Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Soạn văn 9 tập 2 bài 19 (trang 20) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Để giúp học sinh chuẩn bị bài, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 9 sẽ vô cùng hữu ích. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống – Mẫu 1

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Đọc văn bản “Bệnh lề mề” trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

a. Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?

b. Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?

c. Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?

d. Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?

Gợi ý:

a.

Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về bệnh lề mề – là bệnh coi thường giờ giấc của nhiều người khi thực hiện những công việc chung.

Tham khảo thêm:   Review phim The Nun: Ác quỷ ma sơ (2018) - Cái kết gây khó hiểu

– Những biểu hiện của bệnh lề mề:

  • Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.
  • Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác.
  • Tạo ra tập quán xấu: các giấy mời phải ghi sớm thì người dự mới đến đúng giờ…

– Tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng, đưa ra những dẫn chứng để người đọc nhận rõ được hiện tượng.

b. Những nguyên nhân tạo nên bệnh lề mề:

  • Thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.
  • Chỉ biết quý thời gian của mình, coi thường thời gian của người khác.
  • Thiếu trách nhiệm, coi thường việc chung.

c. Tác hại:

  • Thành thói quen, khó thay đổi.
  • Không biết tự trọng, ích kỉ.
  • Gây hại cho tập thể.

– Sự phân tích của tác giả về các tác hại của bệnh lề mề rất ngắn gọn, mạch lạc và có sức thuyết phục cao.

d. Bố cục của bài viết trên đã mạch lạc, chặt chẽ. Tác giả đã giới thiệu được vấn đề, sau đó phân tích và kết luận lại vấn đề.

Tổng kết:

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự vật, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

– Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

– Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

II. Luyện tập

Câu 1. Thảo luận: Hãy nêu các sự kiện, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.

Tham khảo thêm:  

Các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương có thể viết thành bài nghị luận:

– Thường xuyên giúp đỡ bạn bè.

– Trung thực trong học tập, thi cử.

– Kính trọng thầy cô giáo.

Câu 2. Một cuộc điều tra 2000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 25 tuổi: 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20 tuổi: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em bé không hút có không đến 1% có các triệu chứng ấy (theo Nguyễn Khắc Viện). Hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không. Vì sao?

Gợi ý: Hiện tượng trên có thể được triển khai thành một bài văn nghị luận. Vì đây là hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người, rất cần thiết để đưa ra bàn luận với những biện pháp để giải quyết.

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống – Mẫu 2

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

a.

Hiện tượng đời sống được bàn luận: Bệnh lề mề.

– Biểu hiện:

  • Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.
  • Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác.
  • Tạo ra tập quán xấu: các giấy mời phải ghi sớm thì người dự mới đến đúng giờ…

– Tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng.

– Tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể để người đọc nhận rõ được hiện tượng.

b. Những nguyên nhân tạo nên bệnh lề mề:

  • Thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.
  • Chỉ biết quý thời gian của mình, coi thường thời gian của người khác.
  • Thiếu trách nhiệm, coi thường việc chung.
Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Luyện tập tả cảnh trang 62 Giải bài tập trang 62 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 - Tuần 6

c.

– Tác hại:

  • Thành thói quen, khó thay đổi.
  • Không biết tự trọng, ích kỉ.
  • Gây hại cho tập thể.

– Tác giả đã phân tích các tác hại một cách ngắn gọn, mạch lạc và có sức thuyết phục cao.

– Bài viết đánh giá hiện tượng này để lại nhiều hậu quả tiêu cực.

d. Bố cục của bài viết trên đã mạch lạc, chặt chẽ. Tác giả đã giới thiệu được vấn đề, sau đó phân tích và kết luận lại vấn đề.

II. Luyện tập

Câu 1. Thảo luận: Hãy nêu các sự kiện, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.

Gợi ý:

Các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương có thể viết thành bài nghị luận:

  • Chấp hành nghiêm túc luật giao thông.
  • Tham gia các hoạt động tình nguyện.
  • Tích cực giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.
  • Trung thực trong thi cử, học tập…

Câu 2. Một cuộc điều tra 2000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 25 tuổi: 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20 tuổi: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em bé không hút có không đến 1% có các triệu chứng ấy (theo Nguyễn Khắc Viện). Hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không. Vì sao?

Gợi ý: Tác hại của hút thuốc lá là một vấn đề có thể được triển khai thành một bài văn nghị luận. Vì đây là hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người, rất cần thiết để đưa ra bàn luận với những biện pháp để giải quyết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Soạn văn 9 tập 2 bài 19 (trang 20) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *