Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Nắng mới Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 42 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư được tìm hiểu trong chương trình học tập môn Ngữ văn. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Nắng mới, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Nắng mới
Soạn bài Nắng mới

Nội dung chi tiết sẽ bao gồm những kiến thức vô cùng hữu ích, dành cho học sinh lớp 8. Mời tham khảo ngay sau đây.

Sơ đồ tư duy Nắng mới

Soạn bài Nắng mới

1. Chuẩn bị

– Một số lưu ý:

  • Bài thơ được chia làm 3 khổ, mỗi khổ có 4 câu thơ; Vần được gieo là vần chân (thời – phơi); Nhịp thơ linh hoạt: 3/4, 4/3, 2/5.
  • Bài thơ viết về hình ảnh người mẹ, về nỗi nhớ nhung và yêu thương dành cho người mẹ; Người bày tỏ tình cảm là nhân vật “tôi” – người con; Mạch cảm xúc của bài thơ là hồi ức về người mẹ, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
  • Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc: nắng mới, áo đỏ, nét cười đen nhánh, ánh trưa hè… góp phần khắc họa hình ảnh người mẹ bình dị, tần tảo; Biện pháp tu từ hoán dụ “áo đỏ” chỉ người mẹ…

– Tác giả Lưu Trọng Lư (1911 – 1991), quê ở Quảng Bình. Ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ đã khởi xướng cho phong trào Thơ mới. Một số tác phẩm tiêu biểu như Tiếng thu (thơ, 1939); Khói lam chiều (truyện, 1941); Hồng Gấm, tuổi hai mươi (kịch thơ, 1973)…

Tham khảo thêm:   Mẹo phối đồ đi chơi cá tính cho bạn gái dạo phố thêm thu hút

– Cảm xúc, tâm trạng của em khi đón ánh nắng mới: sung sướng, tươi vui.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Ở các khổ 2, 3: “Tôi” nhớ về ai? Chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành động trong các khổ thơ.

  • “Tôi” nhớ về người mẹ.
  • Từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc: áo đỏ, nụ cười đen nhánh
  • Từ ngữ, hình ảnh thể hiện hành động: hắt bên song, gáy não nùng,

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể nào? Chỉ ra vần, nhịp của bài thơ.

  • Bài thơ được viết theo thể thơ bảy chữ.
  • Vần chân: thời – phơi
  • Nhịp thơ linh hoạt, đa dạng: 3/4, 4/3, 2/5.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ Nắng mới là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về ai?

Bài thơ Nắng mới là lời của người con, bộc lộ cảm xúc về người mẹ.

Câu 2. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?

A. Một hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cho cảm xúc của tác giả

B. Một sự việc gây ấn tượng sâu sắc cho tác giả

C. Một đề tài khái quát nội dung của cả bài thơ

D. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả

Gợi ý: A

Câu 3. Bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Chỉ ra các từ láy và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tâm trạng ấy.

– Bài thơ thể hiện tâm trạng yêu thương, trân trọng và nỗi nhớ dành cho người mẹ của tác giả.

– Các từ láy gồm não nùng, chập chờn; Các từ láy góp phần diễn tả tâm tư, tình cảm của tác giả một cách chân thực hơn.

Tham khảo thêm:   Truyện Cổ tích Việt Nam

Câu 4. Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc họa về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của tác giả?

– Ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc họa về người mẹ: nắng mới, áo đỏ, nét cười đen nhánh.

– Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên với vẻ bình dị, tần tảo và giàu đức hy sinh.

Câu 5. Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?

– Không thể hoán đổi vị trí của hai động từ hắt, reo.

– Vì chúng được đặt trong những ngữ cảnh khác nhau với vai trò, ý nghĩa khác nhau:

  • Động từ “hắt” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới hắt bên song”: chỉ luồng ánh sáng được chiếu vào song cửa – chi tiết này đã khơi gợi, đánh thức tâm tư, kỉ niệm ùa về của tác giả về người mẹ.
  • Động từ “reo” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”: chỉ ánh nắng tạo nên một không gian sinh động, qua đó ta thấy được tình cảm gắn bó, nỗi nhớ da diết của tác giả.

Câu 6. Trong kí ức tuổi thơ của nhân vật ‘tôi” ở bài “Nắng mới”, người mẹ hiện lên qua những hình ảnh được lựa chọn, để lại ấn tượng sâu đậm cho tác giả. Với em, hình ảnh, chi tiết nào về người mẹ của mình khiến em thấy yêu thương nhất? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Way Back Home

Gợi ý:

Mẹ của tôi là một người phụ nữ vĩ đại. Mẹ không chỉ giỏi việc nước, mà còn đảm việc nhà. Hình ảnh đôi bàn tay của mẹ lúc nào cũng tất bật làm việc khiến tôi cảm thấy yêu thương. Đôi bàn tay nhỏ bé, với những vết chai sần nhưng lại thật ấm áp. Công việc của mẹ là một bác sĩ, vì vậy đôi bàn tay đó đã cứu sống cho biết bao bệnh nhân. Khi trở về gia đình, công việc nội trợ cũng là do đôi bàn tay của mẹ chăm lo. Tôi cảm thấy mẹ giống như siêu nhân, có thể làm mọi việc, từ giặt quần áo, nấu cơm hay dọn dẹp nhà cửa. Dù bận rộn, nhưng mẹ cũng luôn quan tâm và chăm sóc mọi người. Tôi luôn cảm nhận được tình yêu thương của mẹ dành cho mình. Những lúc tôi bị ốm, mẹ lại chăm sóc cho tôi. Mẹ nấu cháo cho tôi ăn, giúp tôi uống thuốc. Suốt đêm, mẹ thức trông tôi ngủ. Nhiều lúc, đôi bàn tay của mẹ còn tiếp thêm cho tôi sức mạnh để vượt qua khó khăn. Dần trưởng thành, tôi thêm cảm nhận được nỗi vất vả của mẹ hơn. Và từ đó, tôi thêm yêu thương và trân trọng mẹ. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt, luôn ngoan ngoãn để mẹ cảm thấy tự hào.

Xem thêm: Chia sẻ hình ảnh, chi tiết về người mẹ khiến em thấy yêu thương nhất

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nắng mới Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 42 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *