Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 44 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8.

Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa
Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Nếu mai em về Chiêm Hóa, nhằm giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.

Sơ đồ Nếu mai em về Chiêm Hóa

Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa

1. Chuẩn bị

– Đọc trước bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Mai Liễu.

– Hãy tìm hiểu và chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và con người ở vùng núi phía bắc nước ta vào mùa xuân.

Gợi ý:

– Tác giả Mai Liễu sinh năm 1949, mất năm 2020. Quê ở Tuyên Quang, là người dân tộc Tày. Một số tác phẩm của ông như: Mây bay về núi, Lời then ai buộc, Bếp lửa nhà sàn, Núi vẫn còn mưa…

Tham khảo thêm:   Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất Bài văn mẫu lớp 9

– Cảnh sắc thiên nhiên và con người ở vùng núi phía Bắc nước ta vào mùa xuân: Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và tràn đầy sức sống; Con người mang vẻ tươi vui, yêu đời với nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ.

Biện pháp tu từ nhân hóa: Đá ngồi dưới bến trông nhau, Non Thần hình như trẻ lại.

Câu 2. Dòng thơ nào được điệp lại trong khổ thơ?

Dòng thơ: Nếu mai em về Chiêm Hóa

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hoá.

– Bố cục: Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Khổ 1 và 2: bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở Chiêm Hóa.
  • Phần 2. Khổ 3, 4: vẻ đẹp của con người Chiêm Hóa
  • Phần 3. Còn lại: nét đẹp của lễ hội truyền thống của Chiêm Hóa.

– Mạch cảm xúc: Những rung cảm đến từ cảnh sắc thiên nhiên, cho đến vẻ đẹp của con người cùng với niềm tự hào về lễ hội đặc sắc của mảnh đất Chiêm Hóa.

Câu 2. Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân? Hãy chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em về bức tranh đó (Gợi ý: về màu sắc, sức sống; về những nét riêng của mùa xuân ở vùng núi phía bắc,…).

Tham khảo thêm:   Cách pha bột sắn dây uống và uống sao cho đúng?

– Những hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người mùa xuân:

  • Thiên nhiên: mưa tơ rét lộc; sông Gâm đôi bờ cát trắng; Non Thần xanh lên ngút ngát một màu
  • Con người: Cô gái Dao với vòng bạc rung rinh cổ tay, ngù hoa mơn mởn, con gái bản Tây duyên quá, nụ cười môi mọng.

– Ấn tượng, nhật xét của em về bức tranh: Tươi sáng, tràn đầy sức sống.

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.

– Khổ 2:

  • Biện pháp tu từ nhân hóa: Đá ngồi dưới bến trông nhau; Non Thần hình như trẻ lại
  • Tác dụng: Góp phần diễn tả vẻ đẹp sinh động, tràn đầy sức sống của thiên nhiên.

– Khổ 4:

  • Biện pháp tu từ nhân hóa: Mùa xuân e cũng lạc đường.
  • Tác dụng: Góp phần diễn tả vẻ duyên dáng, đẹp đẽ của những cô gái, và giúp cho vẻ đẹp bức tranh mùa xuân thêm sinh động hơn.

Câu 4. Tìm các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?

– Từ đồng nghĩa: trở lại, quay lại…

– Việc sử dụng từ “về” góp phần diễn tả tâm trạng hoài niệm của nhà thơ khi nhắc tới quê hương, thể hiện tình cảm gắn bó, nhớ thương.

Tham khảo thêm:   Đậu đen xanh lòng thực phẩm giá rẻ, mang đến sức khoẻ vàng

Câu 5. Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?

Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả: Tình cảm yêu mến, nhớ nhung và đầy chân thành, tha thiết dành cho quê hương.

Câu 6. Giả sử sau dấu ba chấm “Nếu mai em về…” là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình? Vì sao em lại chọn các chi tiết, hình ảnh ấy?

– Những hình ảnh, chi tiết của quê hương: Cánh đồng lúa chín vàng; Những căn nhà mái ngói đỏ tươi, Tiếng gà gáy báo thức xóm làng…

– Những hình ảnh quen thuộc thể hiện được vẻ đẹp của quê hương, đã gắn với kí ức của tuổi thơ vì vậy mà cảm thấy trân trọng, yêu mến.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 44 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *