Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Hịch tướng sĩ Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 109 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Hịch tướng sĩ, nhằm giúp học sinh khi chuẩn bị bài.

Soạn bài Hịch tướng sĩ
Soạn bài Hịch tướng sĩ

Các bạn học sinh lớp 8 hãy cùng tham khảo để có thể chuẩn bị cho bài nói và nghe một cách tốt nhất.

Soạn bài Hịch tướng sĩ

1. Chuẩn bị

Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao, lời văn giàu tính nhạc điệu…

2. Đọc hiểu

Câu 1. Nội dung chính của phần 2 là gì?

Vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng.

Câu 2. Những thái độ, hành động nào bị tác giả phê phán?

– Thái độ bàng quan trước vận mệnh của đất nước: nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn; làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm.

– Ăn chơi, hưởng lạc: lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát.

Tham khảo thêm:   Cách đổi Inch sang cm trong Word 2016

Câu 3. Việc nêu lên hậu quả nhằm mục đích gì?

Thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm của binh sĩ, để họ tự nhìn nhận lại bản thân từ đó thay đổi suy nghĩ và hành động của mình.

Câu 4. Những vấn đề nào được nêu lên ở đoạn cuối phần 3?

Khuyên răn họ nêu cao tinh thần cảnh giác, thuyết phục họ rèn luyện, học tập theo “Binh thư yếu lược” để củng cố sức mạnh quân đội.

Câu 5. Câu hỏi “Vì sao vậy?” nhằm giải thích cho điều gì?

Câu hỏi nhằm giải thích, gợi mở cho nội dung ở phần cuối.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.

– Mục đích: Khơi gợi lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước của binh sĩ, thuyết phục họ chuyên tâm rèn luyện Binh thư yếu lược.

– Đối tượng: Binh sĩ

Câu 2. Trình bày bố cục của bài hịch, cho biết luận điểm của từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.

– Bài hịch bố cục thành 4 đoạn.

  • Phần 1. Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ta cũng vui lòng”: Vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “vui vẻ phỏng có được không?”: Sai trái của tướng sĩ dưới quyền.
  • Phần 4. Còn lại: Lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”.
Tham khảo thêm:   Cách sử dụng RecordScreen.io quay màn hình không cần cài đặt phần mềm

– Vai trò của từng phần:

  • Phần 1: Thông qua tấm gương của các trung thần thuở trước để nhắc nhở binh sĩ chân lí: những tấm gương trung thần nghĩa sĩ sẽ được lưu danh sử sách, từ đó khơi gợi ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với đất nước.
  • Phần 2: Khơi gợi lòng căm thù giặc của binh sĩ, giúp họ hiểu được tấm lòng của một vị chủ tướng.
  • Phần 3: Nhắc lại ân tình của Trần Quốc Tuấn với binh sĩ để nhắc nhở lòng trung thành và cách sống hợp đạo lí, qua đó phân tích cho binh sĩ những sai lầm của bản thân và cần thay đổi.
  • Phần 4: Kêu gọi binh sĩ chuyên tâm học tập Binh thư yếu lược.

Câu 3. Hãy chỉ ra cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch (Gợi ý: Vì sao tác giả mở đầu bài hịch bằng cách nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ? Vì sao tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ? Lời khuyên nhủ của tác giả dựa trên cơ sở nào?…).

Câu 4. Văn nghị luận không chỉ thuyết phục bằng lí lẽ mà còn bằng cả tình cảm, cảm xúc. Hãy dẫn ra một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn.

Câu 5. Nêu khái quát các giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài hịch.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về tầm quan trọng của việc học 3 Dàn ý & 16 bài nghị luận về học tập

Câu 6. Ngày nay, loại văn bản nào có mục đích và nội dung tương tự hịch? Theo em, khi nào thì người ta viết loại văn bản như thế?

Câu 7. Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Hịch tướng sĩ Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 109 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *