Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Soạn văn 9 tập 2 bài 28 (trang 113) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng; tinh thần dũng cảm trước nguy hiểm, tinh thần lạc quan khi đối mặt với cuộc sống gian khổ nơi tuyến đường Trường Sơn của những cô gái thanh niên xung phong. Tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi
Soạn bài Những ngôi sao xa xôi

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Những ngôi sao xa xôi. Mời tham khảo chi tiết ngay bên dưới.

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi – Mẫu 1

Soạn văn Những ngôi sao xa xôi chi tiết

I. Tác giả

– Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hóa.

– Là nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo và tinh tế.

– Sáng tác vào đầu những năm 70 thế kỉ XX.

– Các đề tài chủ yếu:

  • Trước 1975: Cuộc sống của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.
  • Sau 1975: Bám sát vào những chuyển biến trong đời sống con người.

– Một số tác phẩm:

  • Những ngôi sao xa xôi (tập truyện, 1973)
  • Cao điểm mùa hạ (tập truyện, 1978)
  • Đoạn kết (tập truyện, 1982)
  • Một chiều xa thành phố (tập truyện, 1986)
  • Tôi đã không quên (truyện vừa, 1991)
  • Bi kịch nhỏ (tập truyện, 1993)
  • Lê Minh Khuê truyện ngắn (tập truyện, 1994)….

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Truyện được sáng tác năm 1971, trong những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra gay go và ác liệt nhất.

– Trích trong tập truyện cùng tên (Những ngôi sao xa xôi, NXB Kim Đồng)

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”: Hoàn cảnh sống và làm việc của các cô gái trong tổ trinh sát.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Chị Thao bảo”: Một trận phá bom của tổ trinh sát.
  • Phần 3. Còn lại: Trận mưa đá diễn ra trên cao điểm

3. Tóm tắt

Truyện kể cuộc sống của ba nữ thanh niên xung phong – thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là Nho, Thao và Phương Định. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm nhưng ba cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những những giây phút thanh thản, mơ mộng. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Chị Thao và Phương Định hết sức lo lắng, chăm sóc tận tình cho cô. Một cơn mưa đá bất chợt đến trên điểm cao gợi cho các cô gái nhiều suy tư và khao khát.

Xem thêm: Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi

4. Ý nghĩa nhan đề

– Những ngôi sao xa xôi: hình ảnh thực chỉ những ngôi sao trên mũ của những cô gái thanh niên xung phong.

– Những ngôi sao xa xôi: gợi nhớ về quê hương luôn hiển hiện trong tâm trí của các cô gái thanh niên xung phong.

– Ngoài ra, nhan đề còn mang còn có ý nghĩa biểu tượng. Những ngôi sao trên bầu trời xa xôi, nhưng phát ra thứ ánh sáng dịu dàng, có sức mê hoặc lòng người. Ánh sáng đó chính là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Các cô thanh niên xung phong cũng giống như “những ngôi sao xa xôi” nơi cuối rừng Trường Sơn, thắp sáng khu rừng với vẻ đẹp của nhiệt huyết cách mạng, sự dũng cảm kiên cường nhưng cũng đầy mơ mộng, yêu đời.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh sống và làm việc của các cô gái trong tổ trinh sát

– Ba cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: “Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”.

– Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm: “Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hy sinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức”.

2. Vẻ đẹp của các cô gái

a. Điểm chung

– Họ có phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong: gan dạ, dũng cảm và lạc quan, yêu đời.

– Họ có lí tưởng sống cao đẹp: họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh hạnh phúc cá nhân để nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

– Kiên cường dũng cảm đối mặt với mưa bom bão đạn:

  • Nơi các cô làm việc quả là một thử thách, không sợ hy sinh
  • Bị thương nhưng vẫn sẵn sàng bám trụ chia lửa cùng đồng đội

– Tinh thần trách nhiệm cao với công việc: Khối lượng công việc lớn nhưng các cô thường cố gắng hoàn thành tốt mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ

– Họ còn có tình đồng chí, đồng đội gắn bó đầy yêu thương: Khi Nho bị thương, chị Thao lo cho Nho, Phương Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm cho Nho, chăm sóc Nho như một cô y tá thành thạo

Tham khảo thêm:   TOP app đo tốc độ tốt nhất trên Android và iOS

=> Các cô đều có những nét tính cách đẹp đẽ và đáng yêu, là những con người sinh động từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm một cách tự nhiên.

b. Điểm riêng

* Nhân vật Nho: là em út, tính trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ nhỏ nhắn, cứ mỗi lần đi trinh sát về lại đi tắm khiến Phương Định liên tưởng Nho như một que kem mát mẻ. Nhưng khi bị thương lại luôn là một cô gái rắn rỏi và bản lĩnh.

* Nhân vật Thao:

  • Chị Thao là chị cả nhưng lại thích làm duyên: Lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị rất chăm chép bài hát mặc dù không hát trôi chảy bài nào.
  • Trong công việc luôn dũng cảm quyết đoán nhưng lại rất sợ máu và sợ vắt.

=> Trong cô có sự kết hợp giữa cái nhút nhát, mềm yếu và cái bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng.

* Nhân vật Phương Định:

– Một cô gái có tâm hồn trong sáng:

  • Người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồn nhiên vô tư.
  • Hay nhớ về kỷ niệm (kỷ niệm luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt; chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô… ). Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.
  • Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mình là một cô gái khá… ); biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng không vồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kỳ.
  • Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cả công việc đầy nguy hiểm “Việc nào cũng có cái thú vị của nó. Có ở đâu như thế này hay không… ”. Nó như thách thức thần kinh con người để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó,cô cảm thấy thú vị.
  • Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát (từ bài hành khúc bộ đội đến… ), thậm chí bịa ra lời mà hát.
  • Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.

– Phương Định là người có phẩm chất anh hùng:

  • Tinh thần trách nhiệm với công việc.
  • Dũng cảm, gan dạ.
  • Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng.

=> Phương Định (cũng như Nho và Thao) là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.

Tổng kết: 

– Nội dung: Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng; tinh thần dũng cảm trước nguy hiểm, tinh thần lạc quan khi đối mặt với cuộc sống gian khổ nơi tuyến đường Trường Sơn.

– Nghệ thuật: cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc…

Soạn văn những ngôi sao xa xôi ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Kể tóm tắt nội dung truyện.

Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?

– Tóm tắt: Truyện kể cuộc sống của ba nữ thanh niên xung phong – thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là Nho, Thao và Phương Định. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm nhưng ba cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những những giây phút thanh thản, mơ mộng. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Chị Thao và Phương Định hết sức lo lắng, chăm sóc tận tình cho cô. Một cơn mưa đá bất chợt đến trên điểm cao gợi cho các cô gái nhiều suy tư và khao khát.

– Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định – nhân vật chính Việc chọn vai kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái. Đồng thời còn khiến cho câu chuyện kể trở nên sinh động, chân thực hơn

Câu 2. Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?

a. Điểm chung

– Họ có phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong: gan dạ, dũng cảm và lạc quan, yêu đời.

– Họ có lí tưởng sống cao đẹp: họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh hạnh phúc cá nhân để nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

– Kiên cường dũng cảm đối mặt với mưa bom bão đạn:

  • Nơi các cô làm việc quả là một thử thách, không sợ hy sinh
  • Bị thương nhưng vẫn sẵn sàng bám trụ chia lửa cùng đồng đội

– Tinh thần trách nhiệm cao với công việc: Khối lượng công việc lớn nhưng các cô thường cố gắng hoàn thành tốt mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ

– Họ còn có tình đồng chí, đồng đội gắn bó đầy yêu thương: Khi Nho bị thương, chị Thao lo cho Nho, Phương Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm cho Nho, chăm sóc Nho như một cô y tá thành thạo

=> Các cô đều có những nét tính cách đẹp đẽ và đáng yêu, là những con người sinh động từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm một cách tự nhiên.

b. Điểm riêng

* Nhân vật Nho: là em út, tính trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ nhỏ nhắn, cứ mỗi lần đi trinh sát về lại đi tắm khiến Phương Định liên tưởng Nho như một que kem mát mẻ. Nhưng khi bị thương lại luôn là một cô gái rắn rỏi và bản lĩnh.

* Nhân vật Thao:

  • Chị Thao là chị cả nhưng lại thích làm duyên: Lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị rất chăm chép bài hát mặc dù không hát trôi chảy bài nào.
  • Trong công việc luôn dũng cảm quyết đoán nhưng lại rất sợ máu và sợ vắt.

=> Trong cô có sự kết hợp giữa cái nhút nhát, mềm yếu và cái bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng.

Tham khảo thêm:  

* Nhân vật Phương Định:

– Một cô gái có tâm hồn trong sáng:

  • Người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồn nhiên vô tư.
  • Hay nhớ về kỷ niệm (kỷ niệm luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt; chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô… ). Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.
  • Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mình là một cô gái khá… ); biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng không vồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kỳ.
  • Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cả công việc đầy nguy hiểm “Việc nào cũng có cái thú vị của nó. Có ở đâu như thế này hay không… ”. Nó như thách thức thần kinh con người để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó,cô cảm thấy thú vị.
  • Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát (từ bài hành khúc bộ đội đến… ), thậm chí bịa ra lời mà hát.
  • Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.

– Phương Định là người có phẩm chất anh hùng:

  • Tinh thần trách nhiệm với công việc.
  • Dũng cảm, gan dạ.
  • Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng.

=> Phương Định (cũng như Nho và Thao) là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.

Câu 3. Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.

Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:

– Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.

– Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện.

– Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.

Gợi ý:

– Đoạn truyện nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình cho thấy cô rất nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Cô biết mình được nhiều người, nhất là những anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô kiêu hãnh và tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Nhạy cảm, nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kỳ. Cô vẫn giữ nguyên sở thích âm nhạc của mình, gửi lòng mình vào tiếng hát, thích bịa lời cho những điệu nhạc: “Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát lên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ, mềm mại, dịu dàng, thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”. Đó là một sở thích rất thanh lịch phản ánh vốn văn hoá, hiểu biết của một cô gái có học vấn.

– Tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Cô luôn bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng; luôn hoàn thành nhiệm vụ với trách nhiệm cao nhất. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo động viên, khích lệ, lòng tự trọng của cô đã thắng cả bom đạn. Cô không đi khom mà đàng hoàng bước tới, bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.

– Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện: Những trận mưa đá lúc ở hang làm hiện ra một Phương Định trong niềm vui con trẻ đang “nở tung ra, say sưa, tràn đầy” như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ. Trận mưa đá bất ngờ kéo cô về với tuổi thơ ngày nào. Cùng với trận mưa đá, những kỉ niệm thời thiếu nữ lại trào lên trong cô, không thể gì ngăn nổi “xoáy mạnh như sóng” trong tâm trí cô biết bao nhiêu hình ảnh thân thương của gia đình và thành phố quê hương.

Câu 4. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?

– Ngôn ngữ kể chuyện hồn nhiên, trẻ trung và giàu nữ tính.

– Nhịp kể của câu chuyện cũng thay đổi: khi khẩn trương, căng thẳng, khi chậm rãi, sâu lắng.

Câu 5. Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?

Câu chuyện cho ta thấy tuổi trẻ thế hệ thanh niên kháng chiến chống Mỹ gặp nhiều gian lao, hiểm nguy nhưng ở họ vẫn luôn ngời sáng tinh thần tự do, dũng cảm, ngang tàng. Họ dũng cảm, không sợ cái chết, ở họ có tình yêu sâu đậm với quê hương, đất nước.

II. Luyện tập

Câu 1. Tìm đọc một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ :

– Một số bài thơ như: Trường Sơn đông, Trường Sơn tây của Phạm Tiến Duật; Nghĩa trang trong rừng đuốc của Nguyễn Duy,…

“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông với Trường Sơn tây”

(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, Phạm Tiến Duật)

“Ðắp cho anh nấm đất mặn nơi này
Nơi anh ngã muối ngấm vào vết đạn
Xót thịt xót xương, xót người nằm xuống
Thủy triều lên nấm mộ cũng ngập chìm”

(Nghĩa trang trong rừng đuốc, Nguyễn Duy)

“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)

“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng”

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn (2 mẫu) Tập làm văn lớp 3 - Tuần 24

(Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)

Câu 2. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định:

Gợi ý:

– Một cô gái có tâm hồn trong sáng:

  • Người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồn nhiên vô tư.
  • Hay nhớ về kỷ niệm (kỷ niệm luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt; chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô… ). Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.
  • Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mình là một cô gái khá… ); biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng không vồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kỳ.
  • Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cả công việc đầy nguy hiểm “Việc nào cũng có cái thú vị của nó. Có ở đâu như thế này hay không… ”. Nó như thách thức thần kinh con người để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó,cô cảm thấy thú vị.
  • Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát (từ bài hành khúc bộ đội đến… ), thậm chí bịa ra lời mà hát.
  • Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.

– Phương Định là người có phẩm chất anh hùng:

  • Tinh thần trách nhiệm với công việc.
  • Dũng cảm, gan dạ.
  • Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng.

=> Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước. Nhân vật đã gợi cho người đọc lòng cảm phục, yêu mến sâu sắc.

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi – Mẫu 2

Câu 1. Kể tóm tắt nội dung truyện. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?

– Tóm tắt nội dung truyện: Nho, Thao và Phương Định là ba nữ thanh niên xung phong thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hằng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Đây là một công việc rất nguy hiểm nhưng ba cô gái vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan, cũng như sự hồn nhiên, mơ mông của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Chị Thao và Phương Định rất lo lắng, chăm sóc tận tình cho cô. Một cơn mưa đá bất chợt đến trên điểm cao gợi cho các cô gái nhiều suy tư.

– Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Phương Định. Việc chọn vai kể như vậy giúp tường thuật một cách chi tiết, chân thực những khó khăn và nguy hiểm nơi chiến trường, hiện thức của chiến tranh.

Câu 2. Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?

a. Điểm chung

– Phẩm chất gan dạ, dũng cảm và lạc quan, yêu đời.

– Lí tưởng sống cao đẹp: Sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc để đi theo tiếng gọi của tổ quốc.

– Tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

– Họ còn có tình đồng chí, đồng đội gắn bó đầy yêu thương.

b. Điểm riêng

– Nhân vật Nho: Tính cách trẻ con, ngây thơ; khi bị thương lại luôn là một cô gái rắn rỏi và bản lĩnh.

– Nhân vật Thao: Dũng cảm, quyết đoán nhưng lại rất sợ máu và sợ vắt.

– Nhân vật Phương Định: tâm hồn trong sáng; Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức; Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cả công việc đầy nguy hiểm; Tinh thần trách nhiệm trong công việc…

Câu 3. Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.

Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:

– Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.

– Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện.

– Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.

Gợi ý:

– Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện: Ý thức được vẻ đẹp của bản thân “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”…

– Tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom: Cô luôn bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng; luôn hoàn thành nhiệm vụ với trách nhiệm cao nhất. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo động viên, khích lệ, lòng tự trọng của cô đã thắng cả bom đạn. Cô không đi khom mà đàng hoàng bước tới, bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.

– Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện: Hồn nhiên, vui sướng như một đứa trẻ. Trận mưa đá bất ngờ kéo cô về với tuổi thơ ngày nào. Nhớ về những kỉ niệm thời thiếu nữ với hình ảnh thân thương của gia đình và thành phố quê hương.

Câu 4. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?

  • Ngôn ngữ trẻ trung, hồn nhiên và nữ tính.
  • Giọng điệu linh hoạt: Lúc gấp gáp, khẩn trương; lúc thì chậm rãi, sâu lắng.

Câu 5. Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?

Tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: dũng cảm, lạc quan, ham học hỏi, sẵn sàng cống hiến cho đất nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Soạn văn 9 tập 2 bài 28 (trang 113) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *