi để truyền cho con cháu?

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Chỉ còn những mùa nhớ

d. Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?

Gợi ý:

a.

* Phẩm chất của Tnú:

– Gan góc, dũng cảm, trung thực (tuổi thơ của một tiểu anh hùng)

– Lòng trung thành với cách mạng, tinh thần yêu quê hương, đất nước (lòng căm thù giặc sâu sắc, lớn lên cùng với dân làng Xô Man đấu tranh, tham gia cách mạng…)

– Tình yêu thương gia đình (tình cảm với mẹ con Mai)

* So với A Phủ, hình tượng nhân vật Tnú có điểm mới mẻ hơn: Tnú được giác ngộ với lý tưởng cách mạng ngay từ khi còn nhỏ.

b. Cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo” vì: Khi chưa cầm vũ khí, mà chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người yêu thương nhất, Tnú cũng không cứu được.

c.

– Chân lý: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

– Cụ Mết muốn chân lý đó phải được truyền cho con cháu bởi vì có ghi nhớ được chân lý đó mới có thể bảo vệ được nền độc lập của dân tộc.

d. Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là các thế hệ nối tiếp nhau làm nổi bật tinh thần của dân làng Xô Man:

– Cụ Mết: là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp đế nổi dậy đồng khởi.

– Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.

– Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.

Câu 3. Theo anh (chị), hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăng khít với nhau như thế nào?

– Thời thơ ấu của Tnú: khói xà nu hun tấm bảng đen để học chữ, nhựa xà nu làm đuốc để thắp sáng…

– Khi trưởng thành:

  • Xà nu chứng kiến những biến cố đau đớn, những bài học xương máu (nhựa xà nu cháy trên mười đầu ngón tay Tnú, chứng kiến Tnú không cứu được vợ con),
  • Rừng xà nu cùng dân làng chào đón Tnú trở về sau mấy năm đi lực lượng (đuốc xà nu soi sáng đêm anh đoàn tụ với buôn làng ở nhà cụ Mết).

=> Xà nu và Tnú luôn được miêu tả đối chiếu làm nổi bật lẫn nhau, Tnú như một cây xà nu đã trưởng thành mạnh mẽ và đầy sức sống. Phẩm chất kiên cường, sức sống bất diệt của xà nu cũng là phẩm chất bất khuất, anh hùng của Tnú.

Câu 4. Nêu và phân tích những cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.

* Nhan đề:

– Các tác phẩm anh hùng ca thường lấy nhân vật trung tâm để làm tên nhan đề và “Rừng xà nu” cũng vậy.

– “Rừng xà nu” mang tính chất gợi mở, biểu tượng cho số phận và cuộc đời của con người Tây Nguyên anh hùng.

* Giọng điệu:

– Câu chuyện được kể qua lời của cụ Mết – một già làng nên có sự uy tín với cộng đồng.

– Kể lại trong một không gian sử thi: ngoài trời mưa rả rích, bên bếp lửa bập bùng.

– Cách kể: lời kể khan của Tây Nguyên, giọng kể: “ồm ồm của cụ Mết” như đang phán truyền lịch sử

=> Đầy thiêng liêng, trang trọng.

* Kết cấu đầu – cuối tương ứng thường gặp trong các bản anh hùng ca: mở đầu là hình ảnh xà nu, kết thúc cũng là hình ảnh xà nu.

II. Luyện tập

Viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của anh chị về hình ảnh đôi bàn tay của Tnú

Gợi ý:

– Giới thiệu về tác phẩm Rừng xà nu và nhân vật Tnú để dẫn dắt đến hình ảnh đôi bàn tay của Tnú.

– Ý nghĩa đôi bàn tay của Tnú:

  • Đôi bàn tay thể hiện sự trung thành với cách mạng: Khi bị địch bắt, ắp tay vào bụng trả lời: “ Cộng sản ở đây này”.
  • Chứng tích tội ác của kẻ thù: mười đầu ngón tay bị tẩm nhựa xà nu.
  • Hình ảnh mười đầu ngón tay của Tnú bị nhựa xà nu thiêu cháy chứng tỏ chân lí: “Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”.
  • Đó còn là đôi bàn tay yêu thương: Tnus cầm tay Mai khi vượt ngục trở về, đôi bàn tay che chở cho mẹ con Mai.

=> Hình ảnh mang tính biểu tượng cao.

Soạn bài Rừng xà nu – Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Anh chị cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua:

a. Nhan đề tác phẩm

b. Đoạn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác.

c. Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng trải xa hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm.

Gợi ý:

a. Nhan đề “Rừng xà nu” là hình tượng trung tâm, mang hai nét nghĩa: Ý nghĩa tả thực chính là loài cây xuất hiện nhiều ở Tây Nguyên, cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân nơi đây. Còn ý nghĩa biểu tượng thì rừng xà nu như một nhân vật chứng kiến những sự kiện có ý nghĩa trọng đại của dân làng Xô Man; mang vẻ đẹp tượng trưng cho phẩm chất của con người Tây Nguyên.

Tham khảo thêm:  

b. Hình ảnh xà nu dưới tầm đại bác không có cây nào không bị thương. Cây xà nu là hiện thân của đau thương, mất mát cũng giống như con người Tây Nguyên chịu nhiều đau thương trong chiến tranh.

c. Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng trải xa hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm: Ngợi ca sức sống mãnh liệt, không gì có thể hủy diệt của cây xà nu Tây Nguyên; bộc lộ lòng tin tưởng, khẳng định sự trường tồn của nhân dân, của đất nước.

Câu 2. Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời và được kể trong một đêm”. Hãy cho biết:

a. Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài), hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn?

b. Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí người nghe câu nói: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo?

c. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lý lớn lao nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vì sao cụ Mết muốn chân lý đó phải được nhớ, được ghi để truyền cho con cháu?

d. Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?

Gợi ý:

a.

– Những phẩm chất đáng quý của Tnú:

  • Gan góc, dũng cảm, trung thực
  • Trung thành tuyệt đối với cách mạng
  • Tinh thần yêu quê hương, đất nước
  • Tình yêu thương gia đình

– So với A Phủ, hình tượng nhân vật Tnú có điểm mới mẻ hơn: Tnú được giác ngộ với lý tưởng cách mạng ngay từ khi còn nhỏ.

b. Cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo” vì chưa có vũ khí, mà chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người yêu thương nhất, Tnú cũng không cứu được.

c.

– Chân lý: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

– Cụ Mết muốn chân lý đó phải được truyền cho con cháu bởi vì có ghi nhớ được chân lý đó mới có thể bảo vệ được nền độc lập của dân tộc.

d. Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là các thế hệ nối tiếp nhau làm nổi bật tinh thần của dân làng Xô Man:

– Cụ Mết: Hiện thân cho thế hệ quá khứ, đại diện cho sức mạnh tập hợp đế nổi dậy đồng khởi.

– Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.

– Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.

Câu 3. Theo anh (chị), hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăng khít với nhau như thế nào?

Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăng khít với nhau từ tuổi thơ đến khi trưởng thành:

– Thời thơ ấu của Tnú: khói xà nu hun tấm bảng đen để học chữ, nhựa xà nu làm đuốc để thắp sáng…

– Khi trưởng thành:

  • Xà nu chứng kiến những biến cố đau đớn, những bài học xương máu (nhựa xà nu cháy trên mười đầu ngón tay Tnú, chứng kiến Tnú không cứu được vợ con),
  • Rừng xà nu cùng dân làng chào đón Tnú trở về sau mấy năm đi lực lượng (đuốc xà nu soi sáng đêm anh đoàn tụ với buôn làng ở nhà cụ Mết).

=> Xà nu và Tnú luôn được miêu tả đối chiếu làm nổi bật lẫn nhau, Tnú như một cây xà nu đã trưởng thành mạnh mẽ và đầy sức sống. Phẩm chất kiên cường, sức sống bất diệt của xà nu cũng là phẩm chất bất khuất, anh hùng của Tnú.

Câu 4. Nêu và phân tích những cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.

– Nhan đề giàu tính biểu tượng.

– Cách kể: Lời kể khan của Tây Nguyên (Người kể là một già làng, không gian sử thi)

– Kết cấu đầu – cuối tương ứng thường gặp trong các bản anh hùng ca..

II. Luyện tập

Viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của anh chị về hình ảnh đôi bàn tay của Tnú.

Xem thêm: Phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Rừng xà nu Soạn văn 12 tập 2 bài 22 (trang 37) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *