Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Một mái nhà chung (trang 130) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 34 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Tiếng Việt 3: Một mái nhà chung – Tuần 34 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, viết, luyện tập và vận dụng củaBài 30 chủ đề Trái đất chúng mình SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 130, 131, 132, 133.

Qua đó, còn giúp các em ôn chữ viết hoa M, N, V, viết đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất thật hay. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Đọc: Một mái nhà chung

Khởi động

Theo em, nhan đề bài thơ dưới đây muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

Nhan đề bài thơ là “Một mái nhà chung”, nhan đề muốn nói rằng: chúng ta đều đang sống dưới một mái nhà chung đó bầu trời, Trái Đất.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Bài thơ nhắc đến mái nhà riêng của những con vật nào?

Trả lời:

Bài thơ nhắc đến mái nhà riêng của chim, cá, dím, ốc.

Câu 2 Ghép từ ngữ ở A với từ ngữ ở B để nói đúng đặc điểm ngôi nhà của từng con vật.

Một mái nhà chung

Trả lời:

Một mái nhà chung

Câu 3: Giới thiệu về mái nhà riêng của các bạn nhỏ trong bài thơ.

Trả lời:

– Mái nhà của em / Nghiêng giàn gấc đỏ

Tham khảo thêm:   Quả na bao nhiêu calo? Ăn nhiều có tốt không?

– Mái nhà của bạn / Hoa giấy lợp hồng.

Câu 4: Mái nhà chung của muôn loài là gì?

Trả lời:

Mái nhà chung của muôn loài là bầu trời xanh, rực rỡ vòm cao, bảy sắc cầu vồng.

Câu 5: Em muốn nói điều gì với những người bạn sống cùng dưới mái nhà chung?

* Học thuộc lòng 4 khổ thơ em thích.

Trả lời:

Em muốn nói với các bạn rằng hãy sống yêu thương, san sẻ, đùm bọc lẫn nhau. Cùng nhau bảo vệ mái nhà chung.

Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa M, N, V

Câu 1: Viết tên riêng: Việt Nam

Câu 2: Viết câu:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

(Theo Bảo Định Giang)

Soạn bài phần Luyện tập

Luyện từ và câu

Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Biển, tiết kiệm nước, phá rừng, sông, núi, bảo vệ động vật hoang dã, đồi, rừng, sử dụng túi ni lông, trồng rừng, lãng phí nước, đại dương, sa mạc, tiết kiệm điện.

Xếp các từ ngữ

Trả lời:

Các dạng địa hình của

Trái Đất

Hoạt động bảo vệ

Trái Đất

Hoạt động gây hại cho

Trái Đất

Biển, sông, núi, đồi, rừng, đại dương, sa mạc

Tiết kiệm nước, bảo vệ động vật hoang dã, trồng rừng, tiết kiệm điện

Phá rừng, sử dụng túi ni lông, lãng phí nước

Câu 2: Cùng bạn hỏi – đáp về nội dung tranh. Viết vào vở câu hỏi, câu trả lời của em và bạn.

Mẫu:

  • Cô công nhân đang làm gì?
  • Cô ấy đang phát cỏ.

ùng bạn hỏi – đáp

Trả lời:

– Chú ấy lôi xuống sông làm gì?

Chú ấy đang vớt rác thải dưới sông lên

– Cô chú ấy đang làm gì?

Cô chú ấy đang dọn cỏ cho cây

– Tại sao phải dọn cỏ và rác?

Dọn cỏ và rác để giữ gìn vệ sinh nguồn nước, bảo vệ môi trường.

Câu 3: Chuyển những câu dưới đây thành câu cảm hoặc câu khiến:

Tham khảo thêm:   Bài tập nâng cao Hình học 7 Toán Hình 7 nâng cao

a. Nước hồ trong xanh.

b. Ánh nắng rực rỡ.

c. Chúng ta cùng bỏ rác đúng nơi quy định.

d. Cả lớp có ý thức tiết kiệm giấy viết.

Trả lời:

a. Nước hồ trong xanh quá!

b. Ánh nắng thật rực rỡ làm sao!

c. Chúng ta hãy nhớ bỏ rác đúng nơi quy định!

d. Cả lớp hãy có ý thức tiết kiệm giấy viết!

Luyện viết đoạn

Câu 1: Sưu tầm và chia sẻ với bạn tranh ảnh về Trái Đất.

Trái Đất

Câu 2: Viết đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất.

Gợi ý:

a. Giới thiệu bức tranh về Trái Đất (tên bức tranh, người vẽ,…).

b. Tả bức tranh:

  • Những sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh
  • Màu sắc, hình ảnh nổi bật của bức tranh
  • Ý nghĩa của bức tranh

c. Nêu cảm nghĩ của em khi ngắm bức tranh.

Trả lời:

Trái Đất

Đây là bức tranh về Trái Đất mà em yêu thích. Bức tranh được vẽ một cách sinh động với hình ảnh hai bàn tay nâng quả địa cầu ở trung tâm. Hai bên chia thành hai thái cực trái ngược nhau. Một bên là hình ảnh con người đang cùng nhau trồng cây, gây rừng, bầu trời trong xanh, ấm áp. Một bên là hình ảnh con người chặt phá rừng, đốt rừng, những cảnh cây trơ trụi, tan tác. Bức tranh sử dụng những màu sắc nóng, lạnh để thể hiện rõ sự khác biệt của hai hoạt động trong tranh. Bức tranh muốn gửi gắm thông điệp rằng chúng ta hãy nâng niu Trái Đất bằng cách trồng cây, gây rừng và lên án hành vi phá hoại rừng. Ngắm nhìn bức tranh, em cảm thấy bản thân cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất của chúng ta.

Câu 3: Trao đổi bài làm với bạn để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.

Soạn bài phần Vận dụng

Câu 1: Tìm đọc sách báo viết về hành tinh xanh của chúng ta.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Tả chiếc cặp sách của em (10 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 2

Trả lời:

Thần Gió và Mặt Trời

Sau khi gây ra thiên tai, bão táp làm đổ sập nhà cửa, cây cối, thần Gió càng lúc càng tỏ ra ngạo mạn.

Một hôm, thần Gió và Mặt Trời tranh cãi xem ai là kẻ mạnh nhất. Nhìn xuống mặt đất, thấy một khách bộ hành khoác chiếc áo tơi đang đi, Mặt Trời bảo:

– Chẳng cần cãi nhau làm gì. Hễ ai làm cho người khách bộ hành kia phải cởi chiếc áo ra sẽ thắng cuộc và là kẻ mạnh nhất!

Thần Gió bắt đầu dương oai, thổi làm cát bụi bốc lên mù mịt, cây cối đổ rạp. Những cơn cuồng phong liên tiếp nổi lên, kèm với cái lạnh buốt da, buốt thịt. Tuy nhiên, gió càng lớn chừng nào thì người bộ hành càng cố giữ chặt chiếc áo tơi của mình, làm cho thần Gió không cách nào lột được chiếc áo kia ra.

Đến phiên Mặt Trời, từ trong đám mây đen, Mặt Trời từ từ ló dạng. Những tia nắng vàng tỏa ra khắp nơi, làm người bộ hành cảm thấy ấm áp, thoải mái. Mặt Trời càng lúc càng nóng ấm. Thế rồi người bộ hành tự động cởi bỏ chiếc áo tơi vô dụng kia ra.

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu:

PHIẾU ĐỌC SÁCH
Tên bài: (……) Tên cuốn sách: (……)
Tác giả: (……) Nhân vật: (……)
Nội dung chính: (……) Điều ấn tượng nhất: (……)
Mức độ yêu thích: (……)

Trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH
Tên bài: Thần Gió và Mặt Trời Tên cuốn sách: Truyện ngụ ngôn Ê-dốp
Tác giả: Dân gian Nhân vật: Thần Gió, Mặt Trời, người khách bộ hành
Nội dung chính: Truyện ngụ ý khuyên bảo chúng ta cần phải khéo léo khi muốn thay đổi quan điểm của người khác. Điều ấn tượng nhất: Ý nghĩa gửi gắm trong câu chuyện.
Mức độ yêu thích: 5 sao

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Một mái nhà chung (trang 130) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 34 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *