Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học (trang 18) Bài 2: Em đã lớn – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, viết, nói và nghe, vận dụng của Bài 2: Em đã lớn chủ đề Măng non – SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều trang 18, 19, 20, 21.

Đồng thời, cũng giúp các em ôn chữ viết hoa B, C, đọc sách báo về thiếu nhi, kể chuyện Chỉ cần tích tắc đều đặn. Qua đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Soạn bài phần Chia sẻ

Câu 1: Nói về em hôm nay

Nói về em hôm nay

Gợi ý đáp án:

  • So với năm trước, em đã cao thêm 5cm, nặng thêm 3kg.
  • Em đã biết tự soạn sách vở, tự chuẩn bị quần áo để đến trường. Em có thể tự làm vệ sinh cá nhân và dọn dẹp góc học tập của mình.
  • Em giúp người thân trong gia đình tưới cây, quét nhà, lau bàn ghế, rửa bát,…

Câu 2: Nhớ lại em ngày em vào lớp Một:

a) Ai đưa em tới trường?

b) Em làm quen với thầy cô và các bạn như thế nào?

Gợi ý đáp án:

Ngày em vào lớp Một:

a) Bố/Mẹ đã đưa em đến trường.

b) Em đã chủ động chào mọi người, giới thiệu bản thân mình để có thể làm quen với thầy cô và các bạn.

Soạn bài phần Đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học

Đọc hiểu

Câu 1: Bài văn là lời của ai, nói về điều gì?

Tham khảo thêm:   300 bài Toán có lời văn cơ bản lớp 3 Bài tập Toán có lời văn lớp 3

Gợi ý đáp án:

Bài văn là lời của nhân vật “tôi”, cũng chính là tác giả. Bài văn nói về những cảm xúc, những kỉ niệm, hồi ức của tác giả về ngày tựu trường đầu tiên vào mỗi dịp cuối thu hằng năm.

Câu 2: Điều gì gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên?

Gợi ý đáp án:

Cảnh ngoài đường lá rụng nhiều và những đám mây bạc trên bầu trời vào dịp cuối thu khiến tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường.

Câu 3: Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết nào?

Gợi ý đáp án:

Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết là: Trong ngày đầu tiên đến trường, cậu bé thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn, vì đó là lần đầu tiên cậu bé được làm học sinh, cảnh vật thân quen hằng ngày cũng trở nên thay đổi, lạ lẫm.

Câu 4: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới được thể hiện qua những hình ảnh nào?

Gợi ý đáp án:

Những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường:

  • Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.
  • Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Luyện tập

Câu 1: Dựa vào gợi ý ở phần Đọc hiểu, hãy cho biết mỗi đoạn văn trong bài đọc nói về điều gì.

Gợi ý đáp án:

Đoạn 1: Từ đầu đến …bầu trời quang đãng: Khởi nguồn gợi lên kí ức về ngày tựu trường của tác giả bằng hình ảnh lá rụng nhiều vào cuối thu hằng năm.

Đoạn 2: Từ Buổi mai hôm ấy… đến …tôi đi học: Kí ức và tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học trên con đường làng quen thuộc.

Tham khảo thêm:   Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ Soạn Địa 12 trang 182

Đoạn 3: Còn lại: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của những cậu học trò ngày đầu đến lớp.

Câu 2: Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận ra các đoạn văn trên? Chọn các ý đúng:

a) Mỗi đoạn văn nêu một ý.

b) Mỗi đoạn văn kể về một nhân vật.

c) Hết mỗi đoạn văn, tác giả đều xuống dòng.

Gợi ý đáp án:

Chọn đáp án c.

Soạn bài phần Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về thiếu nhi

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

  • 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về thiếu nhi.
  • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về thiếu nhi.

Gợi ý đáp án:

Em có thể tham khảo, đọc một số câu chuyện, bài thơ sau:

  • Bài thơ: Giúp mẹ, Bé tới trường, Rửa tay, Bập bênh, Bạn mới,…
  • Câu chuyện: Quây quần bên Bác, Người bạn thực sự,…
  • Bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về thiếu nhi:

Hằng năm, cứ đến 15 tháng 8 là ngày hội Tết Trung thu. Vào ngày đó, trẻ em trong làng em rất háo hức mặc đồ đẹp, cầm đồ chơi hòa vào chúng bạn đón tết thiếu nhi. Trước ngày hội, mẹ em đã đi chợ chuẩn bị cho em một chiếc đèn ông sao thật đẹp. Đúng bảy giờ tối, trẻ em ru nhau đi rước đèn. Em cũng xin phép bố mẹ để đến cùng bố mẹ. Chúng em sẽ đi từ cuối làng lên đến đình làng. Dẫn đầu đoàn quân là anh chị thanh niên. Mỗi anh chị sẽ cầm theo một cái trống để đánh từng bài một rất đồng điệu. Rồi có chị sẽ bắt cái để chúng em hát nhiều bài thiếu nhi khác nhau. Ở cuối đoàn sẽ có một số người lớn đi theo con mình, rồi cùng lên đình phá cỗ. Ban đầu, đoàn sẽ chia làm hai hàng. Nhưng chỉ một lúc sau, các bạn đã nháo nhào chạy lại gần nhau hơn để nói chuyện, cười nói vui vẻ. Ngày hội năm nào cũng để lại cho em những kỉ niệm khó quên. Những cảm xúc khác nhau khi trải qua từng năm là khi em trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn. Đó là những nốt nhạc vui trong bản nhạc tuổi thơ của em.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 27: Các tính chất của phép cộng Giải Toán lớp 4 Cánh diều trang 67, 68

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

  • Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
  • Cảm nghĩ của em.

Gợi ý đáp án:

Em thích bài văn nói về “5 điều Bác Hồ dạy”, Bài văn đã nhắc nhở em luôn cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa B, C

Câu 1. Viết tên riêng: Cao Bằng

Câu 2. Viết câu:

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Hồ Chí Minh

Soạn bài phần Nói và nghe: Chỉ cần tích tắc đều đặn

Câu 1

CHỈ CẦN TÍCH TẮC ĐỀU ĐẶN

Theo sách 168 câu chuyện hay nhất

Nghe và kể lại câu chuyện:

Chỉ cần tích tắc đều đặn

Gợi ý đáp án:

a. Chiếc đồng mới hỏi hai chiếc đồng hồ cũ về công việc thường ngày phải làm.

b. Chiếc đồng hồ thứ nhất đã nói rằng mỗi ngày phải tích tắc rất nhiều lần.

c. Chiếc đồng hồ mới lo lắng về công việc sắp tới.

d. Chiếc đồng hồ thứ hai nói những lời an ủi và nói với chiếc đồng hồ mới rằng chỉ cần chạy đều đặn mỗi ngày sẽ hoàn thành nhiệm vụ thôi.

e. Cuối cùng chiếc đồng mới đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.

Câu 2

Trao đổi:

a) Theo câu chuyện, mỗi năm, chiếc đồng hồ phải chạy “tích tắc” bao nhiêu lần?

b) Để hoàn thành được công việc như vậy, chiếc đồng hồ cần làm gì?

Chọn ý đúng:

  • Cần làm một lúc cho xong việc.
  • Cần tăng thêm giờ làm việc.
  • Cần tích tắc đều đặn (làm việc chăm chỉ).

c) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

Gợi ý đáp án:

a) Theo câu chuyện mỗi năm chiếc đồng hồ phải chạy tích tắc rất nhiều lần.

b) Chọn ý 3. Cần tích tắc đều đặn (làm việc chăm chỉ)

c) Câu chuyện giúp em hiểu về sự kiên trì chăm chỉ từng ngày sẽ hoàn thành nhiệm vụ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học (trang 18) Bài 2: Em đã lớn – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *