Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Mưa xuân (II) Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 40 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Mưa xuân (II) của Nguyễn Bính hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ Văn lớp 8.

Soạn bài Mưa xuân (II)
Soạn bài Mưa xuân (II)

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Mưa xuân (II). Nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Mưa xuân (II)

Câu 1. Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được miêu tả qua bài thơ?

Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ tươi đẹp, tràn đầy sức sống:

  • Thiên nhiên trong cơn mưa xuân: cây cam, cây quýt cành giao nối; tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần; bươm bướm bay không ướt cánh; cỏ dại nở hoa xanh; trâu kềnh bụng; cò bay là mặt ruộng…
  • Con người: Người đi trẩy hội đầu phơi trần như để tận hưởng cơn mưa xuân.

Câu 2. Tác giả thể hiện cảm xúc gì trong bài thơ?

Tác giả đã thể hiện cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trước khung cảnh thiên nhiên trong cơn mưa xuân.

Câu 3. Cách cảm nhận của tác giả về thiên nhiên gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên?

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Honkai Impact 3

Con người và tự nhiên có mối quan hệ gắn bó khăng khít, gần gũi và có sự giao hòa với nhau.

* Đôi nét về tác giả Nguyễn Bính:

– Nguyễn Bính (1918 – 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.

– Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo.

– Quê ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Động (nay thuộc xã Công Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

– Năm 13 tuổi, ông đã biết làm thơ. Đến năm 19 tuổi, ông nhận được giải khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn.

– Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định.

– Thơ của Nguyễn Bính mang đậm phong vị dân gian, đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Trước Cách mạng: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941), Mười hai bến nước (1942), Cây đàn tỳ bà (truyện thơ – 1944).
  • Sau Cách mạng: Ông lão mài gươm (1947), Gửi người vợ miền Nam (1955), Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ – 1958), Cô Son (chèo – 1961), Đêm sao sáng (1962), Người lái đò sông Vị (chèo – 1962)…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Mưa xuân (II) Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 40 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:  

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *