Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Mùa xuân chín – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 50 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng, với nhiều tác phẩm độc đáo, trong đó có bài thơ Mùa xuân chín. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 10. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Mùa xuân chín, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.

Soạn bài Mùa xuân chín
Soạn bài Mùa xuân chín

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được giới thiệu ngay sau đây. Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo để có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn bài Mùa xuân chín

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?

– Một số bài thơ như: “Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Xuân (Chế Lan Viên), Vội vàng (Xuân Diệu), Chiều xuân (Anh Thơ)…

– Một số câu thơ:

Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

(Xuân Diệu)

Câu 2. Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

Những bài thơ, câu thơ gợi tả vẻ đẹp của mùa xuân một cách độc đáo, thú vị.

Trong khi đọc

Chú ý:

– Các vần được gieo trong bài thơ.

– Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;

– Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.

Gợi ý:

– Các vần được gieo trong bài thơ: Vần ang (vàng, sang); ơi (trời, chơi); ây (mây, ngây); ang (làng, chang).

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ca Huế trên sông Hương Soạn văn 7 tập 2 bài 28 (trang 99)

– Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh: nắng ửng, khói mơ tan, sột soạt gió trêu tà áo biếc, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, tiếng ca vắt vẻo, nắng chang chang.

– Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường: gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị và thơ ngây, mùa xuân chính, bờ sông trắng.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?

  • Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi danh từ: mùa xuân và tính từ: chín.
  • Nhan đề gợi ra cảm giác mùa xuân đang đạt đến độ căng mọng, đẹp đẽ nhất.

Câu 2. Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?

Gợi ý:

Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.

Câu 3. Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:

– Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn từ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.

– Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?

Gợi ý:

– Bài thơ đã lựa chọn và kết hợp từ láy với danh từ, tính từ: lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang.

  • Từ láy “lấm tấm” gợi sự rơi rớt của ánh nắng, tạo nên sắc thái động cho cảnh vật.
  • Từ láy “sột soạt” giúp cụ thể hóa âm thanh của tiếng gió.
  • Từ láy “nắng chang chang” gợi tả mức độ của nắng rất gay gắt.

– Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân đang vào đúng độ “chín”: mọi thứ đều hoàn hảo, sắc xuân lan tỏa khắp mọi nơi, sức sống mãnh liệt.

Tham khảo thêm:  

Câu 4. Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

– Cách ngắt nhịp: Khổ 1: 4/3; Khổ 2: 2/2/3; Khổ: 3: 4/3; Khổ 4: 2/2/3

– Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân: vàng, sang (khổ 1); trời, chơi (khổ 2); mây, ngây (khổ 3); làng, chang (khổ 4).

– So sánh với bài thơ Sông núi nước Nam cần phải tuân theo quy định của thể loại thơ Đường luật:

  • Cách ngắt nhịp: 4/3
  • Cách gieo vần đúng theo luật: vần chân (cư – hư – thư).

=> Mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chính: Không quá chặt chẽ, vận dụng một cách linh hoạt để góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm được gửi gắm trong bài thơ.

Câu 5. Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

– Con người được thể hiện qua hình ảnh:

  • Bao cô thôn nữ hát trên đồi/Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
  • Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.
  • Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín
  • Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.

– Hình ảnh là đối tượng quan sát: những cô thôn nữ hát trên đồi, có người đã lấy chồng bỏ cuộc chơi; Hình ảnh nằm trong tâm tưởng: chị ấy năm nay còn gánh thóc.

Câu 6. Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ là phương tiện giúp bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Tham khảo thêm:   Thuyết minh về cách làm bánh trôi nước (3 Dàn ý + 5 mẫu) Thuyết minh cách làm món ăn hay nhất

Câu 7. Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ có cảm nhận tinh tế, tâm hồn sâu sắc khi cảm nhận được “độ chín” của mùa xuân.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.

Gợi ý:

Bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Từ gợi cho em nhiều ấn tượng. Trong đó, em cảm thấy thích nhất câu thơ: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Tác giả đã diễn đạt một cách rất tinh tế hình ảnh làng quê trong buổi bình minh. Hình ảnh “làn nắng ửng” gợi ra cái nắng bắt đầu của một ngày, mang sự tươi mới, trong trẻo mà không chói chang, gay gắt như nắng trưa của mùa hè. Còn hình ảnh “khói mơ tan” gợi ra nhiều cách hiểu, đó có thể là làn khói tỏa ra từ căn bếp của các bà, các mẹ hoặc cũng có thể là làn sương vào sớm hòa với ánh nắng đang dần tan biến. Dưới màu vàng nhạt của nắng mới, hình ảnh “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng” gợi ra một không gian làng quê thật yên bình, xưa cũ. Màu vàng của nắng cùng với màu vàng của những mái nhà trăng tạo nên một gam màu ấm áp. Câu thơ gợi ra một không gian như ngập tràn nắng mới thể hiện hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống. Với câu thơ này, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp thiên nhiên, cùng như nét độc đáo trong sử dụng ngôn từ của Hàn Mặc Tử.

Xem thêm: Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Mùa xuân chín – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 50 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *