Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Non-bu và Heng-bu – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 49 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Non-bu và Heng-bu là một truyện cổ tích của Hàn Quốc. Tác phẩm sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1.

Soạn bài Non-bu và Heng-bu
Soạn bài Non-bu và Heng-bu

Hôm nay, Wikihoc.com muốn cung cấp bài Soạn văn 6: Non-bu và Heng-bu, nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài nhanh chóng hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Soạn bài Non-bu và Heng-bu – Mẫu 1

Đọc hiểu văn bản

1. Người em (Heng-bu)

– Tính cách: tốt bụng, hiền lành.

– Chuyện chia gia sản: Bị anh lấy hết tài sản, không oán trách mà siêng năng làm lụng. Khi gặp người khó khăn hơn mình thì tìm cách giúp đỡ.

– Chuyện chim nhạn và những quả bầu:

  • Đôi chim nhạn tự bay đến làm tổ, đẻ trứng và nuôi nấng chim non.
  • Heng-bu cứu con chim non khỏi con trăn, băng bó vết thương bằng mảnh vải nhỏ để chim mau lành.
  • Bầy nhạn đem đến hạt bầu để Heng-bu gieo trồng. Quả bầu đầu tiên được bổ ra, trân châu tuôn ào ạt. Quả bầu thứ hai bên trong đầy hồng ngọc. Quả bầu thứ ba, thứ tư toàn tiền vàng, tiền bạc.

– Kết thúc: Trở nên giàu có, cuộc sống hạnh phúc. Nghe tin anh trai nghèo khó, suy sụp chạy đến tìm và mời gia đình anh trai sống cùng mình.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 (17 đề) Đề thi HSG Văn 7 (Có đáp án)

2. Người anh (Non-bu)

– Tính cách: tham lam, xấu tính.

– Tài sản: Lấy hết tài sản của người cha để lại, khi em đến nhờ giúp đỡ thì quát tháo, đuổi em ra khỏi nhà.

– Chuyện chim nhạn và những quả bầu:

  • Đôi chim nhạn là tự mua về nuôi khi nghe người em kể chuyện.
  • Tự bẻ gãy chân chim rồi băng bó và còn đòi nó trả ơn.
  • Bầy nhạn cũng đem đến hạt bầu. Tuy nhiên trong quả bầu chỉ có các tráng sĩ tay cầm gậy đánh khắp mình còn yêu cầu nộp 5000 lượng mới tha, bọn cướp dữ dằn nhảy xổ ra đập vỡ nhà và lấy hết tài sản lúa gạo mang đi, một đám yêu tinh hung tợn.

– Kết cục: Trở thành ăn mày, khi nhận ra lỗi lầm thì ôm chầm lấy em khóc nức nở.

Hướng dẫn đọc

Câu 1. Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu.

  • Cốt truyện: kể theo trình tự thời gian, mở đầu bằng cụm từ “ngày xưa…” và kết thúc có hậu.
  • Kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh (Heng-bu), người em phải trải qua nhiều thử thách mới có thể đổi đời, có được hạnh phúc.
  • Qua các hành động, nhân vật bộc lộ phẩm chất: người em hiền lành tốt bụng, người anh tham lam xấu tính.
  • Truyện thể hiện khát vọng của nhân dân về một cuộc sống công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành.

Câu 2. Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản này?

Bài học rút ra: Con người phải biết yêu thương và chia sẻ giúp đỡ người khác, sống hiền lành lương thiện. Không nên sống ích kỉ, tham lam mà chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 30+ câu nói hay về ngày lễ tình nhân Valentine 14/2

Soạn bài Non-bu và Heng-bu – Mẫu 2

Đôi nét về tác phẩm

1. Xuất xứ

Truyện Non-bu và Heng-bu là truyện cổ tích Hàn Quốc.

2. Tóm tắt

Ở một làng nọ, có hai anh em tên là Non-bu và Heng-bu. Người em là Heng-bu tốt bụng, hiền lành. Còn người anh Non-bu thì xấu tính, tham lam. Non-bu giành hết tài sản của cha, không để cho em thứ gì. Một hôm, do lũ lụt, mùa màng thất bát, Heng-bu lâm vào cảnh ngặt nghèo, chàng đến xin anh trai giúp đỡ. Nhưng người anh ích kỉ đã đuổi chàng đi. Khi mùa xuân đến, Heng-bu và vợ đã cứu giúp một con nhạn non khi nó bị thương. Thời gian trôi đi, con chim nhạn quay trở về, cho chàng một hạt bầu. Heng-bu gieo xuống đất. Khi cây bầu ra quả, Heng-bu bổ ra thì nhận được toàn vàng bạc. Người anh đến tận nhà người em hỏi chuyện để về làm theo. Non-bu độc ác bèn kéo một con nhạn ra khỏi tổ và bẻ gẫy chân nó, rồi bôi thuốc cho nó. Mùa xuân sau đó, con nhạn bị Non-bu bẻ gãy chân quay trở lại và cũng tặng anh ta một hạt bầu. Nhưng khi cây bầu ra quả, người anh đem bổ quả bầu ra thì toàn là các tráng sĩ xông ra vung gậy đánh anh ta, cả bọn cướp hung tợn và lũ yêu tinh. Non-bu trở nên nghèo túng. Heng-bu biết tin, liền chạy đến tìm và mời gia đình anh trai về sống cùng mình. Nghe em nói vậy, Non-bu chạy đến ôm chầm lấy em khóc nức nở.

Hướng dẫn đọc

Câu 1. Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu.

Những đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu:

  • Truyện được mở đầu bằng cụm từ “Ngày xưa”, được kể theo trình tự thời gian.
  • Kết thúc có hậu: Heng-bu trở nên giàu có. Còn Non-bu trở nên nghèo túng. Heng-bu biết tin, liền chạy đến tìm và mời gia đình anh trai về sống cùng mình. Nghe em nói vậy, Non-bu chạy đến ôm chầm lấy em khóc nức nở.
  • Kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh (Heng-bu), người em phải trải qua nhiều thử thách mới có thể đổi đời, có được hạnh phúc.
  • Các yếu tố hoang đường, kì ảo: “Quả bầu đầu tiên được bổ ra, trân châu tuôn ào. Quả thứ hai được bỏ ra, bên trong đầy hồng ngọc…”, “Quả bầu đầu tiên vừa được bổ thì một ánh chớp lóe lên kéo theo tiếng gỗ…”
  • Người kể chuyện theo ngôi thứ ba.
  • Chủ đề: Truyện thể hiện khát vọng của nhân dân về một cuộc sống công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành.

Câu 2. Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản này?

Bài học được rút ra sau khi đọc văn bản Non-bu và Heng-bu: Con người phải biết yêu thương và chia sẻ giúp đỡ người khác, sống hiền lành lương thiện. Không nên sống ích kỉ, tham lam mà chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Non-bu và Heng-bu – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 49 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *