Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt Soạn văn 12 tập 2 tuần 29 (trang 142) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tác giả muốn gửi gắm thông điệp được sống là người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn cố và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học sinh sẽ được tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm này.

Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 12: Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Mời tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 1

Soạn văn Hồn Trương Ba, da hàng thịt chi tiết

I. Tác giả

– Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức.

– Cha của ông là nhà viết kịch Lê Quang Thuận, chính vì vậy từ nhỏ Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ tài năng.

– Từ năm 1965 – 1970, ông vào bộ đội và phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân.

– Từ 1970 – 1978, ông xuất ngũ rồi làm nhiều nghề để kiếm sống.

– Từ 1978 – 1988, ông là biên tập viên của tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói.

– Trước khi đến với kịch nói, ông từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh.

– Vở kịch đầu tay là Sống mãi với thủ đô (viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ).

– Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam.

– Ngày 29 tháng 8 năm 1988, ông qua đời giữa lúc tài năng đang nở rộ nhất trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ 5 cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

– Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Một số tác phẩm:

  • Thơ: Hương cây (1968, in chung trong tập Hương cây – Bếp lửa với Bằng Việt), Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993)…
  • Kịch: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc vô và vô tận, Tôi và chúng ta…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Hồn Trương Ba, da hàng thịt viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng.

– Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được công diễn nhiều lần ở trong nước và ngoài nước.

– Đoạn trích trong SGK trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

2. Tóm tắt

Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa chết. Khi trú nhờ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp phải rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, ngay đến gia đình của ông cũng cảm thấy xa lạ… Bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống trái với tự nhiên. Đặc biệt là khi xác anh hàng thịt đã làm cho Trương Ba nhiễm một vài thói xấu. Trước nguy cơ bị tha hóa, ông đã quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt, còn mình thì chấp nhận cái chết.

Xem thêm: Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt

3. Bố cục đoạn trích

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này”: Cuộc đối thoại giữa hồn và xác.
  • Phần 2 . Tiếp theo đến “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần”: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và mọi người trong gia đình.
  • Phần 3. Còn lại: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích; quyết định của Trương Ba.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác

a. Hồn Trương Ba:

– Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

Tham khảo thêm:   Cách cài đặt và gỡ bỏ Add-in trong Excel

– Xem xác anh hàng thịt chỉ là cái vỏ bên ngoài: âm u, đui mù, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém.

=> Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt.

– Thái độ: từ chối quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng.

b. Xác anh hàng thịt:

– Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt.

– Thái độ: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế.

=> Cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng.

2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và mọi người trong gia đình

a. Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn

b. Những người thân trong gia đình:

– Vợ Trương Ba: đau đớn trước sự thay đổi của Trương Ba: “ông đâu còn là ông”, một mực muốn rời khỏi gia đình “đi cày thuê làm mướn ở đâu cũng được… đi biệt”.

– Cháu gái: không chịu nhận ông, cho rằng ông nội của mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ “Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn của ông tôi nữa!… chân ông to bè như cái xẻng, giẫm nát lên cả cây sâm quý mới ươm”.

– Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với Trương Ba hơn trước nhưng vẫn không nhận ra Trương Ba của trước đây nữa.

=> Mỗi người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

– Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.

3. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích; quyết định của Trương Ba

a. Trương Ba đã tự nhận ra: Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa.

b. Quan điểm khác biệt giữa Trương Ba và Đế Thích:

– Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.

– Trương Ba:

  • Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
  • “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”.

– Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba: Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết.

– Phép thử của Đế Thích: Trương Ba sẽ nhập vào xác cu Tị.

– Kết quả: Trương Ba đã yêu cầu Đế Thích để cho cu Tị sống còn mình thì chết.

Tổng kết: 

– Nội dung: Qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tác giả muốn gửi gắm thông điệp được sống là người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn cố và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

– Nghệ thuật: xây dựng tình huống xung đột kịch độc đáo, ngôn ngữ đối thoại đậm chất triết lí, độc thoại nội tâm giúp bộc lộ tính cách nhân vật…

Soạn văn Hồn Trương Ba, da hàng thịt ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.

– Hồn Trương Ba: đại diện cho tâm hồn của con người.

– Xác anh hàng thịt: đại diện cho thể xác của con người.

=> Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt đã gửi gắm hàm ý: Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

Câu 2. Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu), anh (chị) nhận thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng thái bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó.

– Nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng thái bất ổn và phải chịu đau khổ đó là khi hồn Trương Ba sống trong xác hàng thịt, nhưng hồn và xác không có sự hài hòa. Xác hàng thịt đã làm thay đổi con người của Trương Ba, ảnh hướng những thói xấu đến Trương Ba và người nhà của ông đã cảm nhận được sự thay đổi đó.

Tham khảo thêm:   Hoa hồng Juliet là hoa gì? Ý nghĩa và cách trồng chi tiết

– Thái độ của Trương Ba trước những rắc rối đó: đầu tiên là phủ nhận sự ảnh hưởng của thể xác, đau đớn trước sự thay đổi của bản thân và nhận ra không thể tiếp tục sống như vậy nữa.

Câu 3. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống. Theo anh (chị), Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết!” có đúng không? Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa gì?

– Sự khác biệt về quan niệm sống:

  • Với Đế Thích: chỉ cần còn sống là được tồn tại dù đôi khi người ta không được là mình toàn vẹn (Ngọc Hoàng và thần tiên cũng vậy) và có thể sống bằng mọi giá (Đế Thích nói với Trương Ba: Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào).
  • Trương Ba: sự sống phải có ý nghĩa, có niềm vui và phải sống đúng là mình (tôi muốn được là tôi toàn vẹn, không thể sống với bất cứ giá nào được). Sống không là mình toàn vẹn còn khổ hơn là cái chết.

– Việc Trương Ba trách Đế Thích – người đem lại cho mình sự sống là đúng đắn. Bởi Đế Thích chỉ quan tâm đến việc Trương Ba tiếp tục được sống, chứ không quan tâm đến việc Trương Ba sẽ sống như thế nào. Việc đưa hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt đã khiến cho tâm hồn và thể xác trở nên mâu thuẫn.

– Ý nghĩa của màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích:

  • Sự sống đáng quý nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.
  • Sự sống chỉ có ý nghĩa và con người chỉ thấy thanh thản khi sống là chính mình, hài hòa giữa bên ngoài và bên trong, sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
  • Mọi sự chắp vá, gượng ép chỉ đem đến lại đau khổ cho bản thân và người xung quanh.

Câu 4. Khi Trương Ba nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?

Nguyên nhân khi Trương Ba nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích dị cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối:

– Trương Ba đã nhận ra được một loại những rắc rối đằng sau việc này: phải giải thích cho chị Lụa và người thân trong gia đình (đặc biệt là cái Gái – cháu gái của mình nhưng cũng là bạn thân của cu Tị, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, tạo cơ hội cho bọn lý trưởng sách nhiễu, thu lợi (“Tôi, một ông già gần 60… Làm trẻ con không phải dễ”)

– Dù tiếp tục được sống trong xác cu Tị hay xác ai thì Trương Ba cũng không được là mình toàn vẹn và tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.

– Không được sống đúng với tuổi tác, thời đại của mình ( “Để rồi chẳng bao lâu nữa… Vô lý lắm”)

Câu 5. Cảm nghĩ của anh (chị) sau khi đọc đoạn kết.

– Đoạn kết: Hồn Trương Ba chấp nhận cái chết, cu Tị được sống lại. Sau đó hồn Trương Ba hiện về trò chuyện với vợ, và hình ảnh cu Tị và cái Gái trong vườn cây.

– Cảm nhận: một cái kết hợp lí, có hậu nếu xét theo ý nghĩa đó là kết quả của cuộc đấu tranh giữa khao khát được sống, nhưng không chấp nhận cuộc sống giả dối, không được là chính mình.

II. Luyện tập

Giả định Đế Thích cho Trương Ba được quyền sống (không phải mượn) trong xác hàng thịt hoặc hồn Trương Ba nhập vào cu Tị và Trương Ba đồng ý, theo anh (chị), cuộc sống của Trương Ba khi đó sẽ như thế nào? Trình bày ý tưởng về những rắc rối sẽ xảy ra và viết một lớp kịch ngắn về điều đó.

Gợi ý:

– Chị Lụa không chấp nhận sự thật con trai mình là Trương Ba, sang nhà đòi lại con trai.

– Mọi người trong gia đình của Trương Ba vẫn không thể chấp nhận được Trương Ba.

– Đặc biệt là Cái Tí không chấp nhận, có thể cảm thấy sợ hãi khi bạn mình (cu Tị) lại trở thành ông nội.

Tham khảo thêm:  

– Trương tuần, lý trưởng lại được dịp đó mà tìm cách thu lợi cho mình.

– Đặc biệt là Trương Ba: không được sống trọn vẹn (thể xác là của một đứa trẻ nhưng suy nghĩ lại của một ông già), lo lắng về tương lai (Để rồi… lộc trời).

Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 2

Câu 1. Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.

Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tác giả muốn gửi gắm hàm ý rằng sự sống của con người chỉ thực sự có ý nghĩa khi được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

Câu 2. Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu), anh (chị) nhận thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng thái bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó.

– Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu), có thể thấy rằng nguyên nhân khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng thái bất ổn và phải chịu đau khổ là: Hồn Trương Ba sống trong xác hàng thịt, nhưng hồn và xác không có sự hài hòa. Xác có nhiều tính xấu, làm ảnh hưởng đến phần tốt đẹp của hồn khiến cho người thân không còn nhận ra, còn bản thân Trương Ba thì cảm thấy chán ghét.

– Thái độ của Trương Ba trước những rắc rối đó: Đầu tiên, Trương Ba phủ nhận sự ảnh hưởng của xác, đau đớn trước sự thay đổi của bản thân và nhận ra không thể tiếp tục sống như vậy nữa.

Câu 3. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống. Theo anh (chị), Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết!” có đúng không? Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa gì?

– Sự khác biệt về quan niệm sống:

  • Với Đế Thích: Có thể sống dù không được là mình toàn vẹn (Ngọc Hoàng và thần tiên cũng vậy), sống bằng mọi giá (Đế Thích nói với Trương Ba: Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào).
  • Trương Ba: Sự sống phải có ý nghĩa, có niềm vui và phải sống đúng là mình (tôi muốn được là tôi toàn vẹn, không thể sống với bất cứ giá nào được).

– Việc Trương Ba trách Đế Thích là đúng đắn. Bởi Đế Thích chỉ quan tâm đến việc Trương Ba tiếp tục được sống, chứ không quan tâm đến việc Trương Ba sẽ sống như thế nào, từ đó gây ra một loạt những bi kịch sau này.

– Ý nghĩa của màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích:

  • Sự sống đáng quý nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.
  • Sự sống chỉ có ý nghĩa và con người chỉ thấy thanh thản khi sống là chính mình, hài hòa giữa bên ngoài và bên trong, sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
  • Mọi sự chắp vá, gượng ép chỉ đem đến lại đau khổ cho bản thân và người xung quanh.

Câu 4. Khi Trương Ba nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?

– Trương Ba thấy được những rắc rối của việc nhập vào xác cu Tị: phải giải thích cho chị Lụa và người thân trong gia đình (đặc biệt là cái Gái – cháu gái của mình nhưng cũng là bạn thân của cu Tị), có khi phải sang nhà chị Lụa ở, tạo cơ hội cho bọn lý trưởng sách nhiễu, thu lợi…

– Dù tiếp tục được sống trong xác cu Tị hay xác ai thì Trương Ba cũng không được là mình toàn vẹn và tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.

– Không được sống đúng với tuổi tác, thời đại của mình (“Để rồi chẳng bao lâu nữa… Vô lý lắm”)

Câu 5. Cảm nghĩ của anh (chị) sau khi đọc đoạn kết.

– Đoạn kết: Hồn Trương Ba chấp nhận cái chết, cu Tị được sống lại. Sau đó hồn Trương Ba hiện về trò chuyện với vợ, và hình ảnh cu Tị và cái Gái trong vườn cây.

– Cảm nhận: Kết thúc hợp tình, hợp lí. Đoạn kết là cả một quá trình đấu tranh của hồn Trương Ba giữa khao khát được sống với mong muốn được làm chính mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt Soạn văn 12 tập 2 tuần 29 (trang 142) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *