Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 96 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e. Hôm nay, Wikihoc.com mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.

Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

1. Chuẩn bị

  • Tác giả Mô-li-e (1622 – 1673)
  • Là nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp.
  • Một số tác phẩm như: Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Người bệnh tưởng…
  • Ông đồng thời là một diễn viên, thường đóng vai chính trong các vở kịch của mình.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Ông Giuốc-đanh bực bội vì điều gì?

Ông Giuốc đanh bực bội vì đôi bít tất lụa quá chật, đôi chân mới đóng làm ông đau chân ghê gớm.

Câu 2. Phó may đã lừa ông Giuốc đanh ra sao?

Những người quý phái đều mặc áo hoa ngược.

Câu 3. Ông Giuốc-đanh phát hiện điều gì?

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5: Luyện tập trang 164 Giải Toán lớp 5 trang 164, 165

Áo của bác phó may là thứ là thứ hàng mà ông đưa để may bộ lễ phục trước đây.

Câu 4. Các chỉ dẫn (in nghiêng) có tác dụng gì?

Chú thích hành động của nhân vật.

Câu 5. Chi tiết nào chứng tỏ ông Giuốc-đanh thích được nịnh nọt?

Thích được gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”

Câu 6. Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ nào?

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về chuyện gì? Nhận biết và nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu ở văn bản này.

– Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về việc ông Giuốc-đanh là một trưởng giả ngu dốt, không am hiểu gì nhưng vẫn muốn học đòi làm sang, trở thành quý tộc chỉ bằng những trang phục bên ngoài. Khi ông than phiền về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược. Thì bác phó may may đã lợi dụng mong muốn học làm sang của ông để biện minh cho việc may lễ phục chật, hoa ngược, bít tất và và giày chật, bớt xén vải của mình.

– Những chỉ dẫn sân khấu được in nghiêng, cho vào ngoặc đơn. Tác dụng hướng dẫn động tác cho các diễn viên kịch, thêm vào đó khi mọi người đọc văn bản có thể hiểu rõ bối cảnh và nội dung hơn.

Câu 2. Nêu lên một số chi tiết gây cười trong văn bản. Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào?

Tham khảo thêm:   10 quán dimsum ngon khó cưỡng tại Hà Nội

– Một số chi tiết gây cười như:

Những người quý phái đều mặc áo may hoa ngược.
Đôi bít tất, giày chật nhưng phó may lại giải thích rằng rồi nó sẽ giãn ra.
Ông Giuốc-đanh sung sướng được gọi là “cụ lớn”, “ngài lớn”, “đức ông”
– Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết ông Giuốc-đanh ba lần được gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” tương ứng với ba lần thưởng tiền cho những người thợ phụ, lần sau chắc chắn nhiều hơn lần trước.

Câu 3. Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

– Qua đoạn trích, ông Giuốc-đanh là một kẻ dốt nát, thiếu hiểu biết nhưng lại thích học đòi, ưa nịnh nọt.

– Phân tích: ông Giuốc-đanh muốn may một bộ trang phục của quý tộc, khi hoa bị may ngược thì bác thợ phục đã giải thích những người quý phá đều mặc như vậy khiến ông không còn nghi ngờ mà lấy làm hài lòng; những người thợ phụ nịnh nọt gọi là “cụ lớn”, “ngài lớn”, “đức ông” khiến Giuốc-đanh sung sướng, hãnh diện nên đã thưởng tiền cho họ.

Câu 4. Theo em, đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán điều gì?

Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán những người thiếu hiểu biết, nhưng lại sĩ diện, ưa nịnh nọt và thích khoe khoang.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thị Mầu lên chùa - Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 75 sách Cánh diều tập 1

Câu 5. Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ như thế nào?

Lời khuyên: cần tỉnh táo trước những lời nịnh nọt, đánh giá lại bản thân và sống đúng với bản chất,…

Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản.

Gợi ý:

Trong đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, nhân vật phó máy và các thợ phụ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khi ông Giuốc-đanh than phiền về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược. Thì phó may may đã lợi dụng mong muốn học làm sang của ông để biện minh cho các việc làm sai trái của mình. Còn các thợ phụ thì gọi ông Giuốc-đanh là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” cốt để nịnh nọt, lấy lòng nhằm xin tiền uống rượu. Có thể thấy rằng, các nhân vật này đều hiện lên với vẻ giả tạo, dối trá và ranh mãnh.

Xem thêm: Đoạn văn nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 96 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *